Trong 12 con Giáp, Rồng là loài động vật duy nhất không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Ở cả phương Đông và phương Tây, Rồng biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường và dường như chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của con người. Tuy nhiên, các sự kiện kim cổ đều củng cố cho khẳng định: Rồng có thật.
Sự khác biệt về Rồng phương Đông và phương Tây
Rồng (Long – 龍) được xưng là vạn thú chi vương (vua của mọi loài thú), là biểu tượng của bậc Đế vương thời xưa tại phương Đông, và cũng là thần vật uy nghiêm, thần thánh.
Có nhiều miêu tả về Rồng phương Đông khác nhau qua các triều đại khác nhau. Thân Rồng dài có vảy phủ kín giống như cá, có bờm giống bờm sư tử, sừng như sừng hươu, râu hùm, móng chim ưng, có thể sinh sống trong nước sông, hồ, biển, dâng lên từng trận sóng cả, vừa có thể đi lại tự nhiên trên mặt đất, lại có thể bay thẳng lên trời, nuốt gió phun mưa.
Ở phương Tây, Rồng được miêu tả là loài bò sát to lớn giống như Khủng Long và có cánh, là sự tượng trưng cho cái ác chứ không phải là linh vật mang điều tốt lành như quan niệm của người châu Á.
Mỗi người dân Việt Nam từ thuở ấu thơ đều được học bài học vỡ lòng về truyền thống dòng giống Rồng Tiên, với huyền sử Lạc Long Quân – Âu Cơ.
Vậy Rồng có thật hay không? Câu trả lời rất đơn giản: “Rồng có thật.” Chúng ta cùng tìm hiểu về loài Rồng trong bài viết này.
Bộ xương Rồng ở Trung Quốc năm 2017
Vào giữa tháng 10 năm 2017 mạng Internet của Trung Quốc rộ lên một số video clip và hình ảnh của bộ xương của một động vật bí hiểm.
Thông tin cho thấy, người dân ở thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc, Trung quốc đã phát hiện thấy trên cánh đồng của địa phương đột nhiên xuất hiện một bộ xương động vật có chiều dài 18 mét, có xương đầu dài, miệng Rồng, phía trên đầu có 2 cái sừng.
Rất nhiều người cho rằng đây là xương của một con Rồng bị rơi xuống đất. Nhưng cũng có nhiều người cho rằng đây là bộ xương Rồng giả được tạo ra bởi xương bò hoặc nó là một đạo cụ để quay phim. Trong khi đó, chính quyền trung ương và địa phương Trung Quốc cùng các nhà khoa học hoàn toàn im lặng trước sự việc.
Nếu quan sát kỹ video quay được, ta sẽ thấy động vật này được chia làm 4 phần riêng biệt, phần đầu, phần cổ, phần thân và đuôi với các cấu tạo xương khác nhau. Đặc biệt, nó có 4 chân. Hình ảnh quay 2 chân trước cho thấy nó có móng vuốt sắc, giống như vuốt của chim ưng. Rất khó để nói rằng từ xương bò có thể tạo ra bộ xương này.
Còn nếu nói bộ xương này là một đạo cụ được tạo ra để quay phim thì hẳn đoàn phim sẽ ở đó và một đạo cụ phức tạp như thế này cũng nên được tạo ra trong trường quay để được bảo quản chứ không nên được tạo ra ở cánh đồng tự nhiên. Hơn nữa, người ta nên tạo ra đạo cụ là một con Rồng hoàn chỉnh, thay vì là bộ xương Rồng.
Tóm lại, khả năng đây là bộ xương của một con Rồng thật là rất cao.Tuy nhiên thông tin về bộ xương này đã bị hạn chế xuất hiện trên Internet ở Trung Quốc đại lục, nơi mà những điều chứng minh cho sự tồn tại của những điều huyền bí đều bị bài xích và kiểm duyệt.
Rồng bị thương, từ trên trời rớt xuống năm 1934
Vào ngày 28/7/1934, tại Doanh Khẩu, Liêu Ninh, Trung Quốc có một con Rồng từ trên trời rớt xuống, nằm thoi thóp, quằn quại trên mặt đất. Sau đó ít lâu, thân thể Rồng càng lúc càng khô héo, có chỗ đã bắt đầu thối rữa và sinh giòi bọ.
Người dân đương thời đã làm giàn che nắng cho Rồng, xách nước giội lên thân Rồng để nó không bị chết khô. Tuy nhiên vài ngày sau đó, con Rồng đột ngột biến mất một cách thần bí.
Nhưng chỉ hai mươi ngày sau, con Rồng lại xuất hiện lần thứ hai tại Doanh Khẩu. Lần này, những gì mọi người nhìn thấy chỉ là thi hài của nó, xác Rồng khi ấy nằm trong đám lau sậy cách cửa sông Liêu Hà chừng mười km, chỉ còn lại một bộ xương và chút thịt thối rữa, từ xa đã có thể ngửi thấy mùi xú uế bốc lên nồng nặc.
Sự kiện này được ghi lại trong “Biên niên sử thành Doanh Khẩu”. Tờ báo lớn của Trung Quốc khi đó là “Thịnh Kinh thời báo” còn phái người đến phỏng vấn, làm tường trình chi tiết, kèm theo cả ảnh chụp xác Rồng. Tiêu đề bài báo là: “Giáo sư trường thủy sản phát biểu: Loài giao Long mắc cạn chết”.
Vào năm 2004, ba nhân chứng đã tận mắt chứng kiến sự việc 1934 là Thái Thọ Khang, Hoàng Chấn Phúc và Trương Thuận Hỷ đã được giới truyền thông phỏng vấn, họ đã một lần nữa xác nhận và mô tả những gì tận mắt nhìn thấy khi còn trẻ.
“Khi ấy trời mây mù, con Rồng đó màu xám, di chuyển trong mây, di chuyển uốn éo như một con rắn, rồi rớt xuống đất. Con Rồng này so với Rồng trong các tranh cổ thì y chang, đầu nó to như đầu của một con bò đực, phía trên đỉnh đầu có hai sừng thẳng, bên miệng có râu, đặc biệt có hai cái râu dài, cặp mắt to lồi ra, thân dài chừng trên mười thước, trên thân có vảy, chân có bốn móng vuốt, giống như móng cá sấu vậy, còn cái đuôi trong khá giống như đuôi cá chép!”…
Bộ xương Rồng này sau đó đã biến mất một cách thần bí với người dân địa phương, nhưng chúng ta sẽ biết tung tích của bộ xương vào cuối bài viết.
Ghi chép khác về sự xuất hiện của Rồng năm 1944
Tháng 12/1989, chuyên mục “Những điều kỳ diệu trên thế giới” trong cuốn “Sách Trung Quốc và nước ngoài” tập 3, số 4 xuất bản bởi Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải đã có bài viết với tựa đề “Con Rồng đen tôi đã thấy”. Bài viết phỏng vấn ông Nhậm Điện Viễn, người đã trực tiếp nhìn thấy con Rồng dài hơn 10 mét rơi ở thôn Trần Gia Vi Tử, huyện Phù Du, tỉnh Hắc Long Giang, phía bắc của sông Tùng Hòa tháng 8/1944.
Ông Nhậm Điện Viễn cho biết, bản thân ông cùng cha ông và hơn 300 người khác đã nhìn thấy một sinh vật dài hơn 10 mét, màu đen, đầu của nó giống hệt như đầu của con Rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó.
Con vật này còn sống, nhưng thân nó đã thối rữa và bốc mùi xa hàng dặm. Sau một đêm mưa to, con vật đã biến mất, để lại một rãnh sâu nơi nó nằm và trườn đi trước khi “bay lên trời” mất tích. Sự kiện này bị người Nhật chặn tin tức và không cho phép ai bàn tán về nó.
Tương tự như vậy, có rất nhiều sách và sử đã ghi chép lại sự xuất hiện của những con Rồng trong quá khứ ở phương Đông và phương Tây.
>> Vài ghi chép trong sử sách về sự xuất hiện của con Rồng phương Đông
>> Chuyên gia nghiên cứu “Kinh Thánh”: Rồng thật sự tồn tại
Tiêu bản duy nhất của Rồng trên thế giới
Vậy, liệu có xác ướp hay hóa thạch có thể chứng minh sự tồn tại của con Rồng hay không? Có đấy, chỉ là tương đối hiếm thấy. Tại chùa Zuiryuji (Thụy Long), thành phố Takaoka, tỉnh Toyama, Nhật Bản còn trưng bày một tiêu bản Rồng dài khoảng 1 mét.
Theo ghi chép, vào năm Minh Trị thứ 4, tức là những năm 1870, một ngư dân Trung Quốc vô tình phát hiện ra con Rồng sắp chết này trên bờ biển Phúc Kiến, họ đã đánh nó bất tỉnh rồi bắt mang ra cảng bán.
Một doanh nhân người Nhật liền mua nó và mang về Nhật Bản tặng cho một vị quan địa phương, vị quan này sau đó đã tặng con Rồng cho chùa Thụy Long.
Tiêu bản Rồng này được trải qua xử lí chống phân hủy, bề ngoài trát đầy phấn vàng, trên đầu Rồng có sừng, bên miệng có râu dài, mắt to lớn, chân có ba vuốt, toàn thân được phủ đầy vảy, rất giống với con Rồng trong các tác phẩm điêu khắc, trong hết sức chân thực. Tiêu bản này chỉ dài khoảng 1 mét, có thể đây là con Rồng sơ sinh.
Đây là tiêu bản của Rồng đầy đủ duy nhất được công khai trên thế giới.
Lý giải của những người có công năng đặc dị về loài Rồng
Với những người tu luyện đã được khai mở con mắt thứ 3, có công năng đặc dị có thể nhìn các không gian khác hoặc quá khứ và tương lai, Rồng là loài vật có thật và rất quan trọng trong cả thế giới con người và thiên giới. Sau đây, chúng ta đến với một vài thông tin trích đoạn về loài Rồng trong bài viết “Truyền thuyết Long tộc” trên trang Chánh Kiến Net.
Rồng là loài Thần thú, có cảnh giới sinh mệnh cao thấp khác nhau, có thể phân chia thành ba cảnh giới: phàm Long, thiên Long và Thần Long.
Phàm Long là Rồng ở thế giới con người, sinh sống trong các sông, hồ, biển tại vùng đất của người da vàng, đó là vương các loài sinh vật sống dưới nước. Thiên Long là Rồng trong các tầng trời ở các không gian khác nhau trong tam giới, có nhiệm vụ hộ pháp hoặc làm mưa. Thần Long sinh sống trong thế giới thiên quốc ở bên ngoài tam giới của người da vàng, đây cũng là cảnh giới tối cao trong Long tộc. Rồng có bảy loại màu sắc là đen, trắng, đỏ, vàng, xanh lục, xanh lam, tím.
Thân hình của Rồng có thể tùy ý biến lớn thu nhỏ. Hải Long đực trưởng thành dài khoảng 70-80m, trên đầu có ba chùm râu dài, mỗi bên mũi có một chùm râu, dưới cằm có một chùm râu nữa. Vây trên lưng Rồng nhô ra, rất to và sắc nhọn, vây ở đuôi lại dài và mềm mại, vuốt Rồng to và sắc nhọn. Ánh mắt rực sáng, thân trước và sau trông rất oai phong lẫm liệt, có năng lượng cực mạnh chấn nhiếp đối phương. Hải Long cái thân dài khoảng 40-50m, chỉ có hai chùm râu tương đối ngắn ở hai bên mũi.
Một phân chi khác của Long tộc là giao Long, giao Long thống trị những vùng nước ngọt như sông, hồ, đầm. Đây là một loài Rồng được Thần tạo ra sống trong vùng nước ngọt, có ngoại hình khá giống với hải Long, điểm khác biệt là trên đầu giao Long chỉ có một chiếc sừng dài và vẩy ngắn hơn. Thân thể giao Long có màu nhạt hơn, chỉ có ba loại màu sắc chủ yếu là trắng, xám và xanh lục nhạt. Chiều dài thân thể cũng ngắn hơn so với hải Long, giao Long đực dài 40-50m, giao Long cái dài khoảng 30-40 mét. Hải Long và giao Long tuy là những loài sống ở các vùng nước khác nhau, nhưng đều có đầy đủ pháp lực thần thông của Long tộc, cho nên đều có thể tự do đi lại giữa sông hồ và biển.
Rồng có ba nhiệm vụ chủ yếu: một là cai quản, duy trì trật tự dưới biển, sông hồ trong vùng đất của người da vàng, thanh trừ các sinh mệnh gồm cả các loài thủy quái gây họa loạn ảnh hưởng tới trật tự của biển, sông, hồ cùng các âm linh và các sinh mệnh phụ diện trên mặt đất và dưới mặt đất. Hai là phụ trách việc tạo mây làm mưa. Ba là hộ pháp, trấn thủ các hoàng lăng và hộ pháp, bảo vệ cho những người tu đạo trong tam giới.
Ngày xuân phân hàng năm là thời điểm Rồng bay lên trời, Long Vương và Giao Vương ở tầng thứ khác nhau sẽ bay đến thiên giới ở các tầng trời khác nhau trong tam giới để báo cáo, tổng kết các sự kiện lớn phát sinh trong khu vực họ quản lý và kết quả xử lý trong năm qua, rồi nhận sứ mệnh và nhiệm vụ mới mà thiên thượng giao phó trong năm mới. Còn ngày đông chí hàng năm là ngày mà Long tộc sẽ đến các vùng nước sâu để chuẩn bị sinh sản. Năm này qua năm khác lặp lại như vậy.
Rồng trong tam giới do cảnh giới khác nhau nên tuổi thọ cũng khác nhau, thậm chí là rất lớn. Phàm Long trong tầng không gian này của chúng ta có tuổi thọ khoảng 1.000 năm, Thiên Long trong các tầng trời khác nhau trong tam giới thường có tuổi thọ từ 1.500 đến 3.000 năm, tầng thứ càng cao thì tuổi thọ càng dài.
Cũng theo bài viết này, con Rồng rơi tại Doanh Khẩu năm 1934 là con trai thứ 5 của Bột Hải Long Vương, phụng lệnh trấn thủ và hoàng lăng (lăng mộ của vua) nơi chôn giữ thân thể của hoàng đế Lý Trị triều Đường và lăng mộ nơi chôn quần áo và di vật của Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên con Rồng này đã bộc phát ma tính và sát hại nhiều sinh linh nên đã bị Thái Bạch Kim Tinh dùng “Đồ Long kiếm” chém, thu lấy hồn phách và giam ở địa ngục, còn bộ xương của Rồng thì rơi xuống Doanh Khẩu.
Bộ xương Rồng năm 1934 tại Doanh Khẩu sau đó bị chế thành tiêu bản, đặt ở viện bảo tàng của Trường cao cấp thủy sản trung học Doanh Khẩu, lúc đó là thời kỳ Nhật Bản thống trị Trung Quốc. Người Nhật sau khi biết tin đã chuyển bộ xương Rồng đến Trường Xuân, sau đó bí mật chuyển về Nhật để hoàng thất Nhật Bản cất giữ, bí mật thờ phụng trong chùa, không cho mọi người biết.
Trong thời đại được coi là khoa học kỹ thuật phát triển này, con người cho rằng bản thân mình hiểu biết rất nhiều về lịch sử trái đất, kỳ thực những gì họ biết chỉ là bề mặt nông cạn, rất nhiều chân tướng phía sau các hiện tượng tự nhiên thì khoa học thực chứng không có cách nào lý giải và nhìn thấy được. Tuy nhiên những con người và sự vật huyền bí, kỳ diệu đó lại thực sự tồn tại. Cũng như vậy, có thể khẳng định rằng: “Rồng có thật“. Loài Thần thú này thực sự tồn tại và cũng rất gần gũi với con người qua những câu chuyện cổ, các công trình điêu khắc, các biểu tượng hình Rồng và những năm Thìn trong 12 con Giáp.
Thiện Tâm
Xem thêm:
>> Vài ghi chép trong sử sách về sự xuất hiện của con Rồng phương Đông