Thành phố nổi tưởng chừng chỉ có trong những tiểu thuyết và các bộ phim khoa học viễn tưởng, nhưng nó sắp trở thành hiện thực vào năm 2020 với thành phố được xây trên mặt biển Thái Bình Dương, khu vực nằm trong địa phận của quần đảo Polynesia thuộc Pháp.
Học viện Seasteading, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ đã phát triển ý tưởng này kể từ khi được thành lập vào năm 2008, và tổ chức này đang dần biến ý tưởng thành hiện thực khi đạt được thỏa thuận với chính phủ Polynesia thuộc Pháp để bắt đầu thử nghiệm ở vùng biển của khu vực này.
Joe Quirk, chủ tịch Viện Seasteading nói với tờ New York Times rằng: “Một thành phố nổi chẳng khác gì một quốc gia mới được thành lập”. Theo ông, những thành phố nổi này sẽ là nơi lý tưởng thực hiện các phương thức quản lý chính quyền kiểu mới theo nhiều cách khác nhau, có hệ thống luật pháp riêng, có cách thức quản lý công dân riêng. Ông mong muốn sẽ tạo dựng được hàng nghìn thành phố nổi vào năm 2050, mỗi thành phố có chính quyền quản lý khác nhau.
Theo dự án đã được thông qua, thành phố nổi này bao gồm hơn 10 cấu trúc, trong đó có nhà ở, khách sạn, văn phòng, nhà hàng… Mục đích chính của ý tưởng thành phố nổi này là “giải phóng nhân loạn khỏi các chính trị gia” và “viết lại những quy tắc điều chỉnh xã hội mới.”
Quirk cho hay kinh phí xây dựng thành phố “không tưởng” ngoài khơi này khoảng 167 triệu USD. Viện Seasteading đã nhận được nguồn tài trợ từ nhà sáng lập PayPal ông Peter Thiel. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo của dự án, viện này hy vọng sẽ tổ chức một chương trình ICO – Initial Coin Offering (một hình thức huy động vốn từ các nhà đâu tư của các startup).
Thành phố nổi đã không còn chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Học viện Seasteading, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại San Francisco đã phát triển ý tưởng này kể từ khi được thành lập vào năm 2008.
Seasteading Institute đã ký thỏa thuận với chính quyền quần đảo Polynesia để xây dựng thành phố nổi đầu tiên trên biển hồi tháng 1 năm nay.
Công ty Seasteading Institute cho rằng bởi Polynesia đang đối mặt với nhiều nguy cơ do mực nước biển ngày một dâng cao, nên thành phố nổi này sẽ là một trong các giải pháp hữu hiệu cho thành phố, dân cư không phải lo lắng về khả năng phải di dời.
Phải mất 5 năm Seasteading mới tìm ra cách xây dựng một thành phố dạng này. Thành phố sẽ được xây trên 11 mặt sàn hình vuông và ngũ giác, chúng có thể được sắp xếp lại hình dạng theo nhu cầu.
Theo công ty kỹ thuật Hà Lan Deltasync, các mặt sàn được thiết kế theo hình vuông và ngũ giác có chiều dài 50 m, tường cao 50 m để đảm bảo an toàn cho các tòa nhà, cư dân sinh sống và làm việc trên đó.
Mỗi mặt sàn có chi phí dưới 15 triệu USD.
Mái nhà được phủ cây xanh và vật liệu được lấy ngay từ trong vùng như tre, gỗ, nhựa tái chế… Chủ đầu tư dự án đã chứng minh được rằng sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và thân thiện với môi trường.
Thành phố này sẽ có sức chứa khoảng 250.000 – 300.000 người. Viện Seasteading hy vọng rằng dân cư ở thành phố nổi này sẽ đạt con số hàng chục triệu người vào năm 2050.
Xuân Lâm (T/H)
Xem thêm: