Niệm “9 Chữ Chân Ngôn” để diệt virus Corona: sự thật hay mê tín?

Ngày 2/2/2021, trang mạng Chánh Kiến có đăng bài viết với tựa đề “Hiệu quả niệm 9 Chữ Chân Ngôn chống lại COVID-19” trong đó có một video cho biết một số người bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán kể lại rằng việc niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” đã giúp họ thoát khỏi căn bệnh chết người này. Trong khi virus Corona đang lây lan với tốc độ chóng mặt trên thế giới, khiến hơn 124 triệu người nhiễm bệnh và 2,7 triệu người chết sau 1 năm thì việc đọc 9 chữ đơn giản có thể giúp người ta thoát khỏi căn bệnh này quả thật là khó tin. Đây là sự thật hay chỉ là mê tín? Chúng ta cùng tìm hiểu thực hư việc này như thế nào.

1. Vì sao video cho rằng niệm Chân Ngôn có thể giúp cải thiện sức khỏe và chữa bệnh? 

Để diễn giải cho quan điểm của mình, các tác giả của video đã trình bày một loạt các thí nghiệm khoa học gây chấn động, trong đó thí nghiệm thứ năm được coi là gây chấn động hơn cả. 

Thí nghiệm này của Giáo sư người Đài Loan Lý Tự Sầm, chứng minh rằng một số người có khả năng đọc chữ ghi trên các tờ giấy được giấu kín bằng… ngón tay. Đặc biệt hơn, khi các chữ trên tờ giấy ghi từ “Phật” bằng tiếng Trung Quốc thì thay vì nhìn thấy chữ đó, người đọc bằng ngón tay “nhìn thấy” những luồng sáng hoặc một người toàn thân là ánh sáng mỉm cười xuất hiện. Không chỉ vậy, thí nghiệm còn phát hiện rằng ký hiệu chú âm (ký hiệu cách phát âm chữ Hán) của chữ “Phật” hoặc chữ “Phật” viết bằng các ngôn ngữ khác như tiếng Tạng, tiếng Anh, tiếng Myanmar… cũng xuất hiện hiện tượng phát ra ánh lạ. Khi các nhà nghiên cứu cố tình viết sai chữ “Phật” hoặc viết tách rời các thành phần của chữ Phật ra thì các hiện tượng lạ không xuất hiện nữa. [1]

Video cho rằng thí nghiệm này chứng minh thế giới Thần Phật là có tồn tại và việc đọc chính xác chữ Phật khiến con người có thể kết nối đến không gian khác và thế giới của Thần Phật để sinh ra cộng hưởng năng lượng. [1]

Có nghĩa là khi một người niệm “9 Chữ Chân Ngôn” “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, thì ý niệm (suy nghĩ) của họ có thể cộng hưởng với tần số và năng lượng cao ở thế giới Thần Phật (thế giới Pháp Luân), tạo ra tác dụng bắc cầu để năng lượng cao hoặc những dao động tích cực từ thế giới Thần Phật truyền đến khắp cơ thể, tiêu diệt virus Corona, giúp người bệnh phục hồi. [1]

Chúng ta hãy đánh giá cơ sở khoa học của video này có thực sự phù hợp hay không?

2. Đánh giá thí nghiệm đọc chữ “Phật” bằng ngón tay

2.1. Giáo sư Lý Tự Sầm là ai?

Giáo sư Lý Tự Sầm (Lee Si-chen/Li Sichun) là nhà khoa học người Đài Loan, ông lấy bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ chuyên ngành điện tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ năm 1981.

Giáo sư Lý có nhiều thành tựu lớn trong công tác nghiên cứu và phát minh. Điển hình là nghiên cứu dẫn đến phát minh ra linh kiện bán dẫn lưỡng cực có tiếp giáp không đồng nhất (Heterojunction Bipolar Transistor (HBT)) vào năm 1985, trở thành tiêu chuẩn sản xuất bộ khuếch đại công suất cho điện thoại di động với hàng tỷ linh kiện được sản xuất mỗi năm, ảnh hưởng đến phong cách sống của con người trên toàn thế giới.

Các thành tựu và uy tín trong khoa học của Giáo sư Lý khiến ông được nhận được nhiều giải thưởng về khoa học và nghiên cứu, như: Giải thưởng Kỹ sư trẻ xuất sắc của Hiệp hội kỹ sư Trung Quốc (1987), Giải thưởng Nghiên cứu xuất sắc của Hội đồng Khoa học Quốc gia – Đài Loan (1986-1996), Huân chương Thiên niên kỷ thứ ba của IEEE cho những thành tựu và đóng góp xuất sắc với thiết bị điện tử (2000)… Ông giữ chức hiệu trưởng Đại học Quốc gia Đài Loan từ năm 2005 đến năm 2013. Hiện ông là giám đốc phòng nghiên cứu liên kết giữa TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd, tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới) và Đại học Quốc gia Đài Loan. 

GS Ly Tu Sam scaled
Giáo Sư Lý Tự Sầm (ảnh: website Lý Tự Sầm)

Ngoài nghiên cứu về thiết bị bán dẫn, từ năm 1985, Giáo sư Lý Tự Sầm bắt đầu nghiên khoa học nhân thể bao gồm khí công Trung Quốc và tiềm năng của con người. Ông có hàng chục báo cáo nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. 

Có thể thấy rằng Giáo sư Lý Tự Sầm là một tên tuổi lớn trong những nhà khoa học ở Đài Loan. Uy tín và thành tựu trong khoa học của ông liệu có thể  là một phần đảm bảo cho tính xác thực của các nghiên cứu? 

2.2. Đọc chữ bằng ngón tay: không xa lạ với giới khoa học 

Giáo sư Lý Tự Sầm báo cáo rằng trong vòng 9 năm, từ năm 1993, ông đã thực hiện hơn 3.000 thí nghiệm nhằm xác định sự tồn tại của việc dùng ngón tay đọc chữ và con mắt thứ ba. Ông phát hiện có trên 21% trẻ em từ 6 đến 13 tuổi có khả năng đọc được các chữ viết bằng ngón tay sau 4 ngày được huấn luyện với tần suất 2 giờ mỗi ngày. [2]

Quá trình thí nghiệm với các trẻ có thể nhìn được bằng ngón tay của Giáo sư Lý cho thấy trong não trẻ sẽ xuất hiện một “màn hình” giống như màn hình tivi. Các ký tự nhìn được sẽ xuất hiện từ một phần nhỏ đến phần lớn hơn và cuối cùng xuất hiện trên toàn bộ “màn hình”. Ông gọi “màn hình” này là “màn hình tinh thần” (mental screen). Quá trình phát triển “màn hình tinh thần” này tương đồng với điều mà người Trung Quốc gọi là mở con mắt thứ 3, hay là “khai thiên mục” hoặc “mở thiên nhãn”. [2]

Giáo sư Lý cũng đã sử dụng máy điện não (EEG) để đo sóng não alpha, máy siêu âm xuyên sọ để đo vận tốc dòng chảy máu não (cBFV). Ông cũng sử dụng máy đo điện thế da đặt trong lòng bàn tay trái và phải của các đối tượng nghiên cứu và phát hiện ra mối liên hệ giữa điện thế da với sự xuất hiện của “màn hình tinh thần” và sự xuất hiện của các ký tự được “nhìn” thông qua ngón tay. [2]

Vậy các nhà khoa học khác nhìn nhận hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay như thế nào? 

phương Tây, từ những năm 1919, hiệu ứng đọc chữ bằng ngón tay đã được phát hiện và nghiên cứu bởi nhà tiểu thuyết, nhà thơ và nhà viết kịch người Pháp Romains với những phụ nữ Pháp. [3]

Tại Trung Quốc, từ năm 1979, người ta đã phát hiện ra hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay. Giáo sư Trần tại Đại học Bắc Kinh phát hiện rằng khả năng đọc chữ bằng ngón tay có thể được phát triển qua đào tạo chuyên sâu. Ông đã huấn luyện 40 đứa trẻ trong độ tuổi 8-14 trong 8 ngày. Kết quả là có 15 em trong số đó đã phát triển được khả năng đọc bằng ngón tay. [2]

Năm 1983, nhà nghiên cứu cấp cao gốc Hoa tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins Chi-Kung Jen đã công bố một bài báo mô tả những quan sát của ông và vợ thực hiện trong một chuyến tham quan ở Trung Quốc những năm 1980-1981. Báo cáo của ông xác nhận rằng hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay khi mắt bị che thực sự tồn tại. Ông mô tả cảm giác một người có thể nhìn bằng ngón tay như sau: khi cầm mảnh giấy bằng tay, tập trung tâm trí vào mảnh giấy và khi làm như vậy, họ cảm thấy một cảm giác ấm áp hoặc cảm giác ngứa ran từ ngón tay hay lòng bàn tay di chuyển dọc theo cánh tay vào đầu. Sau đó một hình ảnh bắt đầu hình thành trong tâm trí họ, bắt đầu là một vệt mờ nhỏ, có màu, sau đó trở nên lớn hơn, rõ ràng hơn và sắc nét hơn. [3]

fingerreading camp2
Các em bé đang cố gắng đọc các chữ được giấu trong găng tay đen bằng ngón tay (ảnh: GS. Lý Tự Sầm)

Như vậy, hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay mà Giáo sư Lý tìm hiểu đã được giới khoa học biết đến và nghiên cứu từ lâu

2.3. Thí nghiệm đọc chữ “Phật” bằng ngón tay của Giáo sư Lý như thế nào? 

Video trên Chánh Kiến Net báo cáo một thí nghiệm đặc biệt có giá trị của Giáo sư Lý Tự Sầm đó là lấy một tờ giấy có chữ “Phật” (佛) để người có công năng đặc dị nhận biết bằng ngón tay, kết quả là người có công năng đặc dị không nhìn thấy chữ mà thay vào đó là một luồng ánh sáng chói mắt hoặc xuất hiện một luồng ánh sáng có hình người. [1]

Vì để loại trừ khả năng ảnh hưởng bởi ý thức chủ quan hay ảo giác của người có công năng đặc dị hoặc ý thức của nhà khoa học, thí nghiệm đã sử dụng biện pháp mù đôi (double-blind), yêu cầu người làm thí nghiệm hay người tham gia thí nghiệm đều không thể nhìn được nội dung của tờ giấy bằng mắt. Đồng thời còn sử dụng tiếng Tạng, tiếng Do Thái, và tiếng Myanmar… để người có công năng đặc dị không hiểu được danh hiệu của Giác Giả rồi đưa cho họ nhận biết, kết quả đều giống nhau vẫn là luồng sáng phát ra chứ không phải từ chữ ban đầu. Từ đó có thể thấy hiện tượng này hoàn toàn không phải ảo giác của não. [1]

Cao Kieu Vu 1
Bản ghi nội dung thí nghiệm đối với Takahashi ngày 26/8/1999 (ảnh: GS Lý Tự Sầm/TTVN)

Video cũng cho biết các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm đọc chữ Phật bằng ngón tay với 3 người có công năng đặc dị tại Đài Loan. Kết quả họ đều nhìn thấy ánh sáng phát ra từ chữ Phật. Và để chứng nghiệm hiện tượng đặc thù này, Giáo sư Lý Tự Sầm đã sang Trường Đại học địa chất Trung Quốc, mời người có công năng đặc dị là cô Tôn Trữ Lâm dùng tay để nhận biết chữ “Phật” đó, kết quả là cô Tôn Trữ Lâm đã nhìn thấy hàng vạn luồng ánh sáng vàng phát ra từ chữ “Phật” được giấu kín. [1]

Nội dung clip còn báo cáo, nếu thay một nét hoặc giảm bớt đi một nét hoặc viết các phần của chữ “Phật” tách xa nhau một chút thì hiện tượng ánh sáng lạ sẽ không xuất hiện nữa. [1]

Anh sang phat ra tu chu Phat
Cô Tôn Trữ Lâm thấy ánh sáng vàng chói lòa khi đọc chữ “Phật” bằng ngón tay (ảnh: Chánh Kiến/Youtube)

2.4. Cơ sở khoa học của hiện tượng lạ khi đọc chữ “Phật” bằng ngón tay là gì? 

Trong thực tế, hiện tượng lạ xuất hiện khi đọc chữ “Phật” bằng ngón tay được phát hiện một cách tình cờ vào ngày 26/8/1999 khi hơn 10 nhà vật lý học trong đó có Tiến sĩ Trần Kiến Đức (Chen Jiande) – nhà vật lý học thực nghiệm nổi tiếng quốc tế, Chủ nhiệm Trung tâm Đồng bộ bức xạ, Viện hành chính, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Đài Loan và 2 nhà tâm lý học trong đó có Tiến sĩ Đường Đại Luân (Tang Dalun), dẫn đầu bởi chủ tịch Hiệp hội Vật lý Đài Loan đến phòng thí nghiệm của Giáo sư Lý để kiểm chứng và thách thức tính xác thực của hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay của ông. [8, 14]

Để thách thức Giáo sư Lý, các nhà khoa học đã tự chuẩn bị 100 ký tự được viết trong các tờ giấy gấp kín và sử dụng các phương pháp thí nghiệm khoa học chặt chẽ để đánh giá trực tiếp 3 đối tượng nghiên cứu, vốn là những người có thể đọc chữ bằng ngón tay bẩm sinh. Một trong số đó là cô bé Takahashi. [8, 14]

Sau 6 đến 7 lần thử nghiệm, từ chỗ nghi ngờ, các nhà khoa học đã bị thuyết phục rằng kết quả nghiên cứu của Giáo sư Lý về khả năng đọc chữ bằng ngón tay là sự thật, không phải là giả mạo.

Vào buổi chiều ngày 26/8/1999, Tiến sĩ Trần Kiến Đức, vốn là một người theo Phật giáo đã viết ra chữ Phật bằng tiếng Hán (佛) để Takahashi đọc thử bằng ngón tay. Thật kỳ lạ, dưới sự quan sát của các nhà khoa học, Takahashi báo cáo một điều mà cô bé chưa từng gặp trước đây. Thay vì nhìn thấy một chữ nào đó, cô lại nhìn thấy thứ gì đó bay qua “màn hình” của mình, các chớp sáng, một người toàn thân mang ánh sáng xuất hiện và mỉm cười với cô bé. [8, 14]

Không chỉ kiểm tra với Takahashi, Giáo sư Lý và các nhà khoa học còn thử nghiệm đọc chữ “Phật” bằng ngón tay với 2 em nhỏ có công năng đặc dị khác. Kết quả là một cô bé nhìn thấy một ngôi chùa ở phía xa có một tăng nhân đứng phía trước, còn một cậu bé nhìn thấy một tăng nhân mặc áo đen tay cầm tràng hạt, trên áo có thêu chữ “Phật”. [8, 14]

Sau ngày 26/8/1999, Giáo sư Lý và các nhà khoa học còn tiếp thử nghiệm nhiều lần hiện tượng đọc tờ giấy ghi chữ “Phật” và các chữ khác liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng viết bằng các ngôn ngữ khác nhau bởi ngón tay của những người có công năng đặc dị. Kết quả đều khẳng định các hiện tượng lạ khi đọc các chữ này. [8, 14]

Cao Kieu Vu 3
Một bản ghi nội dung thí nghiệm đối với Takahashi khi cô bé đọc các chữ viết bằng ngôn ngữ khác từ ngón tay (ảnh: GS Lý Tự Sầm, TTVN Việt hóa)

Để lý giải cho hiện tượng lạ khi một người có công năng đặc dị đọc chữ “Phật” bằng ngón tay, năm 2015, Giáo sư Lý Tự Sầm đã có một báo cáo khoa học có tựa đề “Một vật thể Hai hình ảnh – Các cơ chế có thể xảy ra của hiện tượng Đọc bằng Ngón tay và Công năng ban vận – One Object Two Images – The Possible mechanisms of Finger reading and Psychokinesis”. [4]

Trong báo cáo này, Giáo sư Lý cho rằng Vũ Trụ bao gồm không – thời gian 8 chiều. Ngoài không-thời gian 4 chiều quen thuộc mà chúng ta đang sống (không gian 3 chiều + 1 chiều thời gian), còn tồn tại một không-thời gian khác mà ông gọi là không-thời gian ảo hay không-thời gian tưởng tượng (imaginary space-time). Đây không phải là không-thời gian không có thật mà nó thực sự tồn tại và thuộc về thế giới ý thức. [4]

Ông cho rằng mỗi vật thể trong không-thời gian thực tại này sở hữu một hình ảnh giống hệt trong không-thời gian “ảo”. Nguyên nhân là do tất cả các vật thể trong thế giới thực tại này đều được cấu tạo bởi các nguyên tử. Tất các hạt cơ bản trong nguyên tử đều có các mô-men động lượng (spins) là những đường hầm kết nối giữa không-thời gian thực tại và không-thời gian “ảo”. Vì vậy, đầu ra của các mô-men lượng tử trong trong không-thời gian “ảo”tạo ra một hình ảnh giống hệt với hình ảnh của vật thể ở không gian thực tại này. [4]

9 Chữ Chân Ngôn
Giáo sư Lý Tự Sầm cho rằng tại không-thời gian “ảo” tồn tại một ảnh “ảo” giống hệ hình ảnh của vật thể tại không-thời gian này của chúng ta (ảnh: Giáo sư Lý Tự Sầm)

Giáo sư Lý cho rằng các hình ảnh vật chất của các chữ viết trên tờ giấy bị gập kín ở không-thời gian “ảo” có thể được truyền dẫn qua lớp da và các đường kinh mạch về bộ não người và tại đây nó được đọc bởi con mắt thứ ba trong não. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đọc chữ bằng ngón tay. [4] Điều này tương hợp với phát hiện của Chi-Kung Jen về việc một số người có khả năng đọc bằng ngón tay nói rằng họ cảm thấy cảm giác ấm áp hay ngứa ran chạy từ ngón tay hay bàn tay qua cánh tay rồi lên não, sau đó thì nhìn thấy chữ viết. 

Trong khoa học hiện nay, nhiều lý thuyết được đưa như “thuyết vũ trụ song song”, “lý thuyết dây”, Lý thuyết về “đa thế giới tương tác”, 9 chiều không-thời gian, cùng các thí nghiệm chứng minh sự vướng víu lượng tử ở cả hạt hạ nguyên tử lẫn hạt vĩ mô đã gợi ý cho chúng ta về sự tồn tại của vũ trụ song song, thế giới song song, không gian khác, chiều không gian thứ tư … Ngoài ra các thực nghiệm đối với người có con mắt thứ 3 cũng đã khẳng định sự tồn tại của không gian khác. Chính vì vậy, lý thuyết về 8 chiều không-thời gian và sự tồn tại của các ảnh “ảo” đối với bất kỳ vật thể nào trong đó có các chữ viết của Giáo sư Lý cũng không thể bị bác bỏ.

Đối với hiện tượng nhìn thấy ánh sáng, người mang theo ánh sáng hay các hình ảnh siêu thường khác khi đọc những chữ liên quan đến các Giác giả như chữ “Phật”, “Chúa Giêsu Kitô”, “Quán Âm Bồ Tát”, “Phật Dược Sư”, “Phật Di Lặc”… hay một câu chân ngôn trong tín ngưỡng và tôn giáo, Giáo sư Lý cho rằng hình ảnh vật chất ở không gian “ảo” của các ký tự này đã bị các Giác giả, cũng chính là các vị Thần sửa đổi để nó kết nối đến các “trường thông tin” đặc biệt, cũng chính là thế giới thiên quốc của các Giác Giả.[4]

2.5. Bí ẩn đằng sau con chữ của vị lương y Việt Nam 

Ngày 26/4/1974, Tại Bộ công an, Việt Nam đã diễn ra buổi hội thảo có tiêu đề: “Nhà chữa bệnh Nguyễn Đức Cần và Hiện tượng ngoại cảm” do nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác báo cáo về khả năng trị bệnh đặc biệt của Lương y Nguyễn Đức Cần. 

Lương y Nguyễn Đức Cần (1909-1983) được coi là nhà ngoại cảm đầu tiên ở Việt Nam. Các báo cáo cho thấy cụ Cần đã chữa bệnh cho hàng vạn bệnh nhân từ cách xa hàng trăm thậm chí hàng nghìn cây số bằng 3 cách: 1) Lời nói, 2) Tờ đạo, 3) Điều khiển bằng tay. 

nguyen duc can 1
Cụ Nguyễn Đức Cần (ảnh: Internet)

Với cách sử dụng “tờ đạo”, cụ Cần sẽ viết chữ vào một miếng giấy nhỏ có kích thước khoảng 4x4cm và yêu cầu bệnh nhân đặt lên chỗ đau hoặc đốt tờ giấy phía trên miệng một cốc nước và cho bệnh nhân uống cốc nước, nhờ đó người bệnh sẽ khỏi. Tờ giấy đó được gọi là “tờ đạo”, chữ viết trong đó có thể ghi chữ “Sốt”, “Hen”… là những căn bệnh của bệnh nhân hay chữ khoa đẩu thời thượng cổ hay những ký tự kỳ lạ khác. Tuy vậy chúng luôn giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh. [5]

tờ dạo
Một “tờ đạo”cụ Cần dùng để chữa bệnh cho bệnh nhân (ảnh: nguyenduccan.blogspot.com)

Khả năng chữa bệnh kỳ diệu của Cụ Nguyễn Đức Cần đã được các nhà khoa học, giới truyền thông và nhiều người có chức năng xác nhận như Bộ trưởng Bộ công an Trần Quốc Hoàn, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương – Chủ nhiệm khoa đầu tiên của Khoa Vật lý, Đại học Tổng hợp, Giáo sư Tiến sĩ y khoa Đoàn Xuân Mượn, thiếu tướng Chu Phác, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải… [6]

nguyen duc can book
Cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh” đã được tái bản 4 lần (ảnh: Internet)

Rõ ràng, “tờ đạo” mang các ký tự được viết bởi Cụ Nguyễn Đức Cần hẳn mang theo những năng lượng tích cực hoặc có khả năng kết nối đến một thế giới siêu thường nào đó để giúp cho người bệnh có thể khỏi bệnh một cách thần kỳ. Như vậy, giả thiết rằng các ký tự mang tên các Giác giả có khả năng kết nối đến thế giới Thần Phật ở không gian khác của Giáo sư Lý cũng là điều hợp lý.

3. Niệm “9 Chữ Chân Ngôn” thực sự có thể khỏi bệnh viêm phổi Vũ Hán?

3.1. Tác dụng của Chân Ngôn dưới khám phá của khoa học

Chân Ngôn được sử dụng để chỉ những lời Chú ngữ, Thần chú, Mật ngôn, Mật ngữ, Mật hiệu, Khẩu quyết… trong các tôn giáo, tín ngưỡng hoặc các môn tu luyện. Chân Ngôn trong tiếng Phạn có nghĩa là Mantra. “Man” là suy nghĩ, “Tra” có nghĩa là giải phóng thân thể khỏi thế giới vật chất”. Vì vậy “Mantra” có nghĩa là “tư tưởng được giải thoát và bảo vệ”.

Chân Ngôn thường là lời tán tụng, ca ngợi đối với các vị Thần, Phật, Bồ Tát, Thánh…, ví dụ những lời tụng như “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát”, “Om Mani Padme Hum”…

Những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo vẫn luôn cho rằng Chân Ngôn chứa đựng những sức mạnh huyền diệu và thần kì, niệm Chân Ngôn có thể giao tiếp, kết nối với các Thần Phật và mang đến kết quả siêu thường như tiêu trừ bệnh tật, phiền não, nghiệp chướng, giúp cho tâm trí thuần tịnh…

Theo một nghiên cứu từ năm 2012, một kỹ thuật thiền Chân Ngôn có thể giúp cải thiện sức khỏe não bộ. (Cần lưu ý rằng thiền là một kỹ thuật giúp tâm trí nghỉ ngơi và đạt được trạng thái ý thức hoàn toàn khác với trạng thái thức bình thường, trạng thái ngủ hoặc trạng thái mơ. Đó là một trạng thái tâm thức siêu việt. Thiền không nhất thiết là phải ngồi thiền). [16]

Những thay đổi não này dường như dẫn đến các tác dụng:

  • Cải thiện tâm trạng và hạnh phúc
  • Giảm lo lắng
  • Bớt mệt mỏi
  • Cải thiện trí nhớ thị giác và lời nói

Theo nghiên cứu năm 2017, niệm một số câu Chân Ngôn nhất định có thể kích thích những thay đổi này, vì niệm Chân Ngôn có thể giúp đồng bộ hóa bên trái và bên phải của não và thúc đẩy sóng não (alpha) thư giãn. Đồng bộ hóa này có thể giúp cải thiện chức năng não theo thời gian và có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức [17]

Năm 2017, Giáo sư Jai Paul Dudeja, Đại học Amity Haryana, Ấn Độ đã có một báo cáo khoa học về tác dụng của việc niệm Chân Ngôn của một số môn thiền dựa trên Chân Ngôn. [17]

Trong thí nghiệm của Jai Paul Dudeja, 8 người đàn ông khỏe mạnh được chọn làm đối tượng thí nghiệm trong 2 ngày. Vào ngày thứ nhất, 8 người này được yêu cầu đọc những câu nói bình thường. Vào ngày thứ 2, họ được yêu cầu đọc một Chân Ngôn. Kết quả là các thông số sinh lý như nhịp tim, điện não, điện tim, đáp ứng điện da, huyết áp của cả 8 người trong ngày thứ 2 đều có cải thiện tốt so với ngày thứ nhất

Năm 1952, nhà khoa học C.R Earnick tại Thansi, U.P, Ấn Độ có nghiên cứu và thí nghiệm, phát hiện rằng khi ông cho một số loại cây thuộc họ cây húng (như húng chó) nghe các Chân Ngôn từ 7-8h sáng mỗi ngày trong 10 ngày liên tục, sau đó nghiền lấy nước cho các bệnh nhân bị đau bụng, sốt, viêm phổi uống thì tình trạng của bệnh nhân sẽ khỏi hoặc có chuyển biến đáng kể. [18]

Những báo cáo khoa học bên trên chứng minh rằng việc niệm Chân Ngôn có thể mang lại hiệu quả tích cực nhất định đối với sức khỏe con người. Tuy vậy với các bệnh nặng như viêm phổi Vũ Hán thì tác dụng của Chân Ngôn như thế nào? 

3.2. Khả năng kết nối đến Giác Giả của Chân Ngôn?

Giáo sư Lý Tự Sầm cho rằng một người khi chạm đến chữ “Phật” được viết trên giấy hay phát âm chữ “Phật” thì chính là họ đã “nhấp chuột” vào địa chỉ trang web để đi vào “trường thông tin”, cũng chính là thế giới tâm linh hay thế giới của Thần Phật. [7]

Ta cùng xem một số kết quả thí nghiệm khác của Giáo sư Lý: 

Trong một báo cáo khác của Giáo sư Lý, cô bé Takahashi – người có con mắt thứ 3 và khả năng đọc chữ bằng ngón tay – khi đọc mảnh giấy giấu kín ghi những lời thánh của Cơ Đốc giáo, cô liền nhìn thấy một cây thánh giá to lớn và trong suốt bằng con mắt thứ ba. Sau khi nói từ “hallelujah” (Tạ ơn Thiên Chúa),  cô bé có thể đi vào cây thánh giá lớn và nhìn thấy một số bóng người rất rạng rỡ trông như những thiên thần, cảm giác ở đó rất yên bình. [8]

9 Chữ Chân Ngôn
Cô bé Takahashi trong một thí nghiệm (ảnh: Giáo sư Lý Tự Sầm)

Khi được yêu cầu đọc dòng chữ bí mật có nội dung “Đức Phật Dược Sư / Con có thể vào không?” viết bằng tiếng Trung Quốc, Takahashi có thể đi vào thế giới của Phật Dược Sư. Cô bé nhìn thấy 5 vòng tròn sáng liên tiếp. Sau khi được cho phép, cô bé có thể đi vào một số vòng sáng đó. Mỗi vòng sáng là một khu vườn của một loại thảo mộc kỳ lạ. Những thảo mộc đó phát ra ánh sáng và cô bé cảm thấy rất thoải mái khi đặt mắt lên đó. [8]

Khu vườn của Đức Phật Dược Sư cũng được cô Tôn Trữ Lâm đến từ Trung Quốc đại lục xác minh độc lập, Giáo sư Lý cho biết. Là một người có công năng mạnh hơn, những gì cô Tôn Trữ Lâm nhìn thấy trong thế giới của Phật Dược Sư chi tiết hơn nhiều khi đọc dòng chữ “Đức Phật Dược Sư / Con có thể vào không?” được giấu kín trong một tờ giấy. Cô nhìn thấy không chỉ có 5 mà có đến 6 hoặc 7 vòng tròn sáng liên tiếp. Trong vườn thảo mộc của Phật Dược Sư, có rất nhiều sinh vật đang thu thập các loại thảo mộc trong đó. Ngoài ra, còn có một hiệu thuốc ở chỗ của Phật Dược Sư…[8]

Đặc biệt hơn, Giáo sư Lý Tự Sầm và cô bé Takahashi còn có một thí nghiệm giao tiếp với người được coi là “Sư phụ” của Takahashi ở không gian khác qua những dòng chữ được ghi trên giấy và đọc bằng ngón tay. Sau vụ khủng bố 11/9/2001 vào tòa tháp đôi ở New York, Hoa Kỳ. Takahashi được đề nghị đọc bằng tay dòng chữ “Nước Mỹ có tấn công Afghanistan hay không? Có bắt được Bin Laden hay không?” để giao tiếp và hỏi “Sư phụ” của mình. Câu trả lời cô bé nhận được là “Có” và “Không”. Trong thực tế đúng là như vậy, Mỹ đã tấn công Afghanistan từ tháng 10/2001 nhưng không vây bắt được trùm khủng bố Bin Laden. Mãi đến năm 2011, trong 1 cuộc tập kích tại Pakistan, nhóm biệt kích Mỹ mới nổ súng và tiêu diệt được trùm khủng bố này. [8]

Một số báo cáo khác của Giáo sư Lý cho thấy, nếu thay một nét hoặc giảm bớt đi một nét hoặc viết các phần của chữ “Phật” tách xa nhau một chút thì hiện tượng ánh sáng lạ sẽ không xuất hiện nữa. Khi đọc chữ “Christ” – tên chúa Jesus được viết bằng tiếng Anh, Takahashi không phát hiện ra hiện tượng ánh sáng lạ, có lẽ do chúa Jesus sống trước khi tiếng Anh ra đời 500 năm và từ “Christ” cũng được phát âm khác nhau giữa thời chúa Jesus còn sống và hiện nay. Hoặc khi Takahashi đọc chữ “Phật” được viết bằng chữ Trung Quốc giản thể, thì độ sáng của ánh sáng lạ phát ra từ chữ “Phật” này kém hơn nhiều so với độ sáng của ánh sáng được phát ra từ chữ “Phật” được viết bằng tiếng Trung Quốc phồn thể. [8]

Dường như những thí nghiệm của Giáo sư Lý Tự Sầm cho chúng ta thấy rằng bằng những phương cách chính xác và phù hợp nào đó, con người có thể kết nối và giao tiếp với thế thới Thần Phật ở không gian khác mà mắt người không thể nhìn thấy. Một số trong cách trong đó là đọc bằng ngón tay hay đọc thành tiếng các chữ liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo, ví dụ tên của một Giác Giả. Và các vị Thần, Phật hay các Giác giả cũng có thể tương tác hay đáp ứng nguyện vọng của của họ nếu nguyện vọng đó là phù hợp hay chính đáng.

Trong cuốn sách “Nguyễn Đức Cần – Nhà Văn hóa Tâm linh”, tác giả Nguyễn Phúc Giác Hải và Nguyễn Đức Tài còn cho biết, trong các “tờ đạo” mà cụ Nguyễn Đức Cần cho các bệnh nhân, không chỉ có các “tờ đạo” có mục đích chữa một bệnh cụ thể, mà còn có các tờ đạo mà bệnh nhân gọi là “tờ đạo sức khỏe”. Những người đi công tác xa, đi nước ngoài, những người thấy trong mình không được khỏe hoặc ngay cả người đang khỏe mạnh nhưng vẫn xin cụ để dự phòng. Trong trường hợp nguy cấp, những “tờ đạo” này có tác dụng như các lá “Đạo hộ mệnh” (bùa hộ mệnh). 

Ví dụ: ông Minh Đăng Khánh, cựu phóng viên Báo Sài Gòn giải phóng, viết thư gửi cho cụ Cần như sau: 

“Thành phố Hồ Chí Minh ngày 23 tháng 8 năm 1982

Kính thưa cụ,

Trước hết, con xin thưa với cụ, một chuyện kỳ lạ mà con vẫn chưa hết bàng hoàng, xúc động. Nếu không được cụ cứu vớt thì chắc hẳn giờ này con không còn có thể ngồi viết thư được.

Đêm 19 tháng 8 vừa qua, lúc gần về sáng, con đang ngủ ngon giấc thì bỗng choàng dậy, con thấy người lạnh toát, miệng không nói được, chân tay nặng trĩu, vợ con nằm ngay ở bên cạnh mà con không sao gọi nổi. Con có một cảm giác rất rõ rệt là mình sắp chết. May thay cho con, trước khi ngủ, con để cái đạo cụ cho, ở ngay bên gối. Con vừa nghĩ tới cụ, vừa thu hết tàn lực, nhấc tay cầm cái đạo đặt lên đầu. Vài phút sau, người con ấm dần, chân tay bắt đầu nhẹ và nói được. Thế là con đã được cụ cứu sống một cách vô cùng kỳ diệu”. [6]

9 Chữ Chân Ngôn
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải đang đọc thư của bệnh nhân gửi cho cụ Cần (ảnh: nguyenduccan.blogspot.com)

Một lá thư khác của ông Trần Năng Luận, một người lính lái xe tại tuyến lửa Quảng Bình trong chiến tranh 1975, gửi cụ Cần ngày 8/7/1972 cho biết: 

Trong các ngày 17-19/6/1972, ông gặp 10 trận bom với hàng trăm quả bom bi lớn với hàng vạn quả bom bi nhỏ, một quả bom sát thương 25 kg rơi cách thùng xe nửa mét khiến xe bị vỡ kính, thủng hai lốp và đầy mảnh bom mà ông vẫn an toàn. 

Một lần khác, ông bất ngờ nhìn thấy ảnh ảo của một trận bom bi sinh ra từ chiếc đèn dầu màu đỏ phía trước nên ông dừng xe lại. Ngay lúc đó xảy ra 1 trận bom lân tinh ngay phía trước xe. Cú dừng xe do ảnh ảo đó đã khiến ông thoát chết cháy.

Ông Luận tin rằng mình thoát chết 2 là nhờ có mang theo “tờ đạo” sức khỏe mà ông gọi là “Đạo hộ mệnh” do cụ Cần cho. [6]

Có thể lý giải rằng, cụ Nguyễn Đức Cần là một người tu luyện, đã từng theo học thầy ở pháp môn Đạo gia, sau đó là Phật gia. Tuy cụ Cần chưa đạt đến vị trí của Giác Giả trong tu luyện, nhưng rất có khả năng các “tờ đạo” sức khỏe của cụ có kết nối đến các sinh mệnh cao tầng ở không gian khác. Khi một người mang theo “tờ đạo” này, họ có thể được các sinh mệnh đó bảo hộ trước hiểm nguy. 

Điều này cho thấy, suy luận cho rằng một người nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán liên tục chân thành niệm “9 Chữ Chân Ngôn” “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” sẽ được Thần Phật ở thế giới Pháp Luân bảo hộ có thể là hợp lý. 

3.3 Đánh giá của nhà khoa học về kết quả nghiên cứu siêu thường của Giáo sư Lý

Tiến sĩ tâm lý học Đường Đại Luân (Tang Dalun), người vốn cho rằng các thí nghiệm của Giáo sư Lý là giả khoa học, đã trực tiếp thách thức, chứng kiến và kiểm chứng hiện tượng đọc bằng tay chữ “Phật” và các từ liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo ngày 26/8/1999, cho biết: 

“Kết quả của việc đọc chữ ngón tay, khám phá các “trường thông tin” (thế giới Thần Phật), v.v., đều được thực hiện theo quy trình thực nghiệm nghiêm ngặt, và các sự kiện và kết quả thực nghiệm đang ở trước mắt chúng ta”. [14]

Tuy nhiên, Tiến sĩ Đường cũng thừa nhận rằng những người không đích thân tham gia thí nghiệm “sẽ không tin tính xác thực của nó ngay cả khi họ bị giết”: “Mặc dù nhiều người không đồng ý với lý do giải thích những hiện tượng này [của Giáo sư Lý Tự Sầm], nhưng sự thật là có và sự thật được tiết lộ một cách rõ ràng. Thực tế, đó là một quy trình khoa học. Thật không may, những sự thật từ quy trình khoa học này khiến nhiều người không thể chấp nhận được. “ [14]

Tiến sĩ Đường Đại Luân cho biết rằng con đường mà khoa học đang đi hiện nay là dựa trên phương pháp của chủ nghĩa thực chứng logic, có nghĩa là các lý thuyết dựa trên sự kiện. Nhưng phương pháp này có những hạn chế của nó, bởi vì một nhà khoa học không thể suy ra lý thuyết từ những thứ họ không có kinh nghiệm: “Bạn nghĩ có bao nhiêu người có khả năng đặc biệt? Quá ít, một phần triệu, vì vậy sẽ không có lý thuyết khoa học. Không có gì ngạc nhiên khi không có khoa học về những sinh vật siêu nhiên.” [14]

Và với những dữ liệu thực nghiệm và kết quả của những cuộc đối thoại trong “trường thông tin” này (đối thoại giữa các nhà khoa học và Thần Phật thông qua các tờ giấy được đọc bằng ngón tay), liệu chúng có thể được đưa vào phạm vi của khoa học hiện đại hay không? Tiến sĩ Đường tin rằng các lĩnh vực mà họ đã khám phá vượt xa phạm vi mà khoa học hiện tại có thể khái quát. Những sự thật mà cá nhân ông trải qua không thể hiểu được bằng khoa học hiện tại, nhưng điều này không làm giảm tính xác thực của các kết quả thí nghiệm. [14]

Tiến sĩ Đường tin rằng điều này đã mang lại “niềm tin” của người thí nghiệm vào cuộc thí nghiệm. Theo định nghĩa của tri thức, những thứ thuộc về phạm trù khoa học là bất biến, nếu có được kết quả thực nghiệm thông qua niềm tin thì nó không thể được coi là khoa học theo tiêu chuẩn hiện hành. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể cho thấy những hạn chế của khoa học, và không phủ nhận tính xác thực của thí nghiệm. [14]

Các nhà khoa học tin rằng một nghiên cứu đã được xác nhận phải có khả năng được nhân rộng và thí nghiệm có thể thành công trong bất kỳ môi trường không gian và thời gian nào. Tuy nhiên, các thí nghiệm với công năng đặc dị của Giáo sư Lý hoặc khả năng chữa bệnh của cụ Nguyễn Đức Cần liên quan đến quá nhiều lĩnh vực như chưa được biết đến và thậm chí bị ảnh hưởng của niềm tin, vì vậy kết quả thí nghiệm không thể được nhân rộng trên toàn cầu. [14]

“Trên thực tế, không thể lặp lại nhiều nghiên cứu tâm lý và nghiên cứu con người, nhưng chúng ta phải gọi nó là một chương trình khoa học.” Tiến sĩ Đường nói rằng đối tượng nghiên cứu đáng tin cậy nhất của Giáo sư Lý là Takahashi. Không thể tìm thấy đối tượng của thí nghiệm loại này chỉ bằng cách tìm kiếm trên đường phố, chúng cũng không thể được lặp lại theo ý muốn. Nhiều lý thuyết khoa học truyền thống hoàn chỉnh không thể giải thích hiện tượng này. [14]

3.4 Ai đã được cho là đã khỏi bệnh viêm phổi Vũ Hán nhờ niệm “9 Chữ Chân Ngôn”?

Video trên Chánh Kiến Net đã đưa ra dẫn chứng phỏng vấn một người Mỹ gốc Do Thái, Osnat Gad, 73 tuổi. Bà Osnat Gad nhận rằng mình đã nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán vào cuối tháng 3/2020 và chuyển biến nặng khiến bà không thể thở được vào tháng 4/2020. Sau đó bà đã niệm “9 Chữ Chân Ngôn” “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” và đã khỏi bệnh nhanh chóng sau vài ngày. Các bệnh khác trước đó của bà Osnat như bệnh tim cũng khỏi sau khi niệm 9 chữ này. 

Một minh họa khác về tác dụng của việc niệm “9 Chữ Chân Ngôn” video đưa ra là báo cáo kết quả khảo sát theo phương pháp hồi cứu trong y học về 36 trường hợp mắc Covid-19 trong điều kiện không thể tiếp cận điều trị y tế từ bệnh viện, hoặc bệnh viện không điều trị nữa hoặc thuốc trị không hiệu quả. Sau khi niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, trong 36 bệnh nhân này đã có 26 trường hợp khỏi hẳn bệnh (chiếm 72,2%), 10 trường hợp chuyển biến tốt (chiếm 27,8%). [9]

9 Chữ Chân Ngôn
Sau khi niệm “9 Chữ Chân Ngôn”, tỷ lệ bệnh nhân khỏi hẳn là 72,2%, có chuyển biến tốt là 27,8%

Người đứng đầu báo cáo kết quả khảo sát là là Tiến sĩ y khoa ngành truyền nhiễm Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), Giám đốc Khoa học của Công ty dược Sun Regen Healthcare AG, nguyên chuyên gia cao cấp phát triển thuốc kháng virus, tập đoàn dược Novartis, 2 đồng tác giả khác là Phó Giáo sư Kai-Hsiung Hsu, Khoa Kỹ thuật Cơ Sinh học Điện tử, Đại học Quốc gia Ilan, Đài Loan, Tiến sĩ Margaret Trey, cố vấn – nhà nghiên cứu, diễn giả và tác giả của hai cuốn sách: Thực hành chính niệm của Pháp Luân Công và Tác động của Pháp Luân Công đối với sức khỏe – sức khỏe toàn diện. Bà Osnat Gad cũng là một trong 36 trường hợp được báo cáo. [10]

Ba tác giả này còn có một báo cáo đánh giá khoa học khác về tác dụng của “9 Chữ Chân Ngôn” đối với trường hợp của bà Osnat Gad, gửi cho Đại học Stanford, Hoa Kỳ, hiện nó đang được bình duyệt (peer-review) bởi các nhà khoa học của Đại học Stanford.  

Hiện nay, ngoài trường hợp của bà Osnat Gad, ta chưa thể thể kiểm chứng chính xác 35 trường hợp khác trong báo cáo của Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng và đồng tác giả. Tuy vậy, chúng ta hy vọng rằng các tác giả là những nhà khoa học đã và đang làm cho các tổ chức khoa học uy tín không nói dối vì họ hoàn toàn không thu được lợi ích gì khi nói dối về những sự việc này.

4. Vì sao là Pháp Luân Đại Pháp chứ không phải điều khác?

Một trong những thắc mắc lớn đối với người đọc là vì sao “9 chữ Chân Ngôn” đơn giản “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” (“Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt”) lại có tác dụng tiêu diệt virus viêm phổi Vũ Hán? Vì sao niệm Chân Ngôn của các tôn giáo và tín ngưỡng khác không có tác dụng này? 

Theo công bố tại trang web http://vi.falundafa.org, Pháp Luân Đại Pháp còn có tên gọi khác là Pháp Luân Công. Đây là một pháp môn tu luyện thuộc trường phái tu Phật (Phật gia) được truyền xuất ban đầu theo hình thức khí công. Chỉ trong 7 năm từ 1992-1999, Pháp Luân Đại Pháp đã có từ 70 đến 100 triệu người theo tu luyện vì hiệu quả to lớn do nâng cao sức khỏe và đạo đức mà pháp môn này mang lại cho xã hội Trung Quốc lúc đó. [11]

Tuy vậy, từ ngày 20/7/1999, người đứng đầu Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Giang Trạch Dân vì sự đố kị với người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp là ông Lý Hồng Chí mà đơn phương ra lệnh đàn áp. Sau gần 22 năm bị đàn áp, đã có hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt bớ, đánh đập, giam cầm hoặc thủ tiêu một cách phi pháp, thậm chí họ bị mổ sống để cướp nội tạng chỉ vì kiên định lựa chọn con đường tiếp tục tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn, là nguyên lý của pháp môn. [15]

Để tạo ra sự thù của người dân Trung Quốc đại lục và người dân thế giới với Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã tạo ra vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn vào ngày 23/1/2001. Đến nay đã có hơn 2 triệu người tập Pháp Luân Công bị hệ thống y tế của ĐCSTQ mổ sống cướp nội tạng. Và suốt gần 22 năm qua, tuyên truyền vu khống về Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ vẫn diễn ra không ngừng nghỉ trên khắp Trung Quốc đại lục và trên toàn thế giới. Việc tuyên truyền vu khống cùng với các chiêu trò gắp lửa bỏ tay người của ĐCSTQ khiến cho hàng triệu người dân ở Trung Quốc và trên thế giới tin rằng Pháp Luân Đại Pháp là mê tín, là tà giáo, là nguy hại cho xã hội. [12]

Có thể khẳng định rằng, chưa có pháp môn tu luyện nào trên thế giới từ xưa đến nay trong lịch sử lại nhận sự vu khống, đàn áp khốc liệt và trên diện rộng như Pháp Luân Công. Có lẽ vì vậy, nếu một người bình thường có thể chân thành niệm 9 chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” thì chẳng phải là họ đã vượt qua những định kiến, vu khống và đàn áp của ĐCSTQ để nói lên lời “công đạo” và chính nghĩa? Và vậy thì phải chăng họ xứng đáng được những sinh mệnh cao cấp của pháp môn này chữa bệnh và bảo hộ khỏi virus viêm phổi Vũ Hán?

Theo nội dung của video, thì những người chưa bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán nếu chân thành niệm “9 Chữ Chân Ngôn” thì cũng được bảo hộ trước sự lây truyền của virus Corona.

5. Kết luận

Qua các nghiên cứu và đánh giá bên trên, cho thấy rằng việc bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán khỏi bệnh khi chân thành niệm “9 Chữ Chân Ngôn” Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” là có cơ sở khoa học. 

Có lẽ vẫn sẽ có người không đồng tình với nội dung trình bày ở bên trên. Tuy nhiên, cần biết rằng mặc dù được giới khoa học và truyền thông thừa nhận khả năng trị bệnh đặc biệt từ năm 1974, cụ Nguyễn Đức Cần vẫn bị cấm chữa bệnh mấy năm từ năm 1975. [6]  Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải vì nghiên cứu và công bố về trường hợp của cụ Cần cũng bị kỷ luật từ năm 1975 và bị buộc thôi việc tại Ủy ban Khoa học Nhà nước năm 1976. Mãi đến 14 năm sau, do kiên trì khiếu nại, ông mới được trở lại làm việc tại Viện Khoa học Việt Nam và chính thức được giao nghiên cứu những khả năng tiềm ẩn của con người. [13]

Nếu việc niệm chân thành “9 Chữ Chân Ngôn” “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” thực sự có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm phổi Vũ Hán, thì đây có lẽ phương pháp “trị bệnh” miễn phí, đơn giản, hiệu quả, không để lại di chứng và nhanh chóng nhất. Phương pháp niệm “9 Chữ Chân Ngôn” cũng không mâu thuẫn với bất kỳ phương pháp điều trị thông thường nào. 

Khoa học là một quá trình khám phá sự thật. Liệu sự thật được biết ngày hôm nay có bị thay đổi bởi những khám phá mới ngày mai? Việc bám vào sự thật của ngày hôm nay là khoa học hơn hay là chấp nhận sự thật mới được khám phá là khoa học hơn? Giới hạn của kiến thức khoa học ở đâu, có lẽ mỗi người chúng ta cần có cái nhìn thật sự cởi mở để suy xét vấn đề?

Thiện Tâm (tổng hợp)

Tài liệu tham khảo:

[1] Video: Bí mật tần số vô tuyến của DNA

[2] Si-Chen Lee(1), Daren Tang(2), Chien-Te Chen(3) and Shih-Chin Fang(4): Finger-reading: Exploring the Information Field, The International Journal of Healing and Caring Online, Volume 2, No. 2, May 2002 

[3] Yung-Jong Shiah and Wai-Cheong Carl Tam: Do Human Fingers “See”? — “Finger-Reading” Studies in the East and West

[4] C. Lee, 2015, “One Object Two Images – The Possible mechanisms of Finger reading and Psychokinesis.”

[5] TTVN Nguyễn Đức Cần: Lương y siêu phàm mà khoa học vẫn chưa thể lý giải

[6] Nguyễn Phúc Giác Hải, Nguyễn Tài Đức: Nguyễn Đức Cần – Nhà văn hóa tâm linh, NXB Văn Hóa Thông tin, 2009”

[7] TTVN: Khám phá sửng sốt của các nhà khoa học: cách kết nối với thế giới tâm linh

[8] Si-Chen Lee: Unbelievable II: Visit the website of the gods (tiếng Trung)

[9] Chankien.org: Hiệu quả niệm 9 Chữ Chân Ngôn chống lại COVID-19 (video)

[10] A Mantra of Nine Words 九字真言 How Osnat Gad recovered from Covid-19, Falun Dafa Hao, Zhen Shan Ren Hao

[11] Vì sao 70 triệu người Trung Quốc tập Pháp Luân Công vào thập niên 1990?

[12] Tự thiêu giả ở Thiên An Môn: Vết nhơ không cách nào xóa được của ĐCSTQ

[13] Nguyễn Phúc Giác Hải: Nhà khoa học hay ‘gã phù thủy’ quyền năng?

[14] Ngạc nhiên! Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Đài Loan, Tiến sĩ Stanford đã sử dụng các thí nghiệm khoa học để xác nhận sự tồn tại của các vị Phật và Bồ tát (tiếng Trung)

[15] TTVN: Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người

[16] Aleezé Sattar Moss, Nancy Wintering, Hannah Roggenkamp, Dharma Singh Khalsa, Mark R. Waldman, Daniel Monti, and Andrew B. Newberg: Effects of an 8-Week Meditation Program on Mood and Anxiety in Patients with Memory Loss

[17] Jai Paul Dudeja: Scientific Analysis of Mantra-Based Meditation and Its Beneficial Effects: An Overview

 

Bình Luận