VÌ SAO ZUCKERBERG HÁO HỨC CHUYỂN SANG VŨ TRỤ ẢO?
Kể từ khi Zuckerberg đổi tên Facebook thành Meta, nhiều kênh truyền thông đã đưa tin và phân tích vấn đề này. Họ cũng đang bàn luận vũ trụ ảo (metaverse) là gì. Rất nhiều người đã nói về những thứ như vụ tai nạn tuyết (snow crash) trong tiểu thuyết, v.v. Mọi người đều biết điều này.
Còn chúng tôi muốn nói về một vài vấn đề khác: Đầu tiên, chúng ta nên làm rõ thế nào là siêu vũ trụ ảo. Bởi tôi cảm thấy hầu hết mọi người vẫn chưa biết về nó. Sau đó chúng ta sẽ cố gắng trả lời một số câu hỏi như: Tại sao Facebook lại là một siêu vũ trụ ảo? Hiện giờ nói về nó phải chăng còn quá sớm? Sự khác biệt đặc trưng trong mô hình lợi nhuận của metaverse là gì? Liệu người nghèo có thể sống một cuộc sống giàu có trong siêu vũ trụ ảo hay không?
(Bài viết của Allan Zhang, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)
Trước hết, hãy nói về siêu vũ trụ ảo là gì
Tôi thấy nhiều người đang nói về nó, nhưng dường như họ nói chưa rõ lắm. Có lẽ vì khái niệm này hiện đang hình thành.
Muốn hiểu về siêu vũ trụ, trước tiên người ta phải hiểu từ Meta trong metaverse. Trong máy tính, Meta có nghĩa là “siêu”, là nguyên thủy và nguyên tố. Ví dụ: trong kho dữ liệu, metadata dùng để chỉ siêu dữ liệu. Dữ liệu được sử dụng để biểu thị cho số liệu, được gọi là siêu dữ liệu. Nghe có vẻ trừu tượng phải không?
Ví dụ, một bảng biểu trong kho dữ liệu có thể hiểu là một bảng biểu. Bảng biểu này dùng để chứa từng hàng dữ liệu. Nhưng cũng cần mô tả bản thân bảng biểu này một chút, như vậy chúng ta mới có thể hiểu được phần mềm của kho dữ liệu.
Ví dụ: bạn cần mô tả rằng cột dữ liệu này đại diện cho tiền tệ, và một cột dữ liệu khác là ngày tháng. Trong trường hợp này, hệ thống kho dữ liệu sẽ biết rằng không thể đặt số thập phân vào cột ngày tháng. Nghĩa là mô tả dữ liệu trong bảng biểu này là một siêu dữ liệu. Đây là nhân tố nhỏ nhất trong kho dữ liệu, giống như gạch đá, sắt thép và xi măng được sử dụng để xây nhà vậy.
Áp dụng khái niệm này cho siêu vũ trụ, thì đây chính là yếu tố cơ bản nhất được sử dụng để xây dựng vũ trụ ảo này. Ví dụ, tất cả mọi chủng người, mọi loài động vật, cũng như toàn bộ hệ sinh thái, hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, v.v… trong xã hội loài người, đều được họ dùng để xây dựng vũ trụ ảo.
Ví dụ: Nếu bạn đang ở trong thế giới này, nếu là thời điểm của mùa xuân, bạn sẽ thấy trong vũ trụ này hoa tự nhiên sẽ nở. Mùa đông sẽ có tuyết rơi tự nhiên. Mọi người mặc trang phục cũng khác đi nhiều. Bạn sẽ thấy hướng những dòng sông đang chảy, v.v.
Tuy nhiên, các siêu vũ trụ ảo (metaverse) khác nhau có thể tạo ra các vũ trụ khác nhau. Ví dụ: Một siêu vũ trụ ảo khác có thể tạo ra một vũ trụ hoàn toàn khác. Ví như trong vũ trụ này, nước chảy từ dưới lên trên và con người đều có thể bay. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Tất cả những điều này được định nghĩa trong siêu vũ trụ của người ấy.
Nói cách khác, nền tảng này là thứ mà vũ trụ ảo meta muốn làm. Nếu làm tốt, làm một cách cân bằng và thú vị, mọi người sẽ sẵn lòng tham gia và vũ trụ của bạn sẽ tràn đầy sức sống.
Những điều này nghe có vẻ giống như một trò chơi điện tử. Đúng vậy, vì trò chơi là giai đoạn nguyên mẫu của siêu vũ trụ. Sự khác biệt giữa các siêu vũ trụ ảo khác nhau tương tự như sự khác biệt giữa nền tảng Apple và nền tảng Android hiện tại.
Sự khác biệt giữa các siêu vũ trụ thậm chí còn lớn hơn. Bởi Apple và Android chỉ là nền tảng không gian 2 chiều, là các mặt phẳng ảo. Còn các siêu vũ trụ là không gian 3 chiều, không gian lập thể ảo. Vì vậy cảm giác và trải nghiệm sẽ hoàn toàn được tăng thêm 1 chiều không gian. Bạn có thể hình dung ra sự khác biệt này.
Có người đã nói về các đặc điểm của siêu vũ trụ ảo metaverse và tổng hợp 8 đặc trưng: Thân phận, tương tác xã hội, sự chìm đắm (độ nhập vai), độ trễ (trì hoãn) thấp, đa dạng hóa, có mặt ở khắp mọi nơi, hệ thống kinh tế và nền văn minh.
Từ một góc độ khác, khái niệm siêu vũ trụ gồm 3 cấp độ:
Lớp dưới cùng là phần cứng, là mạng tốc độ cao của bạn, gồm mạng 5G, thiết bị VR và AR, phải truyền dữ liệu đủ nhanh, mới có thể đảm bảo độ trễ thấp. Không được vấp, hễ vấp thì cảm giác thực tế của bạn sẽ giảm đi đáng kể, và bạn sẽ bị kéo về với hiện thực.
Cấp độ này có thể kết nối tất cả các nút VR và AR. (VR – Virtual Reality) hay được gọi là “Thực tế ảo”, là công nghệ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Còn công nghệ AR sẽ phủ lên quang cảnh thực tế một số vật thể ảo do máy tính tạo ra, khiến tầm nhìn tổng quan của bạn trở nên phong phú hơn. Nếu nói VR là một thế giới ảo hoàn toàn thì AR chính là thế giới kết hợp giữa thực và ảo.)
Tức là mỗi người đội mũ VR sẽ kết nối thành một vũ trụ. Đây là cấp hỗ trợ thấp nhất. Sự chìm đắm, độ trễ thấp và đặc điểm có mặt ở khắp mọi nơi trong 8 đặc trưng kể trên, cần được giải quyết ở cấp độ này. 5 đặc điểm còn lại cần được giải quyết ở 2 cấp độ còn lại.
Lớp giữa là nền tảng VR, nơi xây dựng hệ sinh thái phát triển phần mềm của toàn vũ trụ. Nó tương tự với các hệ điều hành Android hay Apple hiện nay. Hiện tại, trên thực tế có 3 hệ thống, đó là Android, WindowsMR và PS4.
Lớp trên cùng là các ứng dụng khác nhau trên nền tảng này. Điều này giống với các ứng dụng khác nhau ngày nay. Nhưng chúng là trải nghiệm 3 chiều, không phải là trải nghiệm phẳng hay trải nghiệm 3 chiều giả hiện nay.
Vì sao Facebook muốn trở thành một vũ trụ ảo meta?
Giờ chúng ta sẽ nói rõ ràng hơn về vũ trụ ảo meta. Vì sao họ không tạo ra một ứng dụng bình thường như trước đây?
Trước khi nói về vấn đề này, chúng ta hãy nói về cách kiếm tiền của các công ty công nghệ lớn hiện nay. Có nhiều cách để các công ty công nghệ cao kiếm tiền. Nhưng cách các công ty công nghệ lớn nhất, gặp trở ngại nhất khi kiếm tiền, có thể tóm gọn lại theo 2 cách:
Một là tạo lối vào.
Lối vào là gì? Đó chính là cánh cửa để con người bước vào một thế giới khác. Ví như thông tin trên mạng Internet thì đồ sộ, vậy khi lên mạng bạn sẽ tìm thông tin như thế nào? Trước tiên bạn sẽ nghĩ đến thứ gì đó giúp bạn tìm kiếm. Thứ này chính là cổng truy cập thông tin Internet. Sau đó là công cụ tìm kiếm. Vì vậy những gì Google làm chính là cổng này thông tin này.
Facebook cũng là một lối vào. Bởi mọi người không chỉ cần tìm kiếm thông tin trên Internet, mà còn cần tương tác các hoạt động xã hội với những người khác. Facebook là một cổng sự kiện như vậy, nhưng lượng người ở cổng này ít hơn so với trong công cụ tìm kiếm.
Các trình duyệt IE, Chrome và Firefox trước đây cũng là lối vào. Trước khi lên mạng Internet, bạn cần mở trình duyệt để lướt web. Vì vậy chúng cũng là một lối vào. Nên bạn sẽ thấy những công ty kiếm được nhiều tiền nhất là những công ty tạo ra các lối vào (cổng truy cập thông tin).
Quy mô của lối vào khác nhau, mức độ kiếm tiền cũng sẽ khác nhau. Tất nhiên, điều này cũng liên quan đến câu hỏi kiếm tiền như thế nào. Vài năm trước, nhiều công ty ở Trung Quốc đã tạo ra các trình duyệt. Mục đích của họ khi làm điều này chính là tạo ra một lối vào. Với lối vào này, bạn sẽ có người dùng. Có người dùng cũng tương đương với khả năng sẽ kiếm được tiền.
Ngoài việc tạo ra một lối vào, còn phải làm một nền tảng.
Ví dụ: bạn sử dụng hệ điều hành Windows trên máy tính, hệ điều hành IOS trên Iphone và hệ điều hành Android đều là các nền tảng. Những người khác phát triển phần mềm trên nền tảng của họ và nền tảng này tương tác với phần cứng bên dưới.
Theo cách này, phần mềm của bạn không cần phải trực tiếp kết nối với camera và bàn phím. Bạn có thể gọi chức năng điều khiển camera do hệ thống Android cung cấp. Ngược lại, nếu chương trình của bạn cần tìm hiểu cách điều khiển camera như thế nào, thì dung lượng khai thác của bạn sẽ quá lớn.
Vậy nên các chức năng cơ bản này đều do một nền tảng cung cấp. Vì vậy nếu bạn có thể kiểm soát nền tảng, bạn sẽ có thể kiểm soát hoạt động của tất cả phần mềm trên nền tảng này. Đương nhiên nền tảng cũng là một lối vào. Hơn nữa còn là lối vào to nhất.
Vậy, chúng ta hãy trở về câu hỏi vừa rồi: Tại sao Facebook muốn trở thành một vũ trụ meta? Chúng ta chỉ cần phân tích về Facebook là có thể hiểu rõ. Mặc dù Facebook cũng làm cổng thông tin. Nhưng cổng thông tin của Facebook lại đứng ở phía sau. Bởi dòng người dùng này là như vậy.
Người dùng trước tiên cần một phần cứng như điện thoại di động, máy tính. Sau đó mở trình duyệt, lúc này họ mới có thể nghĩ đến việc truy cập Facebook. Nếu trong nhiều bước này, người dùng bị thu hút bởi những thứ khác, họ có thể sẽ quên mất việc truy cập Facebook. Vậy phải làm thế nào? Để kiếm tiền, bạn phải đặt lối vào lên phía trước!
Hãy nhìn vào Apple với lợi nhuận cao nhất, lối vào của họ bắt đầu trực tiếp từ điện thoại di động và phần cứng máy tính. Sau đó cửa hàng ứng dụng phía sau cũng là của riêng họ. Tất cả các ứng dụng trên Apple phải được chia sẻ với họ. Quảng cáo trong các ứng dụng này cũng hoàn toàn do họ kiểm soát.
Còn Facebook, với tư cách là một ứng dụng di động trên nền tảng Apple, lại là một lối vào bị xếp gần như sau cùng. Như nước từ trên núi chảy xuống, Apple ở đầu thượng nguồn. Người ta uống nước, tắm giặt, cuối cùng lượng nước còn lại mới lại chảy về phía bạn. Làm vậy tất nhiên sẽ khiến Facebook khó chịu.
Nhưng cũng không có cách nào khác. Thời đại máy tính và điện thoại di động đã bị người khác tiếp quản, Facebook chỉ có thể chờ đợi thời đại tiếp theo. Trong kỷ nguyên tiếp theo này, họ nghĩ rằng đó chính là kỷ nguyên của siêu vũ trụ ảo. Họ muốn tạo ra một lối vào và nền tảng của siêu vũ trụ này.
Vì vậy, bạn thấy đấy, tên đầy đủ của cổ phiếu của họ không chỉ có từ Meta, cũng không được gọi là Meta Social Media mà là Meta Platform Inc. Điều này rất quan trọng. Trong tâm họ biết rất rõ rằng thời xưa chiếm được núi là vua, nhưng ngày nay chiếm được nền tảng là vua!
Hiện mũ bảo hiểm thực tế ảo VR của Facebook đã chiếm thị phần cao nhất. Phần cứng của họ là Oculus, hiện chiếm 38,7% thị phần. Đầu tiên, phải chiếm lĩnh nền tảng phần cứng ban đầu và lối vào phần cứng.
Vì sao Facebook chọn thời điểm này?
Bạn thấy đấy, trước khi họ đổi tên, hầu hết chúng ta đều chưa từng nghe đến thuật ngữ này. Siêu vũ trụ ảo dường như rất xa vời với chúng ta.
Chúng ta muốn tìm kiếm tất cả các báo cáo trên các kênh truyền thông về việc Facebook đổi tên, gồm cả phân tích của Phố Wall hoặc các công ty công nghệ khác về siêu vũ trụ ảo metaverse. Tất cả chúng ta đều cảm thấy khái niệm về metaverse vẫn còn quá sớm. Bản thân Zuckerberg cũng dự đoán rằng metaverse sẽ có ảnh hưởng đến thương mại vào gần cuối những năm cuối của thế kỷ 20 này. Vậy tại sao hiện giờ họ lại ‘gióng trống khua chiêng’ sẽ đổi tên công ty. Tại sao lại như vậy?
Ngoài ra, nhìn vào doanh số thực tế của thiết bị VR, các lô hàng thiết bị VR toàn cầu hiện chỉ có khoảng 5 triệu chiếc. Mặc dù trong nửa đầu năm nay, tổng cộng các lô hàng VR đạt 3,17 triệu chiếc, IDC (Trung tâm Dữ liệu Internet) lạc quan rằng dự kiến sẽ vượt 8 triệu chiếc trong cả năm. Nhưng số lượng này vẫn chưa bằng 4% thị trường máy tính xách tay hoặc điện thoại di động. Do đó, các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Đài Loan thậm chí đều không muốn sản xuất thiết bị VR.
Năm ngoái, 3 thương hiệu hàng đầu trên thị trường VR là Sony, Pico và Oculus của Facebook. Mặc dù 1 trong 3 thương hiệu này là của Mỹ và của Nhật, nhưng kỳ thực tất cả đều được sản xuất bởi các OEM Trung Quốc. Đặc biệt khi chỉ riêng công ty Goertek đã kiểm soát ít nhất 70% đơn đặt hàng thiết bị gốc trên toàn bộ thị trường VR. Hơn nữa họ nhận đơn đặt hàng này là nhờ có trợ cấp của chính phủ.
Bởi lượng đặt hàng quá ít, sẽ khó hình thành lợi thế theo quy mô, về căn bản sẽ không đem lại lợi nhuận gì, nên các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) của Đài Loan đều không muốn nhận. Bởi lý do là nhà sản xuất Foxconn của Đài Loan có tính cạnh tranh cao hơn nhiều, nên họ phải có khả năng nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn mới phải.
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng toàn bộ thị trường VR còn xa mới thực sự bước vào việc thị trường hóa quy mô lớn và sinh lời.
Vì sao Facebook lại đổi tên vào thời điểm này? Vì sao họ lại vội vàng đến vậy?
Chúng ta sẽ phân tích việc này. Facebook mong muốn làm điều này vì 2 nguyên nhân. Trên thực tế, chính Facebook đã tiết lộ 2 lý do này trong báo cáo tài chính của mình:
Lý do đầu tiên là doanh thu chính của công ty họ đến từ quảng cáo.
Năm 2020, doanh thu quảng cáo chiếm 98% tổng doanh thu của công ty, con số này rất cao. Facebook luôn muốn mở rộng các kênh doanh thu nhưng vô ích.
Vì sao họ muốn mở rộng doanh thu? Như đã đề cập trước đó, cổng thông tin người dùng của họ bị xếp sau cùng. Chúng là các ứng dụng điện thoại di động. Loại kênh này rất dễ dàng bị những công ty có cổng thông tin phía trước lấy mất.
Nguyên nhân thứ hai là do tốc độ tăng trưởng kinh doanh quảng cáo giảm sút.
Giá quảng cáo bình quân của Facebook năm 2020 đã giảm khoảng 9% so với cùng kỳ trong quý III, và giảm 16% trong cùng kỳ 3 quý đầu năm.
Tất nhiên, sau đợt dịch năm 2021, chúng sẽ tăng trưởng trở lại. Nhưng bản thân Facebook cho rằng sự sụt giảm này là không thể tránh khỏi.
Có hai nguyên nhân: Một là do ngân sách quảng cáo của các nhà quảng cáo giảm. Chủ yếu là do chuỗi cung ứng bị chặn và lợi nhuận bị co lại do lạm phát. Hai là do việc nâng cấp chính sách bảo mật mới của hệ thống IOS của Apple. Đây là những gì chúng ta vừa nói. Mối quan tâm lớn nhất của Facebook là các nền tảng thượng nguồn đã bắt đầu bơm rất nhiều nước. Họ đã để mắt đến miếng bánh quảng cáo lớn của Facebook.
Sau khi Apple nâng cấp chính sách bảo mật này, vì sao chúng lại có tác động lớn như vậy? Nói một cách đơn giản, Apple không cho phép Facebook biết quá nhiều thông tin về người dùng. Đây chính là quyền hạn mà nền tảng IOS của Apple có thể kiểm soát các ứng dụng, như chúng ta vừa nói trước đó.
Điều này sẽ khiến Facebook đẩy quảng cáo không còn chính xác như trước nữa. Tức là hiệu quả quảng cáo sẽ giảm sút. Tất nhiên sẽ khiến các nhà sản xuất không sẵn sàng tiếp tục đầu tư nhiều cho quảng cáo như trước.
Vậy nên, từ sau khi chính sách bảo mật của Apple thay đổi, thu nhập quảng cáo của công ty này đã tăng vọt hơn 2 lần! Điều này vẫn chưa đủ đáng sợ. Nền tảng Android của Google cũng muốn học hỏi từ Apple, nâng cấp quyền riêng tư và bảo mật của người dùng.
Vậy thì từ nay về sau việc Facebook đánh cắp dữ liệu người dùng sẽ ngày càng khó khăn hơn. Điều này tương đương với việc một cánh tay tay lớn đã kẹp cổ Facebook. Còn cánh tay kia cũng đang vươn đến.
Vậy nên, lúc này Facebook quả thực rất lo lắng. Bản thân họ không có nền tảng như điện thoại Android hay Apple. Họ chỉ có thể nhìn sắc mặt của Android hay Apple mà hành sự trên các nền tảng này.
Thế thì nên làm thế nào? Vì vậy, Facebook mới nói rằng: Trong năm nay, họ sẽ đầu tư 10 tỷ đô la Mỹ vào lĩnh vực VR / AR, và khoản đầu tư này sẽ được tiếp tục trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Zuckerberg cũng đang chơi một canh bạc, hy vọng có thể thoát ra khỏi chiếc vỏ ốc của mình trước khi bị mắc kẹt.
Tại sao đây lại là một canh bạc? Bởi công nghệ trong thế giới ảo này vẫn chưa ổn định. Ví dụ, nếu 3D mắt thường trở thành hiện thực, thì công nghệ VR của thiết bị đeo có thể bị xóa sổ ngay lập tức. Nghĩa là còn khá nhiều yếu tố chưa xác định bên trong.
Kỳ thực, tôi nghĩ rằng người nước ngoài không giống người Trung Quốc. Nếu người Trung Quốc ở vào vị trí của Zuckerberg, có lẽ họ sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại di động, giống như công ty như Huawei. Bởi điện thoại di động cũng là lối vào của người dùng. Hơn nữa ngưỡng của điện thoại di động thấp hơn nhiều so với VR. Sau đó bạn có thể tùy chỉnh sâu hơn vào hệ thống Android của mình trên chiếc điện thoại này. Các công ty Trung Quốc về cơ bản đều tuân theo quy trình này.
Dẫu sao cũng phải làm siêu vũ trụ ảo metaverse, chúng ta hãy cùng chờ xem những mô hình lợi nhuận mà họ có thể áp dụng sẽ kiếm lời như thế nào.
Cách đơn giản nhất là bán phần cứng, bán Oculus, phải vậy không? Tuy nhiên, thứ này hiện có giá rất rẻ, phải bán lỗ, chỉ có 299USD. Thứ hai, hoa hồng nền tảng và chia sẻ doanh số bán phần mềm trên nền tảng này, đều giống với phương pháp sinh lời hiện tại của Apple. Thứ ba, việc bán thiết bị trong vũ trụ ảo cũng giống như bán thiết bị trong các trò chơi điện tử. Thứ tư là quảng cáo. Bốn phương pháp này đều là mô hình sinh lời truyền thống.
Đây là mô hình lợi nhuận mới mà chúng ta cần chú trọng. Vũ trụ ảo là một hệ sinh thái rộng lớn, tương tự như một quốc gia và một xã hội, và quốc gia này được quản lý bởi Facebook. Vì vậy nó có thể có một mô hình lợi nhuận mới cho mọi người. Nghĩa là thu thuế hoặc là thu thuế trá hình với từng người dùng hoặc các thương gia. Nghĩa là có thể họ sẽ không dùng thuật ngữ này, nhưng về bản chất là như nhau!
Họ sẽ thu thuế sau bất kỳ giao dịch hàng hóa nào trong vũ trụ ảo này, bởi họ đóng vai trò là chính phủ. Hơn nữa chính phủ này còn có tính xuyên quốc gia. Hiện nó có 2,6 tỷ người dùng trên toàn thế giới, gần gấp đôi dân số của Ấn Độ. Tính theo nhân khẩu, chẳng phải đây sẽ là quốc gia ảo lớn nhất thế giới hay sao? Vậy Zuckerberg chẳng phải sẽ trở thành vị hoàng đế lớn nhất trong lịch sử nhân loại hay sao?
Cuối cùng, chúng ta hãy trả lời một câu hỏi khác.
Một người nghèo có thể trở thành người giàu trong siêu vũ trụ ảo không?
Liệu họ có thể tận hưởng một cuộc sống mà trước đây chưa từng có? Nó có thể thay đổi vận mệnh của họ không? Câu trả lời là KHÔNG. Vì sao?
Vì sự phân bổ tài nguyên của hệ thống vũ trụ ảo này có khả năng liên quan đến nỗ lực hoặc sự giàu có của con người. Ví như bạn phải trả nhiều tiền hơn, mới có thể được trải nghiệm một ngôi nhà ảo, đồ nội thất, … tốt hơn. Vì vậy những người sẵn sàng tiêu tiền và những người giàu, sẽ có nhiều khả năng trải nghiệm được những môi trường ảo tốt hơn những người nghèo.
Nếu không, thì làm thế nào vũ trụ ảo này có thể sinh lời? Vì vậy, về cơ bản một người nghèo trong xã hội thực rất có khả năng vẫn là một người nghèo trong vũ trụ ảo.
Tóm lại, hôm nay chúng ta đã nói về siêu vũ trụ ảo metaverse là gì, tại sao Facebook muốn tạo ra siêu vũ trụ ảo metaverse, và tại sao họ lại mong muốn trở thành metaverse, các mô hình lợi nhuận của metaverse là gì, người nghèo có thể vẫn hoàn nghèo trong metaverse.
Siêu vũ trụ ảo nhất hiện đang được Hàn Quốc coi trọng như trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây. Đây là công nghệ mới nhất và là công nghệ không chắc chắn nhất. Vì vậy nó đáng được chúng ta quan tâm lâu dài.
Cuối cùng, nếu nhìn lại lịch sử loài người, hàng ngàn năm qua, về cơ bản loài người đã chịu sự quản lý của luật pháp, truyền thống xã hội và đạo đức luân lý. Khi đó, luật pháp cũng rất đơn giản, và có rất ít người quản lý, cũng không có công nghệ. Vậy nên người dân thời đó có sự tự do rất lớn, nhưng họ vẫn khá tự giác, kỷ luật.
Sau này nhà nước chuyên chế thời cận đại đã xuất hiện. Họ quản lý người dân không hoàn toàn chỉ dựa vào đạo đức và pháp luật, mà bản thân các chức sắc của chính phủ đã trở thành luật. Họ có thể tùy ý định đoạt số phận của những người bên dưới.
Xu hướng chúng ta đang thấy ngày nay là các công ty công nghệ cũng đã trở thành một kiểu quyền lực quản lý. Ví dụ: họ có thể trực tiếp đóng hoặc hạn chế tài khoản của bạn, hoặc hạn chế quyền ngôn luận của bạn. Điều này tương tự như việc bỏ tù hoặc tước bỏ quyền lực chính trị trong thế giới thực. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây cũng là một hình phạt dành cho các công dân trong xã hội. Nhưng hình phạt của họ không cần trải qua bất kỳ quá trình xét xử nào, cũng không cần tuân theo bất kỳ điều luật nào.
Vì vậy, đây cũng giống như một thứ quyền lực chính trị toàn trị, chỉ là nó ở trong không gian ảo mà thôi. Kỳ thực, chúng ta đã học được điều gì đó về những chuyện kiểu như thế này trong cuộc bầu cử tổng thống lần trước.
Vậy nên, dù là siêu vũ trụ ảo, hay bất cứ thứ gì khác, đều đòi hỏi sự can thiệp của pháp luật và tư pháp, mới có thể khiến khoa học và công nghệ thực sự hướng tới con người, hơn là bắt nạt con người. Các bạn nghĩ sao về điều này?
Theo Allen Zhang / Vision Times
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)
Xem thêm: