New York Times và hàng thập kỷ đưa tin bóp méo về Trung Quốc

Tờ New York Times đã đưa tin sai lệch về Trung Quốc cộng sản, bao gồm cả cuộc đàn áp Pháp Luân Công của chế độ này như thế nào.

Vào những thời điểm quan trọng trong 25 năm qua, tờ New York Times đã hỗ trợ lợi ích của một phe phái quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, phe phái chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo đối với người tập Pháp Luân Công.

Phân tích thống kê các bài báo đăng tải cho thấy New York Times đã bóp méo tin tức về Trung Quốc và dẫn dắt độc giả sai hướng. Nhiều chuyên gia phân tích chính trị và địa chính trị cũng chỉ ra vấn đề này.

Một số chuyên gia cho biết, do ảnh hưởng của New York Times đối với chính sách của Hoa Kỳ, nên mức độ đưa tin sai lệch này có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng và tài sản khó định lượng.

Theo các cựu nhân viên của New York Times, trong nhiều thập kỷ tờ báo này đã định vị bản thân là một tờ báo toàn cầu, nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc tiếp cận Trung Quốc. Điều này có nghĩa là tờ báo cần phải thuyết phục chế độ cộng sản rằng sự hiện diện của nó sẽ mang lại lợi ích cho chế độ.

New York Times chưa bao giờ giải thích cái giá mà họ phải trả để được bước chân vào Trung Quốc.

Trụ sở tờ báo New York Times tại thành phố New York, Mỹ.
Trụ sở tờ báo New York Times tại thành phố New York, Mỹ. (Ảnh: Osugi, Shutterstock)

Vấn đề luôn là: nếu bạn muốn trở thành một tờ báo toàn cầu, bạn sẽ phải làm gì để khiến Trung Quốc hài lòng và cho phép duy trì hoạt động kinh doanh ở đó?” Tom Kuntz, cựu biên tập viên của New York Times, nói với tờ Epoch Times.

Luôn xảy ra căng thẳng, và tôi biết họ cũng như nhiều công ty khác đã cố gắng duy trì khả năng tiếp cận Trung Quốc”, Bradley Thayer, cựu thành viên cấp cao tại Viện Chính sách An ninh, chuyên gia đánh giá chiến lược về Trung Quốc, cộng tác viên của Epoch Times, nhận xét thẳng thắn hơn. “Nếu họ không đưa tin về chế độ theo cách mà chế độ muốn, họ sẽ bị cho vào danh sách đen. Họ sẽ không thể quay trở lại Trung Quốc”.

Vì vậy, những công ty này đều vì lợi ích cá nhân mà đi theo đường lối của Đảng [Cộng sản Trung Quốc].”

Các chuyên gia nhận xét rằng khi đưa tin về chính trị Trung Quốc, tờ New York Times đã mô tả sự thật trong trường hợp độc giả không dễ bị lừa dối, và che đậy những điểm đáng lẽ phải đào sâu hơn, cho thấy mối quan hệ lợi ích thân thiết với phe phái của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Giang Trạch Dân.

Vị thế đặc quyền

New York Times đã phát triển mối liên hệ đặc biệt với Giang Trạch Dân vào năm 2001, khi chủ báo lúc bấy giờ là Arthur Sulzberger Jr. cùng một số biên tập viên và phóng viên có cơ hội tiếp kiến hiếm hoi với nhà độc tài.

Tờ báo đã thực hiện một cuộc phỏng vấn độc quyền với tiêu đề “Giang Trạch Dân: Tôi hy vọng thế giới phương Tây có thể hiểu Trung Quốc hơn”.

Chỉ trong vài ngày, ĐCSTQ đã bỏ chặn quyền truy cập vào trang web của tờ New York Times ở Trung Quốc.

Một tháng sau, ĐCSTQ đã bỏ chặn một số trang tin tức phương Tây khác, bao gồm Washington Post, Los Angeles Times, San Francisco Chronicle và BBC. Các trang web này lại bị chặn trong vòng một tuần.

Trong khi đó, tờ New York Times vẫn có thể được truy cập. Người dùng báo cáo rằng nội dung trên New York Times đã bị chặn “có chọn lọc”.

Cuộc phỏng vấn của New York Times diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với Giang Trạch Dân. Ông này chỉ còn hơn một năm nhiệm kỳ trước khi phải giao quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc cho Hồ Cẩm Đào, hoàn thành yêu cầu mà người tiền nhiệm trước đó là Đặng Tiểu Bình đã đặt ra.

Nhưng mọi chuyện không suôn sẻ với Giang Trạch Dân. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công – chiến dịch chính trị mà Giang Trạch Dân phát động nhằm thâu tóm quyền lực – đã không đạt được mục tiêu dự kiến. Tệ hơn nữa, các phương tiện truyền thông nước ngoài, bao gồm Wall Street Journal và Washington Post, đang tách khỏi tuyên truyền chống Pháp Luân Công của chế độ cộng sản, và nêu bật các báo cáo về việc giam giữ và tra tấn trái pháp luật.

Ngược lại, tờ New York Times tỏ ra hữu ích nhất cho chiến dịch của Giang. Vào thời điểm phỏng vấn năm 2001, tờ báo đã đăng hàng chục bài viết về Pháp Luân Công, hầu hết đều lặp lại những tuyên truyền miêu tả môn tập này là một “giáo phái” với nghĩa tiêu cực, sử dụng từ “cult” hoặc “sect”.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện bao gồm các bài tập và bài giảng dựa trên nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn. Môn này được giới thiệu ra công chúng ở Trung Quốc vào năm 1992 và đến cuối thập kỷ trước, ước tính có khoảng 70 triệu đến 100 triệu người đã theo tập.

NYT bop meo 01 scaled
Tính đến năm 2001, tờ New York Times đã đăng hàng chục bài viết về Pháp Luân Công, hầu hết đều lặp lại những tuyên truyền của chế độ, miêu tả môn tập này là một “giáo phái” với nghĩa tiêu cực, sử dụng từ “cult” hoặc “sect”. (Ảnh chụp màn hình qua Epoch Times, New York Times)

Vào tháng 1 năm 2001, truyền thông nhà nước Trung Quốc tuyên bố rằng một số người tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh là người tập Pháp Luân Công. Tờ Washington Post đã cử một phóng viên để kiểm chứng câu chuyện. Trong khi đó, tờ New York Times ngay lập tức coi điều chế độ nói là sự thật.

New York Times vốn được ca tụng về khả năng điều tra nhạy bén. Và nếu tờ báo này thật sự điều tra, giống như các hãng thông tấn khác, thì sẽ phát hiện ra rằng vụ tự thiêu đã được dàn dựng.

Sau khi người đàn ông đầu tiên bắt đầu “tự thiêu” giữa quảng trường, bốn cảnh sát đã lấy được một số bình chữa cháy, lao đến và dập lửa, tất cả chỉ xảy ra trong vòng chưa đầy một phút.

Với quy mô của quảng trường Thiên An Môn, điều này là bất khả – trừ khi các sĩ quan đã chuẩn bị sẵn bình chữa cháy và biết trước nơi nào trên quảng trường sẽ cần đến chúng vào ngày hôm đó. Đây chỉ là một trong hàng chục mâu thuẫn được các nhà điều tra độc lập chỉ ra.

Ngay cả khi không điều tra, vụ việc cũng không có ý nghĩa thực tế. Theo tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người tự thiêu tin rằng việc đó sẽ đưa họ lên thiên đường. Nhưng Pháp Luân Công không có giáo lý nào như vậy. Pháp Luân Công coi việc tự tử là sát sinh và nghiêm cấm hành vi này. Trên thực tế tính đến thời điểm vụ tự thiêu diễn ra, trong số hàng chục triệu người tập luyện Pháp Luân Công, chưa hề có ai từng công khai tự thiêu, và cho đến nay cũng không ai từng làm như vậy.

Phóng viên của tờ Washington Post từng điều tra về một số người “tự thiêu” được cho là đã trở về quê hương, và phát hiện ra rằng không ai từng thấy họ tập Pháp Luân Công cả. Ngay cả khi thông tin này được công bố, tờ New York Times vẫn tiếp tục lặp lại tuyên truyền của chế độ Trung Quốc.

NYT bop meo 02
Tờ New York Times lặp lại lập trường của chế độ Trung Quốc về vụ “tự thiêu” tại Quảng trường Thiên An Môn năm 2001.

Xem thêm phim tài liệu phân tích các tình tiết và video được công bố:

Giang Trạch Dân rõ ràng đã hài lòng với New York Times, gọi nó là “một tờ báo rất hay” trong cuộc phỏng vấn năm 2001.

Một số chuyên gia khẳng định cách đối xử với vấn đề Pháp Luân Công để nhận được sự ưu ái của Giang Trạch Dân là đặc biệt quan trọng, vì đó chính là nguyên tắc chính trị cốt lõi của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bảo vệ di sản của một nhà độc tài

Đến năm 2002, New York Times đã hoàn toàn ủng hộ Giang Trạch Dân. Trích dẫn nguồn tin của chế độ, tờ báo tuyên bố rằng Pháp Luân Công đã bị “đè bẹp” thành công. New York Times cho rằng Pháp Luân Công đã lỗi thời và rằng môn nay chỉ từng có tối đa 2 triệu người theo tập. Tờ báo còn đi xa hơn khi cho rằng con số mà Pháp Luân Công nêu ra là 100 triệu người là vô căn cứ.

Tuy nhiên, một vài năm trước đó, trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc, nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và Trung Quốc, bao gồm cả Associated Press (AP) và New York Times, đã đưa ra con số 70 triệu hoặc 100 triệu người theo tập, với nguồn là ước tính của Cục Quản lý Thể thao Nhà nước Trung Quốc. Ước tính này dựa trên một cuộc khảo sát quy mô lớn về Pháp Luân Công được thực hiện vào cuối những năm 1990.

NYT bop meo 03
Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây và Trung Quốc đã đưa tin về con số 70 triệu hoặc 100 triệu người theo tập trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Năm 1998, đài truyền hình Thượng Hải do nhà nước Trung Quốc kiểm soát đã quảng bá Pháp Luân Công, tuyên bố rằng “100 triệu người trên khắp thế giới đang theo học Pháp Luân Đại Pháp.” (Ảnh chụp màn hình Epoch Times, New York Times, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp)

Trong khi đó, New York Times đã miêu tả Giang Trạch Dân là một trong những nhà cải cách thân thiện, người đã đưa Trung Quốc bước lên vũ đài thế giới.

Ông Giang, theo thuật ngữ Trung Quốc, là người thân Mỹ sâu sắc”, câu nói này xuất hiện trên một bài xã luận năm 2002 của cộng tác viên thường xuyên của New York Times.

Bài báo trên cho biết, bất chấp những vi phạm trong quá khứ, Trung Quốc đang “trở nên cởi mở hơn, bao dung hơn và quan trọng hơn”. Việc Giang Trạch Dân vẫn giữ chức vụ cao nhất trong quân đội Trung Quốc sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2002 được bài báo miêu tả là một dấu hiệu quyền lực gây tranh cãi.

Bài báo thậm chí còn đăng một câu chuyện về việc người Trung Quốc hành hương đến quê hương của Giang Trạch Dân để nghiên cứu cách môi trường địa phương “nuôi dưỡng” ra người lãnh đạo tương lai của đất nước. Đi sâu vào lịch sử gia đình Giang, bài báo đã bỏ qua một sự thật nhạy cảm nhất: cha Giang Trạch Dân là quan chức tuyên truyền trong chính phủ bù nhìn do Nhật Bản dựng lên trong Thế chiến thứ hai, và do đó là kẻ phản bội trong mắt người Trung Quốc.

Bộ máy an ninh quốc gia

Khi đưa tin tức trên, bản thân New York Times đã không nắm bắt được đầy đủ ý nghĩa của việc Giang Trạch Dân mở rộng Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan cai trị đất nước, từ 7 lên 9 thành viên. Động thái này cho phép Giang bổ sung người đứng đầu các hoạt động tuyên truyền, Lý Trường Xuân, cũng như người đứng đầu Ủy ban Chính trị và Pháp luật, La Cán.

Dưới thời Giang Trạch Dân, Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã phát triển thành một tập đoàn khổng lồ đầy quyền lực, kiểm soát toàn bộ bộ máy an ninh quốc gia. Điều này có được là nhờ chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Vì trong luật pháp Trung Quốc, Pháp Luân Công chưa bao giờ chính thức bị đặt ra ngoài vòng pháp luật nên Giang Trạch Dân đã thành lập một tổ chức cảnh sát ngoài vòng pháp luật, gọi là Phòng 610, để thực hiện cuộc đàn áp. Ông ta giao cho La Cán phụ trách, cho ông này toàn quyền sử dụng mọi nguồn lực cần thiết của bộ máy an ninh để “tiêu diệt” Pháp Luân Công.

Nhưng Pháp Luân Công không giống bất kỳ nhóm nào khác mà chế độ Trung Quốc từng tìm cách đàn áp. Các chiến thuật như bắt giữ người đứng đầu tỏ ra không hiệu quả. Ngoại trừ người sáng lập Pháp Luân Công đã đang là công dân Hoa Kỳ, Pháp Luân Công không tồn tại hệ thống phân cấp bậc. Những người được gọi là “điều phối viên” địa phương chỉ là người tự phát hỗ trợ các hoạt động đơn giản như tổ chức nhóm luyện các bài tập tại công viên. Khi những người đó bị bắt, người khác dễ dàng đảm nhận vai trò này.

Khi cuộc đàn áp leo thang, người tập Pháp Luân Công đã ngừng tổ chức các hoạt động công cộng ở Trung Quốc và thay vào đó tập trung vào việc “làm sáng tỏ sự thật” – giải thích sự thật về Pháp Luân Công và sự thật về cuộc đàn áp bằng cách truyền miệng. Để đối phó với việc này, bộ máy an ninh của chế độ đã phải xác định danh tính, giám sát và bắt giữ từng người một – đó là một quá trình tiêu tốn rất nhiều nguồn lực.

Một số nhà phân tích nhận xét, cuộc đàn áp đòi hỏi phải mở rộng quy mô bộ máy cảnh sát và quy mô giám sát quốc gia. La Cán và người kế nhiệm ông ta, Chu Vĩnh Khang, đã thực hiện việc này.

Theo nhà bình luận chính trị Trung Quốc, ông Hoành Hà, hệ thống pháp luật của Trung Quốc bấy giờ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, đã bị bóp nghẹt bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

NYT bop meo 04 scaled

Ông nói: “[Đảng Cộng sản Trung Quốc] đã đưa ra một ngoại lệ: Mọi điều luật đều được ngầm hiểu là [có thêm cụm từ] ‘ngoại trừ [đối với người tập] Pháp Luân Công’”.

Ông Hoành Hà cho biết thông thường, người tập Pháp Luân Công sẽ bị đưa ra xét xử vì tội “phá hoại việc thực thi luật pháp”. Điều luật này được diễn giải theo nghĩa rộng, là nhắm vào bất cứ điều gì mà chế độ cho là đáng bị đàn áp.

Hệ thống pháp luật đã quen với điều này. Và họ sẽ không dừng lại [ở Pháp Luân Công]. Họ sẽ sử dụng cách làm này để mở rộng quyền lực [đàn áp] lên những người khác”, ông Hoành Hà nói.

Đó là lý do tại sao Trung Quốc chưa bao giờ có thể thiết lập được một hệ thống pháp luật thực sự”.

NYT bop meo 05
Người tập Pháp Luân Công tham gia cuộc diễu hành kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp ở Trung Quốc, tại Thành phố New York vào ngày 10 tháng 5 năm 2024. (Ảnh: Samira Bouaou, Epoch Times)

Càng ngày, các nhà hoạt động nhân quyền, người theo Phật giáo Tây Tạng, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và những người Kitô hữu không đăng ký với chính quyền, càng bị đàn áp bằng những chiến lược và bộ máy vốn được tạo ra để đàn áp Pháp Luân Công.

Những điều nói trên đã không xuất hiện trên New York Times.

Khi phóng viên Joseph Kahn của tờ báo này đăng tải một loạt câu chuyện về hệ thống tư pháp của Trung Quốc, chỉ ra những bản án đã được định trước về mặt chính trị, chỉ ra những lời thú tội do bị tra tấn, thì ông cũng hầu như không đề cập đến Pháp Luân Công. Joseph Kahn nhận giải Pulitzer danh giá, sau đó chuyển sang lãnh đạo mảng đưa tin quốc tế của New York Times, và vào năm 2022, trở thành tổng biên tập.

Không viết về Bạc Hy Lai

Bạc Hy Lai từng được coi là ngôi sao đang lên của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông ta là một trong những “thái tử Đảng” – con trai của một trong những nhà cách mạng cộng sản Trung Quốc đầu tiên.

Bạc Hy Lai từng được chuẩn bị cho vị trí lãnh đạo ĐCSTQ. Năm 1993, ông ta được bổ nhiệm làm thị trưởng Đại Liên, một thành phố cảng lớn ở phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh.

Theo tài xế của Bạc Hy Lai – người tiết lộ thông tin cho một nhà báo Trung Quốc, Giang Trạch Dân đã sớm thúc giục Bạc Hy Lai sử dụng vấn đề Pháp Luân Công như một nấc thang trong sự nghiệp.

Tờ New York Times chưa bao giờ đi sâu tìm hiểu những vấn đề này và luôn phớt lờ sự tham gia của Bạc Hy Lai vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Đến năm 2009, người tập Pháp Luân Công đã nộp hơn 70 đơn kiện lên hơn 30 tòa án trên khắp thế giới chống lại Giang Trạch Dân và những thủ phạm khác trong cuộc đàn áp. Trong đó có hàng chục vụ kiện chống lại Bạc Hy Lai.

NYT bop meo 06
Một số tài liệu tòa án về các vụ kiện Giang Trạch Dân và đồng bọn liên quan đến chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công tại Tòa án quận Columbia, Tòa án quận Bắc Illinois, Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ cho Khu vực thứ bảy.

Một số tòa án Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết vắng mặt đối với các cá nhân có liên quan đến việc tra tấn.

Năm 2009, một tòa án Tây Ban Nha đã truy tố 5 quan chức và cựu quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về tội tra tấn, bao gồm cả Giang Trạch Dân, La Cán và Bạc Hy Lai. Cùng năm đó, một tòa án Argentina đã ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với Giang Trạch Dân và La Cán.

Tờ New York Times đã phớt lờ tất cả những diễn biến này. Vào năm 2014, New York Times đưa tin rằng Quốc hội Tây Ban Nha đang chuẩn bị hạn chế quyền tài phán quốc tế của các tòa án vì nó “làm phức tạp hoạt động ngoại giao theo những cách không thể đoán trước”.

Bài báo miêu tả các thẩm phán là những người “quá hăng hái” và “những kẻ khiêu khích”.

Bài báo đề cập đến lệnh bắt giữ do một thẩm phán Tây Ban Nha ban hành đối với Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng, vì vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Nó cũng đề cập đến các trường hợp chống lại các quan chức Mỹ và Israel. Nhưng còn trường hợp của Pháp Luân Công?

Giết người lấy nội tạng

Năm 2006 bắt đầu xuất hiện thông tin từ Trung Quốc về một hình thức tội phạm mới do nhà nước hậu thuẫn: giết hại tù nhân lương tâm để lấy nội tạng theo yêu cầu.

Đầu tiên, vợ cũ của một bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã tiếp cận tờ Epoch Times với cáo buộc rằng có một nơi giam giữ mà hầu hết các tù nhân là người tập Pháp Luân Công và họ vẫn còn sống khi nội tạng của họ bị lấy đi. Ngay sau đó, một cựu sĩ quan quân đội cũng đưa ra cáo buộc tương tự.

Vụ việc bị phanh phui sau khi các nhà nghiên cứu ở nước ngoài bắt đầu gọi điện đến các bệnh viện Trung Quốc, đóng giả là bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân cần cấy ghép. Trong các cuộc trò chuyện được ghi âm, các bác sĩ đã công khai xác nhận rằng nội tạng hầu như luôn có sẵn theo yêu cầu, chỉ trong vòng 1 hoặc 2 tuần. Một số thậm chí còn khẳng định rằng họ có thể cung cấp nội tạng “từ Pháp Luân Công” sau khi nhà điều tra giả làm bệnh nhân nói rằng họ nghe nói nội tạng từ người tập Pháp Luân Công là những nội tạng khỏe mạnh nhất.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tờ New York Times đã giúp chế độ cộng sản Trung Quốc che giấu vấn đề giết người để lấy nội tạng.

Năm 2014, chính quyền Trung Quốc tuyên bố sẽ chấm dứt việc sử dụng tử tù để cấy ghép tạng. Tuy nhiên một phóng viên của New York Times, Didi Kirsten Tatlow, đã nhận được thông tin cho rằng hoạt động này vẫn chưa dừng lại và các tù nhân lương tâm vẫn đang bị sử dụng như nguồn tạng. New York Times đã ngăn chặn Tatlow điều tra sâu hơn. Không lâu sau, cô thôi việc.

Tôi có ấn tượng là tờ New York Times, tờ báo tôi làm việc vào thời điểm đó, không hài lòng khi tôi theo đuổi những câu chuyện này, và sau một thời gian đầu cho phép, tờ báo đã khiến tôi không thể tiếp tục theo đuổi nữa”, Tatlow nói trong lời khai năm 2019 trước Tòa án nhân dân độc lập điều tra về thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Tòa án bao gồm một hội đồng chuyên gia độc lập ở London đã xem xét các bằng chứng về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Tòa đã kết luận rằng chính quyền Trung Quốc thực sự đã mổ lấy nội tạng từ người tập Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác trên quy mô lớn. Nhưng New York Times đã phớt lờ cả phán quyết và hàng loạt bằng chứng, bao gồm cả tuyên bố của Tatlow. (Xem bài: Tòa án: Trung Quốc thu hoạch nội tạng, phạm tội ác Chống lại loài người)

Gần đây, một phát ngôn viên của New York Times đã nói với Epoch Times rằng tờ báo này có đề cập đến vấn đề “cưỡng bức hiến tạng” ở Trung Quốc, tham khảo tới một bài báo năm 2016 của chính Tatlow, người đã buộc phải rời khỏi New York Times vì theo đuổi chủ đề đó. Bài báo mới chỉ đưa ra các cáo buộc nhưng chưa thảo luận về các bằng chứng cơ bản.

Vào ngày 16 tháng 8, tờ New York Times lại đăng một bài báo phớt lờ vô số bằng chứng về việc chế độ cộng sản Trung Quốc giết hại các tù nhân Pháp Luân Công để lấy nội tạng. Thay vào đó, New York Times dựa vào lời của duy nhất một nhà nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng không có bằng chứng cho cáo buộc này.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, một tổ chức phi lợi nhuận theo dõi cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã phản đối cụm từ “cưỡng bức hiến tạng”. Tổ chức này cho biết thật là “kỳ lạ” khi sử dụng hai từ có ý nghĩa trái ngược nhau là “cưỡng bức” và “hiến” trong cùng một cụm từ.

Trong một báo cáo tháng Ba mô tả chi tiết bài viết “đáng xấu hổ” của New York Times về Pháp Luân Công, Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã đề cập đến cái giá phải trả về nhân mạng do sự thất bại của báo chí.

NYT bop meo 07 scaled

Tác động của việc tờ Times đưa tin sai lệch, và cách đối xử vô trách nhiệm của tờ báo này khi coi người tập Pháp Luân Công là “nạn nhân không xứng đáng [được bảo vệ] đã góp phần khiến những kẻ phạm tội được miễn trừ trách nhiệm, và đã góp phần cướp đi sự ủng hộ quốc tế cần thiết đối với các nạn nhân. Điều này chắc chắn đã mang tới những khổ đau và thiệt hại lớn hơn về nhân mạng ở Trung Quốc Đại Lục”.

Những phân tích trên đây không có nghĩa là tờ New York Times hoàn toàn phớt lờ những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Nói đúng hơn, một số người lập luận rằng đó là một cách tiếp cận tẩy trắng.

Mời xem video: Toàn cảnh vụ nhân chứng SỐNG SÓT đầu tiên sau mổ cướp tạng tại TQ, bước ra tố cáo tội ác

Phê bình an toàn

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã thống kê, từ năm 2009 đến năm 2023, tờ New York Times chỉ đăng 17 bài về Pháp Luân Công, nhưng có hơn 200 bài về vấn đề Duy Ngô Nhĩ và hơn 300 bài về Tây Tạng.

Theo ông Trevor Loudon, một chuyên gia về chế độ cộng sản và là cộng tác viên của Epoch Times, từ góc độ lợi ích của New York Times ở Trung Quốc, việc chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng hoặc Tân Cương xa xôi được coi là tương đối “an toàn”.

Đó là tín hiệu đạo đức – ‘Hãy xem chúng tôi ủng hộ nhân quyền này.’ Nhưng New York Times sẽ không bao giờ làm điều đó với Pháp Luân Công vì việc này thực sự sẽ xúc phạm ĐCSTQ. ĐCSTQ sẽ nổi giận vì điều đó”, ông Loudon nói.

Ông Loudon chỉ ra rằng việc vạch trần những hành vi ngược đãi người Tây Tạng hoặc người Duy Ngô Nhĩ gây ra sự phẫn nộ ở nước ngoài, nhưng lại ít gây ra bất ổn bên trong Trung Quốc vì các dân tộc thiểu số có ảnh hưởng hạn chế ở nội bộ Trung Quốc. Nhưng mặt khác, Pháp Luân Công “bắt nguồn từ văn hóa Trung Quốc” nên nó có sức hấp dẫn ngay lập tức.

Ngày mai người Trung Quốc sẽ không theo đạo Hồi. Người Trung Quốc sẽ không tiếp nhận Phật giáo Tây Tạng. Nhưng hàng triệu người Trung Quốc có thiện cảm với Pháp Luân Công,” ông Loudon nói.

ĐCSTQ cũng dễ dàng dán nhãn chính trị lên các dân tộc thiểu số – “những kẻ ly khai” đối với người Tây Tạng và “những kẻ khủng bố” đối với người Duy Ngô Nhĩ.

NYT bop meo 08 scaled

Tuy nhiên, người tập Pháp Luân Công hầu hết là người Trung Quốc bình thường, sống ở mọi tầng lớp xã hội. Theo ông Loudon, yêu cầu chính trị duy nhất của họ là chính quyền phải chấm dứt cuộc đàn áp.

Chính quyền Trung Quốc không thể nói rằng Pháp Luân Công là những kẻ ly khai. Họ không thể nói rằng đó là những kẻ khủng bố. Họ cũng thực sự không thể nói rằng đó là những kẻ làm chính trị. Tất cả những gì chính quyền có thể nói là những người [tập Pháp Luân Công] đó kỳ lạ hoặc bị điên”.

Và đó chính xác là phương hướng tuyên truyền mà tờ New York Times đã hỗ trợ, dựa trên báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Theo báo cáo, tờ New York Times đã phớt lờ, hạ thấp hoặc xuyên tạc các hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

NYT bop meo 09 scaled

Trăng mật Mỹ-Trung?

Hoa Kỳ đã phản ứng chậm chạp trước sự hung hăng ngày càng leo thang của ĐCSTQ, và tờ New York Times lại tỏ ra không mấy hữu ích.

Họ biết rằng họ phải trung thực về mặt trí tuệ ở một mức độ nào đó, nhưng điều họ không được làm là kết nối các điểm để cho thấy xu hướng chiến lược”, ông James Fanell, cựu sĩ quan tình báo hải quân, đồng tác giả cuốn sách “Ăn nằm với cộng sản Trung Quốc: Thất bại chiến lược lớn nhất của nước Mỹ”.

Theo cuốn sách, ĐCSTQ cố tình giữ các mục tiêu cuối cùng một cách mơ hồ, thể hiện bản thân như một “sự trỗi dậy hòa bình” của một cường quốc “có trách nhiệm”. Nhưng quỹ đạo sự phát triển của chế độ này không khó để lập biểu đồ.

Thay vì tìm kiếm sự giải phóng bản thân, mục tiêu của chế độ là vượt qua Hoa Kỳ về mặt kinh tế và quân sự, theo đuổi sự thống trị.

Ông Fanell cho rằng những gì ĐCSTQ nói về một “sự trỗi dậy hòa bình” và một thế giới “đa cực”, nơi Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia khác sẽ chia sẻ trách nhiệm duy trì trật tự, không hơn gì “bã trấu bã cám”.

Họ biết rằng sẽ chỉ có một kẻ đứng đầu. Họ muốn trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Họ đã nói điều đó theo nhiều cách.

Ông Fanell cùng đồng tác giả, ông Bradley Thayer, thành viên cấp cao của Viện Chính sách An ninh Hoa Kỳ, cho rằng việc vượt qua Hoa Kỳ với tư cách là cường quốc hàng đầu thế giới sẽ mang lại cho ĐCSTQ khả năng áp đặt các quy tắc chính trị và thương mại trên toàn cầu. Cái gọi là “Hòa bình của người Mỹ”, với tất cả những lỗi lầm của nó, đã cho phép thế giới có thước đo về các giá trị phổ quát, tự do báo chí, tự do tôn giáo và tự do kinh tế. Nhưng cái gọi là “Hòa bình của người Trung Quốc” mà chế độ cộng sản Trung Quốc hứa hẹn sẽ không hào phóng như vậy.

Ông Fanell nói: “Chúng ta biết nó sẽ trông như thế nào. Chúng ta thấy điều đó hàng ngày ở Trung Quốc. Toàn trị. Hệ thống tín dụng xã hội. Nhà nước kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống. Chuyện là vậy đó.

Ông Thayer nói rằng không thể ngăn cản được tham vọng bá chủ của ĐCSTQ. “Tập Cận Bình có thể chết vào ngày mai. Ông ấy có thể chết vào chiều nay, và người thay thế ông ấy sẽ không thể đảo ngược hệ thống”.

NYT bop meo 10

Cá nhân lên thay thế [vị tri lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc] sẽ tiếp tục duy trì chính sách tương tự, mức độ áp bức tương tự, vì dù sao thì ý muốn cá nhân cũng là quá nhỏ nhoi so với ý thức hệ cộng sản và quá nhỏ nhoi so với thực tế là quyền lực của họ đã tăng lên. Và ý thức hệ gắn liền với quyền lực đó giải thích cho hành vi ngày càng hung hăng của họ trên phạm vi quốc tế.

Đặc biệt kể từ sau đại dịch COVID-19, lưỡng đảng Hoa Kỳ đều đồng thuận rằng cần phải đối diện trực tiếp với tham vọng của ĐCSTQ – một chiến lược mà ông Thayer và ông Fanell tán thành.

Tuy nhiên, tờ New York Times đã không khuyến khích coi chế độ Trung Quốc như kẻ thù. Thay vào đó, tờ báo này đã lập luận theo hướng khác.

Năm ngoái, ban biên tập của New York Times đã viết một bài xã luận có tựa đề “Ai được lợi từ việc đối đầu với Trung Quốc?” Bài báo tuyên bố rằng “lợi ích của người Mỹ được phục vụ tốt nhất bằng cách nhấn mạnh sự cạnh tranh với Trung Quốc trong khi giảm thiểu việc đối đầu” và rằng “những lời viện dẫn suông về Chiến tranh Lạnh là sai lầm”.

Chính sách khoan dung của Hoa Kỳ với Trung Quốc đã làm rỗng cơ sở sản xuất của Mỹ và giúp biến Trung Quốc thành một đối thủ quân sự đáng sợ, “mang lại ít kết quả hơn điều những người đề xướng hy vọng và tiên đoán”. Tuy nhiên, tờ báo vẫn lập luận rằng mối quan hệ với Trung Quốc “tiếp tục mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho người dân của cả hai nước và cho phần còn lại của thế giới”.

Ông Thayer gọi cách lập luận như vậy là “kinh hoàng”.

Ông cho biết học thuyết trăng mật Mỹ-Trung đã cho phép chế độ cộng sản Trung Quốc vượt qua những thời điểm khủng hoảng và ngăn chặn những nỗ lực khiến chế độ đó sụp đổ.

Những gì họ [những người đề ra học thuyết] đã làm là ngăn cản chúng ta thoát khỏi chế độ ghê tởm này”.

NYT bop meo 11
Tờ New York Times đã đăng một mục có tên “Trung Quốc thống trị” trong ấn bản ngày 25 tháng 11 năm 2018. Phần này bao gồm các ký tự tiếng Trung lớn trên nền đỏ và một báo cáo rực rỡ về Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ. (Ảnh: Samira Bouaou, Epoch Times)

Lợi ích và nỗi luyến tiếc

Việc tờ New York Times hành xử như vậy có một vài nguyên nhân.

Ông Thayer cho rằng New York Times “ngu ngốc về mặt tư tưởng khi từ chối nhìn nhận bản chất của các chế độ cộng sản như họ đang làm hiện tại”.

Họ sẽ không gặp khó khăn gì khi lên án những chế độ đáng ghê tởm. Vậy mà chỉ với chế độ cộng sản đáng ghê tởm này thì họ mới bị mù quáng về ý thức hệ”, ông Thayer nói.

Ông Fannell chỉ ra rằng The New York Times có lợi trong việc tránh đối đầu với chính quyền Trung Quốc vì họ muốn duy trì khả năng tiếp cận thị trường của mình.

Tôi nghĩ điều đó là hiển nhiên,” ông nói. Sau một thời gian dài cống hiến cho học thuyết trăng mật Mỹ-Trung, những người đề xướng học thuyết này cũng thật khó để thừa nhận rằng họ đã sai.

Họ dường như quá bị ám ảnh với việc tìm kiếm bất cứ điều gì hỗ trợ cho luận điểm của mình.

Một số người còn có cảm giác mong mỏi luyến tiếc về một Trung Quốc dưới sự cai trị của Giang Trạch Dân – thời kỳ mà tờ New York Times được phép kinh doanh ở Trung Quốc và thậm chí còn được phép chỉ trích chế độ này ở một mức độ nào đó, miễn là nó tuân theo đường lối của Đảng, đặc biệt là về Pháp Luân Công. .

Năm ngoái tại cuộc họp ăn trưa của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại về Trung Quốc ở New York, Farah Stockman thuộc Ban biên tập tờ New York Times, đã nhận xét rằng “sự luyến tiếc đó thật sâu sắc” trong một bài xã luận có tựa đề “Vĩnh biệt thời Hoàng kim Mỹ-Trung”.

Ông Ian Johnson, một nhà báo từng giành được giải Pulitzer danh giá năm 2001 cho loạt bài về cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên tờ Wall Street Journal, cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Ông nói: “Chúng tôi có đặc quyền được sống ở Trung Quốc trong một khoảng thời gian vô cùng tự do và cởi mở, để học ngôn ngữ, kết bạn, tìm bạn đời, và trong một khoảng thời gian, một số người thậm chí có thể sở hữu tài sản nhà đất”.

Ông Farah Stockman ngầm thừa nhận sai lầm trong niềm tin về chính sách đối ngoại khi đã bị che mắt bởi những diễn biến ở Trung Quốc. Điều xảy ra “đang trở thành điều mà họ không mong đợi” và khiến họ mất “khả năng nhìn xa, khả năng tiếp cận và hiểu biết sâu sắc”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cái gọi là thời kỳ hoàng kim Mỹ-Trung vốn luôn là sự ảo tưởng.

Theo Desmond Shum Thẩm Đống, một cựu tài phiệt Trung Quốc, lời mời của Giang Trạch Dân đối với các nhà tư bản, được ca ngợi trên tờ New York Times, thực ra chỉ là một trò lừa bịp.

Tôi kết luận rằng tuần trăng mật của Đảng với các doanh nhân… chỉ là sự phát triển của một chiến thuật của Lênin, ra đời trong Cách mạng Bolshevik, nhằm chia để trị”, ông Thẩm Đống viết trong hồi ký “Red Roulette” (Tạm dịch: Bánh xe đánh bạc màu đỏ).

Liên minh với các doanh nhân chỉ là điều tạm thời trong mục tiêu kiểm soát xã hội toàn diện của Đảng. Một khi chúng tôi không còn cần thiết nữa… chúng tôi cũng sẽ trở thành kẻ thù.

Theo ông Fanell, lối hùng biện “thời hoàng kim” là bắt nguồn từ tuyên truyền của chính chế độ cộng sản Trung Quốc, vốn thiếu “cảm giác thực tế”. Sự tàn bạo của chế độ này chưa bao giờ giảm bớt và phương hướng của nó cũng không hề thay đổi.

Không có gì ngạc nhiên khi cửa mở rất rộng và chế độ, ĐCSTQ, đã mời tham gia và khen thưởng rất nhiều cá nhân đang tương tác với chế độ, bởi vì chế độ muốn kiếm lợi từ họ, sử dụng họ, sử dụng quyền lực của họ, sử dụng kỹ năng của họ, sử dụng khả năng của họ, sử dụng các mối quan hệ của họ để tạo ra hình ảnh tích cực và… việc chuyển giao kiến thức [công nghệ] có thể diễn ra”, ông Thayer nói.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi cửa hẹp lại hoặc đóng hẳn vào lúc chế độ không còn cần những người đó nữa. Sự thân thiện, có đi có lại, mối quan hệ thân mật sẽ giảm đi.

Mù quáng tiếp tục

Thay vì đối mặt với thực tế này, có vẻ như tờ New York Times đang cố gắng tái tạo ảo tưởng về “mối quan hệ nồng ấm” mà họ từng được hưởng trước đây.

Sau cái chết của Giang Trạch Dân vào năm 2022, New York Times đã đưa ra một bài điếu văn mô tả ông là một chính trị gia “nói nhiều” và “vô tư”, người “chủ trì hơn một thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng”.

Trong một động thái bất thường, tổng biên tập của tờ báo, ông Joseph Kahn, đã đích thân đóng góp cho bài báo. Đây là lần duy nhất ông Kahn làm như vậy kể từ khi nhận chức vụ cao nhất tại New York Times vào đầu năm 2022.

Theo ông Thayer, cáo phó dài gần 3.000 từ thể hiện một hành động “cố tình làm ngơ”, đồng thời minh oan cho di sản máu me và lừa dối của nhà độc tài cộng sản.

Ông Thayer cho rằng bài báo đã bỏ qua những khía cạnh quan trọng trong câu chuyện của Giang Trạch Dân, những khía cạnh “sẽ khiến ông ta bị coi là một tên côn đồ như chính bản chất của ông ta”.

NYT bop meo 12
Sau cái chết của Giang vào năm 2022, tổng biên tập New York Times, Joseph Kahn, đã đích thân đóng góp vào một cáo phó dài gần 3.000 từ. (Ảnh chụp màn hình: Epoch Times, New York Times, Minghui)

Trách nhiệm của Giang đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công được uyển chuyển biến thành “không khoan dung với những người bất đồng chính kiến” và được loại bỏ bằng một câu duy nhất: “Sau khi các thành viên của giáo phái tâm linh Pháp Luân Công bao vây trụ sở Đảng Cộng sản để phản đối vào tháng 4 năm 1999, Giang Trạch Dân đã thúc ép các cuộc bắt giữ hàng loạt, tạo khuôn mẫu cho các đợt đàn áp sau này và tạo ra một nhà nước công an trị ngày càng quyền lực.

Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho rằng mô tả của New York Times về cuộc biểu tình năm 1999 tại khu lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc là không chính xác. Những người tham gia cuộc biểu tình vốn đang tìm đến văn phòng thỉnh nguyện cấp quốc gia, và chính cảnh sát đã dẫn đám đông đến các con phố xung quanh Trung Nam Hải. (Xem thêm chi tiết trong bài: Nhà báo Mỹ kể nội tình sự kiện thỉnh nguyện 10.000 người ở Trung Nam Hải)

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, điều này là bình thường đối với New York Times. Hơn thế nữa, kể từ năm 2019, tờ báo này đã công khai nhắm mục tiêu vào cộng đồng người tập Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ với một loạt bài viết.

Những thuật ngữ như ‘bí mật’ hay ‘nguy hiểm’ lặp đi lặp lại nhiều lần… Niềm tin vào Pháp Luân Công được mô tả là ‘cực đoan’”, báo cáo của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp về loạt bài báo này cho biết.

Cũng trong loạt bài của New York Times, việc người tập Pháp Luân Công phơi bày cuộc đàn áp của ĐCSTQ đã trở thành những “lời cáo buộc” hoặc “những tuyên bố nhuốm màu cuồng loạn”.

Hàng triệu người bị tống vào các nhà tù và trại lao động ở Trung Quốc trong một phần tư thế kỷ qua đột nhiên trở thành “hàng chục nghìn người… trong những năm đầu của cuộc đàn áp”.

Lặp lại tuyên truyền của chế độ cộng sản Trung Quốc, loạt bài báo của New York Times đã đánh đồng các doanh nghiệp do những người tập Pháp Luân Công thành lập, chẳng hạn như tờ Epoch Times, với chính Pháp Luân Công.

Trong khi đó, New York Times là tờ báo do gia đình Sulzberger người Do Thái dẫn dắt, nhưng điều đó không có nghĩa là tờ báo này là tôn giáo Do Thái.

Và bất chấp mọi nỗ lực của New York Times nhằm phù hợp với lợi ích của ĐCSTQ, chế độ này không còn để ý gì mấy đến tờ báo nữa.

Vào tháng 2 năm 2020, tờ Wall Street Journal đăng một bài xã luận của Walter Russell Mead với tiêu đề “Trung Quốc là kẻ bệnh hoạn thực sự của châu Á”. Bài báo chỉ trích Trung Quốc xử lý sai dịch bệnh Covid-19 và đặt câu hỏi về quyền lực cũng như sự ổn định của Bắc Kinh.

ĐCSTQ phản đối và gọi tiêu đề này là sự “phân biệt chủng tộc”, đồng thời đáp lại bằng cách trục xuất 3 phóng viên ở Trung Quốc của Wall Street Journal.

Tháng tiếp theo, chính quyền Trump giới hạn nhân sự làm việc tại Mỹ đối với truyền thông nhà nước Trung Quốc – trên thực tế đó là việc trục xuất 60 người.

ĐCSTQ sau đó đã trục xuất hầu hết các phóng viên của Wall Street Journal, Washington Post và cả của New York Times.

Vào cuối năm 2021, chính quyền Biden đã nới lỏng các hạn chế đối với truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ để đổi lấy việc ĐCSTQ cấp lại thị thực cho tờ New York Times và những tờ báo khác. Nhưng ĐCSTQ đã làm điều đó một cách chậm chạp. New York Times dường như chỉ có 2 phóng viên ở Trung Quốc tính đến ngày 3 tháng 5 năm nay.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy New York Times đang mù quáng tiếp tục. Vào ngày 16 tháng 8, tờ báo này đã tiếp tục tấn công Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun, một đoàn múa cổ điển nổi tiếng do người tập Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ thành lập.

Shen Yun đã là mục tiêu hàng đầu của chế độ Trung Quốc trong nhiều năm, và phải đối mặt với nhiều hình thức phá hoại. Các buổi biểu diễn của đoàn, với khẩu hiệu “Trung Quốc trước thời chủ nghĩa cộng sản”, nhằm mang đến cho khán giả văn hóa Trung Hoa đích thực – những điều Đảng Cộng sản Trung Quốc từng cố gắng tàn phá trong thời Đại Cách mạng Văn hóa. Một số tiết mục của đoàn diễn cũng mô tả cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Không rõ liệu việc tấn công Shen Yun có giúp New York Times được chế độ Trung Quốc đối xử thuận lợi hơn hay không.

Đây là bản chất của chế độ cộng sản. Khi họ tăng cường quyền lực, họ sẽ bắt đầu trở nên lạnh lùng hơn rất nhiều, họ sẽ trở nên đàn áp hơn và đối xử với người nước ngoài, thậm chí cả những cá nhân từng là bạn cũ của Trung Quốc, theo một cách rất khác”, ông Thayer bình luận.

Đối mặt với những khó khăn kinh tế do sự rút lui của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như tác động tàn khốc của đại dịch COVID-19, chế độ Trung Quốc một lần nữa đang cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài.

New York Times đã sẵn sàng là một phần trong nỗ lực này, ông Fanell và ông Thayer chỉ ra.

Nhưng “Tập Cận Bình chẳng thèm quan tâm đến New York Times. Ông ấy biết xuất phát điểm của họ là gì”, ông Fanell nói. “Ông ấy thậm chí không cần phải trả tiền cho họ [để họ làm thay việc của chế độ].

Bình Luận