“Hải nữ” đảo Jeju: Những người phụ nữ của biển cả

Ở đảo Jeju, có một nghề đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại từ năm 2014, đó là nghề lặn biển của những người phụ nữ biển cả (thường được gọi với cái tên “hải nữ” (해여 /haenyeo/). Họ có thể lặn sâu đến 10m bằng cách nín thở hơn 2 phút chứ không dùng thiết bị dưỡng khí.

Ngày nay, những “hải nữ” từ chối sử dụng bình oxy cùng các thiết bị lặn tiên tiến, họ chỉ sử dụng một một bộ quần áo cao su chống lạnh ôm sát người, kính bơi, phao định hướng, lưới cá và cuốc đào… để sẵn sàng hoà mình vào biển – nơi họ còn coi là hơn cả nhà, cho họ kế sinh nhai cho cuộc sống gia đình.

Truyền thống lặn biển để lấy bào ngư, hải sâm và rong biển này được tiếp nối hơn 1.700 năm qua và nhờ vào kỹ thuật của nghề thợ lặn được lưu truyền qua nhiều thế hệ, các hải nữ Jeju đã đóng góp vào nỗ lực duy trì môi trường tự nhiên một cách bền vững. Sau 2-3 phút lặn ngụp ở độ sâu tới 20m, họ đánh dấu sự trở lại của mình bằng tiếng huýt sáo đặc trưng (gọi là sumbisori) giúp họ giải phóng lồng ngực căng cứng và điều hòa oxy.

Không ai biết rõ là những “hải nữ” đã hoạt động ở đảo Jeju của Hàn Quốc từ bao giờ, nhưng trong sử ký của thời Goryeo (Thế kỷ 10-14), người Hàn Quốc xưa đã đề cập tới nữ thợ lặn. Trong thời Joseon (Thế kỷ 14-19), đàn ông cũng đã làm công việc của nữ thợ lặn, họ lặn xuống biển mò bào ngư và hái rong biển. Tuy nhiên về sau, khi bị đánh thuế nặng về việc thu hoạch hải sản, số tiền những người đàn ông kiếm được trở nên ít ỏi hơn, một số lớn bỏ xứ đi làm công việc khác. Trong khi phụ nữ theo nghề được miễn thuế đã trở thành một kẽ hở. Cũng có thể bởi đảo Jeju là nơi có nhiều phụ nữ hơn đàn ông, nên một cách tự nhiên, công việc lặn biển mò tìm hải sản do người phụ nữ đảm trách.

Khi phụ nữ tiếp quản nghề lặn biển, họ hoàn toàn thích nghi với công việc này bởi cơ thể giữ nhiệt tốt và mềm dẻo hơn trong nước. Trong truyền thuyết, những “hải nữ” có thể nhịn thở trong 10 phút và lặn sâu đến 20m chỉ với một tấm áo vải gai dệt mỏng và một ống thở tự chế. Họ lặn được lâu hơn, sâu hơn nên những sản vật cũng thu được tốt hơn. Dần dần, lặn biển trở thành một nghề mưu sinh của nữ giới trên đảo. Những người đàn ông lại nhận trách nhiệm chợ búa và chăm sóc con cái.

Cũng từng có thời điểm, người dân sống trên đảo Jeju khinh miệt những nữ thợ lặn Haenyeo, xếp họ ở một tầng lớp thấp kém hơn trong cơ cấu xã hội. Nhưng do Jeju là một hòn đảo núi lửa nên công việc kiếm cơm manh áo trên mặt đất rất chật vật. Vào thời điểm ấy, bắt cá và những loài hải sản khác là phương cách chủ yếu để có cuộc sống tốt hơn và kiếm được tiền. Đây quả thực là một cuộc sống cơ cực nhưng họ cũng chỉ còn lựa chọn kế sinh nhai duy nhất. Họ chưa bao giờ có thời gian nhàn rỗi cho bản thân. Khả năng gánh vác kinh tế trong gia đình của người phụ nữ đảo Jeju vào thời đó trở nên mạnh mẽ và vị trí xã hội của họ cũng cao hơn nhiều so với các địa phương khác của Hàn Quốc

Cách đây hai thế kỷ có khoảng trên 30.000 “hải nữ” ở Jeju. Số lượng này chỉ còn ở mức 5.600 vào năm 2002 và hiện giờ chỉ còn có hơn trăm người. Hiện giờ, các “hải nữ” đều đã rất cao tuổi.

Bào ngư tươi sống trong bữa trưa hôm nay của chúng tôi không biết có phải do các “hải nữ” bắt hay không, nhưng không thể chối cãi được là rất ngon, xứng đáng là đặc sản danh bất hư truyền của Jeju mà ai một lần ghé qua đây cũng nên thử.

 

Theo facebook Hoàng Huy

Xem thêm:

Hoàng Huy

Published by
Hoàng Huy

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

39 phút ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

2 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

2 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

3 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

4 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

5 giờ ago