Đời Sống

Trẻ con tại sao lại sợ thừa nhận mình đang tức giận?

Cảm xúc tức giận là một phần tự nhiên của con người, nhưng nhiều trẻ lại chọn cách giấu đi cảm giác này thay vì bộc lộ. Nỗi sợ bị người lớn phán xét, cùng với giáo dục từ nhỏ rằng tức giận là điều tiêu cực, khiến trẻ học cách che giấu cảm xúc để làm hài lòng người khác. Tuy nhiên, khi không được thể hiện một cách phù hợp, cơn giận có thể biến thành sự chống đối, hành vi bộc phát, hoặc gây rào cản trong giao tiếp. Hiểu được nguyên nhân sâu xa và giúp trẻ học cách xử lý cảm xúc là chìa khóa để nuôi dưỡng sự tự tin và lòng tự trọng lành mạnh ở trẻ.

Trẻ con tại sao lại sợ thừa nhận mình đang tức giận?(Ảnh minh họa: Shutterstock)

Khi món đồ yêu thích bị lấy mất, chúng ta sẽ phản ứng thế nào? Nhà tâm lý học lâm sàng trẻ em Lý Giới Văn đã đặt ra câu hỏi này qua câu chuyện về hộp ruột bút của Tiểu Vũ trong cuốn sách ‘Con bạn không kỳ lạ’. Tiểu Vũ vì bị giật mất hộp ruột bút mà đánh người, và phản ứng thường thấy của phụ huynh là nghiêm khắc nói: “Không được đánh người!” Nhưng ông Lý Giới Văn lại hướng dẫn chúng ta suy nghĩ: “Nếu món đồ bị lấy mất là điện thoại của chúng ta, cảm giác của chúng ta sẽ ra sao?”

Ông chỉ ra rằng cảm xúc của người lớn và trẻ nhỏ đối với đồ vật có thể tương đồng, nhưng khi cố gắng hiểu cảm xúc của trẻ, chúng ta thường bỏ qua điều này. Lỗ hổng trong sự thấu hiểu ấy có thể là nguyên nhân dẫn đến rào cản trong giao tiếp. Từ câu chuyện của Tiểu Vũ, chúng ta học cách thấu hiểu và phản hồi cảm xúc của trẻ một cách sâu sắc hơn.

Cơn giận ẩn giấu

Khi thảo luận về phản ứng cảm xúc của trẻ, chúng ta thường thấy trẻ dù đang tức giận nhưng vẫn không thừa nhận. Lý do là chúng lo ngại rằng việc bộc lộ cảm xúc sẽ làm người lớn tức giận. Từ nhỏ, trẻ được dạy rằng tức giận là một cảm xúc tiêu cực, dẫn đến việc trẻ học cách che giấu sự tức giận để làm hài lòng người khác. Cơn giận của trẻ thường được thể hiện gián tiếp, chẳng hạn như qua lời nói châm biếm hoặc hành vi tấn công bị động. Ví dụ, khi được yêu cầu làm việc gì đó, trẻ có thể không vui hoặc nói: “Con có thể nói không được không?”

Ngoài ra, trẻ có thể tức giận vì cảm thấy bản thân chưa đủ tốt hoặc không hài lòng với chính mình. Do đó, lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng trong cách trẻ xử lý cơn giận. Những trẻ có lòng tự trọng lành mạnh có thể trung thực và tích cực đối mặt với khuyết điểm của bản thân hoặc sự xúc phạm từ người khác. Ngược lại, những trẻ có lòng tự trọng thấp thường chọn cách che giấu hoặc phóng đại sự tức giận của mình.

Cơn giận bùng nổ

Giải quyết cảm xúc tức giận thực chất là một nhu cầu sinh lý. Giống như việc nhịn đi vệ sinh, dù rất khó chịu nhưng sau khi được giải tỏa sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Tương tự, trẻ cần học cách bày tỏ sự tức giận đúng lúc, đúng chỗ. Khi trẻ không kiểm soát được cơn giận, nó có thể bùng nổ như núi lửa, và sau đó trẻ lại cảm thấy hối hận vì hành vi không đúng mực của mình. Chu kỳ cảm xúc này, đặc biệt rõ rệt ở những trẻ nhạy cảm và luôn đề phòng, có thể khiến chúng chọn cách “ra tay trước” để thể hiện sự tức giận. Kiểu tức giận bùng nổ này thường mang lại hiệu quả ngắn hạn, chẳng hạn như khiến người khác không dám làm phiền chúng hoặc đạt được mục đích. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ lặp lại mô thức biểu đạt tức giận không phù hợp.

Cơn giận âm ỉ

Một số trẻ thường xuyên sống trong trạng thái tức giận ở mức độ thấp hoặc trung bình, luôn cảm thấy bất mãn hoặc phàn nàn về những điều xung quanh. Nếu cảm xúc này không được xử lý kịp thời, nó sẽ tích tụ trong cơ thể, trở thành một dạng “ngộ độc cảm xúc” mãn tính. Nguyên nhân của cơn giận có thể rất đa dạng, và khi chúng ta nhận ra vấn đề của trẻ, tình hình có thể đã khá nghiêm trọng.

Có những trẻ không hài lòng với bản thân, dẫn đến việc chuyển những cảm xúc tiêu cực của mình sang người khác. Chẳng hạn, có nhiều trẻ không muốn học, cảm thấy chán ghét việc học và bất mãn với kỳ vọng của cha mẹ. Trẻ có thể cảm thấy thất vọng vì bị tụt lại quá xa, sợ hãi thất bại, hoặc cảm thấy áp lực khi cha mẹ đặt ra những tiêu chuẩn quá cao. Cuối cùng, trẻ chọn cách chống đối việc học hoặc bày tỏ sự bất mãn qua cơn giận.

Quan sát cảm xúc của trẻ – Thấu hiểu mới là cây cầu giao tiếp thực sự

Trẻ em biết rằng tức giận không phải là điều tốt, nhưng trẻ vẫn tức giận vì đó là cách trẻ bày tỏ những cảm xúc không thể diễn đạt bằng lời. Khi trẻ tức giận, chúng ta nên bình tĩnh quan sát và lắng nghe, đây là chìa khóa để cải thiện sự tương tác cảm xúc giữa cha mẹ và con cái.

Chúng ta thường đặt kỳ vọng vào trẻ, chẳng hạn mong muốn chúng kiểm soát cảm xúc hoặc tích cực đối mặt với khó khăn, nhưng lại rất ít khi thực sự cố gắng hiểu tại sao trẻ lại tức giận. Chúng ta cần thông qua việc quan sát và đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu hơn về cảm xúc của trẻ, từ đó giúp chúng học cách xử lý cảm xúc tốt hơn. Khi chúng ta hiểu và phản hồi đúng nguyên nhân gây ra sự tức giận của trẻ, điều này có thể giúp trẻ xoa dịu cơn giận, đồng thời khiến trẻ cảm nhận được sự thấu hiểu và được tôn trọng.

Trúc Nhi biên dịch
Theo Vision Times

Trúc Nhi

Published by
Trúc Nhi

Recent Posts

EU xem xét loại trừ các nhà thầu thiết bị y tế Trung Quốc

Ngày 14/1, Ủy ban Châu Âu đã cáo buộc Trung Quốc hạn chế quyền tiếp…

22 phút ago

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục bị đề nghị 12-13 năm tù

Ông Nguyễn Đức Thái bị đề nghị mức án 12 - 13 năm tù với…

1 giờ ago

Mỹ cấm ô tô kết nối mạng trong nước sử dụng linh kiện Trung Quốc và Nga

Bộ Thương mại Mỹ chính thức thông báo ô tô kết nối mạng trong nước…

1 giờ ago

Công an cảnh báo người dân cẩn trọng với các loại mã độc để tránh bị tấn công mạng

Công an vừa phát hiện nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội…

3 giờ ago

Vụ bé gái 4 tuổi bị người lạ đón: Hai giáo viên mầm non bị tạm đình chỉ

Hai giáo viên Trường Mầm non Thiên Hương (TP. Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng) bị…

3 giờ ago

Tàu metro Bến Thành – Suối Tiên gián đoạn lần 3, dừng vận hành gần 1 tiếng

Hệ thống tín hiệu cửa chắn ke ga tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên…

4 giờ ago