Sri Lanka được nhắc đến trong thời gian qua như là một ví dụ điển hình về việc các nền kinh tế mới nổi cần vốn cho phát triển đã tự tìm đến chiếc “bẫy nợ” của Trung Quốc như thế nào.
Ban đầu, các khoản vay từ Trung Quốc thường sẽ có mức lãi suất thấp (1-2%) sau đó gia tăng lên đối với khoản vay tiếp theo và khi “con mồi” đã cắn câu, các con nợ buộc phải tiếp tục vay thêm tiền từ chính quyền Bắc Kinh để đảo nợ (vay mới để trả nợ cho các khoản vay cũ đến hạn), bất chấp các rủi ro về quyền tiếp quản đất đai, khai thác tài nguyên của nước đi vay mà Bắc Kinh đòi hỏi.
Bên cạnh đó, các khoản tín dụng mà Trung Quốc cấp cho quốc gia vay nợ thường đi kèm với điều khoản sử dụng nhân công, nhà thầu thi công do phía Trung Quốc chỉ định, dẫn đến việc người dân Trung Quốc nghiễm nhiên được ra vào tự do tại các khu vực dự án.
Với chiến lược phủ đầy nợ lên các quốc gia đi vay bằng những khoản tín dụng ưu đãi, Trung Quốc gần đây đã nổi lên như một đế quốc chủ nợ kiểu mới.
Cụ thể, thống kê của tờ New York Times cho biết có đến 2/3 trong số 50 cảng biển lớn nhất thế giới (trong đó có Việt Nam) đều có bàn tay của chủ nợ Trung Quốc. Cùng với gói ngân sách khổng lồ dành cho dự án thế kỷ “Một vành đai, một con đường”, Bắc Kinh đã gia tăng sự hiện diện tại các điểm nóng từ khắp châu Á cho tới châu Âu, sang tận châu Phi… mà không mất quá nhiều công sức.
Mặc dù vậy, tham vọng bành trướng của Trung Quốc dường như đang bị ảnh hưởng đáng kể bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung mà Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi phát. Điều này đã khiến Trung Quốc phần nào bị phân tán tập trung, nền kinh tế đối diện nguy cơ khủng hoảng khi thị trường chứng khoán Đại Lục lao dốc không ngừng kể từ thời điểm Trump đánh thuế lần đầu tiên vào tháng Sáu.
Trong tình huống đó, nhiều quốc gia đang tìm cách thoát khỏi chiếc bẫy nợ của Trung Quốc như Malaysia, Úc, và chính bản thân Sri Lanka, bài học từ quốc gia này sẽ không bao giờ cũ đối với các nước có tỷ lệ vay nợ nước ngoài cao, đặc biệt là vay nợ từ Trung Quốc.
Hãy cùng nhìn lại con đường đã đưa Sri Lanka đến với chiếc “bẫy nợ” của Trung Quốc do trang Geopolitical Futures tổng kết lại bên dưới:
Ánh Ngọc
Xem thêm: