Nikkei: Hơn một nửa Công ty Nhật Bản muốn thay thế nguồn cung từ Trung Quốc

Các Công ty Nhật Bản nhận thấy cần phải xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, hơn 50% công ty cho biết có kế hoạch giảm mua hàng từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng kinh tế Mỹ – Trung leo thang và chính sách phòng dịch cực đoan Zero-COVID của Bắc Kinh, một cuộc khảo sát của Nikkei cho biết.

Panasonic cũng là một trong số các công ty muốn giảm mua hàng từ Trung Quốc, theo Nikkei. (Ảnh minh họa: Kobby Dagan/Shutterstock)

Cụ thể, tờ Nikkei đã thực hiện một cuộc khảo sát về chuỗi cung ứng vào giữa tháng 11 và nhận được phản hồi từ 79 trong số 100 nhà sản xuất lớn của Nhật Bản được tiếp cận.

Theo kết quả, 78% các công ty cho biết rủi ro trong việc mua sắm các bộ phận và vật liệu từ Trung Quốc đã tăng lên so với 6 tháng trước.

Bên cạnh đó, có 53% các công ty cho biết họ sẽ giảm tỷ lệ mua sắm từ Trung Quốc trong sản xuất toàn cầu của họ. Trong đó, 60% các công ty máy móc, 57% các công ty ô tô và hóa chất, và 55% các công ty điện tử cho biết họ sẽ làm như vậy.

Về lý do giảm nguồn cung ứng từ Trung Quốc, 80% các công ty viện dẫn lo ngại về tình trạng khẩn cấp ở Đài Loan (câu trả lời là nhiều lựa chọn), trong khi 67% đề cập đến chính sách không COVID (Zero-COVID) của Trung Quốc để ngăn ngừa coronavirus thông qua các biện pháp phong tỏa cực đoan và các biện pháp nghiêm ngặt khác.

Trong số những người cho biết họ sẽ giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Trung Quốc, khoảng 86% cho hay Nhật Bản cũng là một nguồn thay thế, xếp sau là Thái Lan (76%) và các nước Đông Nam Á khác.

Thời gian qua, đồng yên yếu, các công ty Nhật Bản dường như coi sản xuất trong nước tương đối tiết kiệm chi phí hơn so với sản xuất ở nước ngoài do tăng lương trong nước chậm.

Nhà sản xuất thiết bị văn phòng Oki đã không sản xuất máy ATM và máy in ở Trung Quốc kể từ năm 2020, chuyển công việc sang các địa điểm khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Oki vẫn nhận được một số bộ phận từ Trung Quốc, nhưng công ty cho biết chính sách của họ là “mua tất cả các bộ phận từ bên ngoài Trung Quốc trong tương lai”.

Theo cuộc khảo sát, 34% các công ty cho biết họ hiện đang mua “5% đến dưới 20%” từ Trung Quốc, trong khi 22% cho biết con số này là “dưới 5%”.

Tuy nhiên, khi được hỏi về tỷ lệ dự kiến trong 5 năm, 28% dự đoán tỷ lệ này là 5% đến 20%, trong khi 33% cho biết sẽ dưới 5%.

Theo Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, tổng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc của các nước trên toàn thế giới là 3.300 tỷ USD vào năm 2021.

Tại Nhật Bản, tỷ trọng trong tổng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 26% về tổng thể. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, có 1.133 sản phẩm, bao gồm linh kiện PC và hàng dệt may, phụ thuộc vào Trung Quốc cho hơn 50% nhập khẩu.

Cuộc khảo sát của Nikkei cũng cho thấy 38% các công ty có các bộ phận và vật liệu mà Trung Quốc cung cấp hơn 80% nhu cầu của họ. Chúng bao gồm các bộ phận nội thất ô tô và các thành phần thực phẩm.

Do đó, 43% các công ty đang thúc đẩy việc “lựa chọn nhà cung cấp thay thế” và 32% đề cập đến việc “thay đổi thiết kế đối với các bộ phận thay thế” là biện pháp để đảm bảo mua sắm ổn định.

Panasonic đã chuyển một số sản xuất máy hút bụi và các sản phẩm khác từ Trung Quốc sang Nhật Bản. DMG Mori cũng đã chuyển sang Nhật Bản mua sắm các bộ phận đúc được sử dụng cho máy công cụ.

Trong khi đó, Kirin Holdings đang xem xét đa dạng hóa việc mua sắm axit citric, bao gồm cả việc mua từ Thái Lan và các quốc gia khác.

Mặt khác, liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ ở Trung Quốc, bao gồm cả doanh số bán sản phẩm, 30% các công ty cho biết họ sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại Trung Quốc. 34% nói rằng họ sẽ “duy trì hiện trạng”, trong khi chỉ 6% nói rằng họ sẽ thu hẹp lại.

Về việc mua sắm các sản phẩm được bán ở Trung Quốc, 26% các công ty được khảo sát cho biết họ sẽ tăng cường sử dụng các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, trong khi 50% cho biết họ sẽ duy trì mức hiện tại.

Nhật Bản, Mỹ và châu Âu đang gấp rút giảm nguồn cung ứng từ Trung Quốc về các mặt hàng quan trọng như chất bán dẫn. Ví dụ, các công ty sẽ phải lựa chọn có tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc trong trường hợp khẩn cấp ở Đài Loan hay không.

Như cuộc khảo sát cho thấy, rõ ràng là các công ty đang chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ bằng cách phát triển các mạng lưới cung cấp riêng biệt cho Trung Quốc và các khu vực khác.

Nhất Tín

Published by
Nhất Tín

Recent Posts

VKS: Bà Trương Mỹ Lan nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở xem xét giảm án tử hình

Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…

39 phút ago

Ông Trump xóa sổ băng đảng Venezuela ở Mỹ như thế nào sau khi nhậm chức?

Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…

45 phút ago

Nhà virus học chữa thành công ung thư vú bằng cách tiêm virus vào cơ thể chính mình

Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…

56 phút ago

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

3 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

4 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

4 giờ ago