Tốc độ giải ngân vốn trong 8 tháng năm 2017 ở mức 44%, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, đã giải ngân được 10,3 tỷ USD trên tổng số 23,4 tỷ USD vốn FDI thu hút được (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm, góp vốn và mua cổ phần).
Trong 8 tháng năm 2017, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,28 tỷ USD, xuất siêu không kể dầu thô đạt mức 12,4 tỷ USD. Cán cân thương mại vẫn chủ yếu dựa vào khối kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khi khu vực này chiếm đến 71,6% kim ngạch xuất khẩu và 60% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.
Tốc độ giải ngân vốn trong 8 tháng năm 2017 ở mức 44%, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, đã giải ngân được 10,3 tỷ USD trong tổng số 23,4 tỷ USD vốn FDI thu hút được (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn tăng thêm, góp vốn và mua cổ phần như biểu đồ trên).
Trong khi tốc độ giải ngân vốn còn chậm, thì tốc độ thu hút vốn FDI vẫn tăng. Tính chung từ đầu năm đến 20/8/2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn điều chỉnh tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 23,36 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Về số lượng các dự án thu hút vốn FDI, có 1.624 dự án đăng ký mới, 773 dự án đăng ký bổ sung thêm vốn, và có 3.374 lượt góp vốn mua cổ phần.
Lũy kế các dự án còn hiệu lực cho đến 20/8/2017, có 72,9% dự án được đầu tư dưới hình thức 100% vốn nước ngoài với giá trị vốn đầu tư khoảng 224,8 tỷ USD, 21,9% là đầu tư dưới hình thức liên doanh với 67,7 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2017, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm nhất của nhà đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 11,69 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đầu tư. Kế đến là ngành sản xuất và phân phối điện, nước và máy điều hòa với tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này đạt 5,37 tỷ USD, chiếm 22,9%.
Hàn Quốc tiếp tục là nước dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với 6,02 tỷ USD, chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư; xếp thứ hai là Nhật Bản với 5,74 tỷ USD; Trung Quốc xếp thứ 4 với 1,72 tỷ USD.
Trong khi đó, Mỹ và Đức mặc dù là các thị trường thặng dư thương mại lớn của Việt Nam nhưng mức đầu tư vẫn còn khá khiêm tốn.
Có tổng cộng 58 tỉnh thành phố được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Đứng đầu là TP.HCM đã thu hút được 3,3 tỷ USD, Thanh Hóa với 3,06 tỷ USD. Phía Bắc có các tỉnh Bắc Ninh và Nam Định lần lượt xếp thứ ba và thứ tư trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 3,05 tỷ USD và 2,21 tỷ USD.
– Dự án SamSung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh;
– Dự án đường ống dẫn khí lô B – Ô Môn (Kiên Giang), cấp phép ngày 20/4/2017, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,27 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS Việt Nam
– Dự án nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Việt Nam) do nhà đầu tư Đài Loan đầu tư tại Bình Dương với mục tiêu sản xuất sản phẩm xơ tổng hợp polyester điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 485,8 triệu USD;
– Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nam Định 1, với tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư từ Singapore thực hiện.
– Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, với tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa.
(Biểu đồ: Số liệu từ Bộ KH&ĐT/Infogram)
Chân Hồ
Xem thêm:
Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…
Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…
Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…
Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…
Ông Medvedev tuyên bố cuộc xung đột giữa Moskva và Kiev có thể nhanh chóng…
Mình bỗng nhận ra rằng không cần phải làm thuyết khách thuyết phục bất cứ…