Các nghị sĩ Anh tranh luận xem liệu có nên thúc đẩy hay không dự luật cho phép hỗ trợ những người bệnh nặng giai đoạn cuối rút ngắn cuộc sống.
Mở đầu cuộc tranh luận, Nghị sĩ đảng Lao động Kim Leadbeater, người đứng sau Dự luật Người trưởng thành mắc bệnh nan y, cho biết việc thay đổi luật sẽ mang lại cho những người mắc bệnh nặng “vô phương cứu chữa” được “quyền lựa chọn, quyền tự chủ và giữ phẩm giá khi họ kết thúc cuộc đời”.
Lần gần nhất quốc hội Anh tranh luận về dự luật an tử là vào năm 2015. Nó sau đó bị bác bỏ song theo thời gian, công chúng dần chuyển sang ủng hộ việc trao quyền kết thúc cuộc sống cho những người mắc bệnh nan y. Hai cuộc thăm dò dư luận tuần trước cho thấy phần lớn người Anh ủng hộ luật an tử.
Nếu được thông qua, luật sẽ cho phép an tử tại Anh và xứ Wales đối với những người lớn mắc bệnh nan y, có thời gian sống dự kiến dưới 6 tháng và có thể tự sử dụng chất gây tử vong. Mọi mong muốn an tử của bệnh nhân đều phải được một thẩm phán và hai bác sĩ chấp thuận. Những biện pháp này nghiêm ngặt hơn luật an tử ở các nước châu Âu khác.
Những người ủng hộ cho rằng việc cho phép an tử sẽ giúp nhiều cái chết bớt đau đớn hơn. Nhưng hàng chục người phản đối đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội, giơ cao những biểu ngữ ghi thông điệp “bác bỏ dự luật, không giết người” hay “chăm sóc chứ không giết người”.
Các lãnh đạo tôn giáo nằm trong nhóm những người phản đối gay gắt, gần 30 người đã ký một lá thư ngỏ cuối tuần trước, nhấn mạnh họ “rất quan ngại” về kế hoạch này.
Nhóm chỉ trích khẳng định luật an tử có thể khiến một số người cảm thấy bị áp lực phải kết thúc cuộc sống. Một số cho rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa sẵn sàng cho thay đổi mang tính bước ngoặt như vậy.
Dự luật được đưa ra thảo luận theo cam kết của Thủ tướng Keir Starmer trước khi lên nắm quyền hồi tháng 7 về việc cho phép quốc hội xem xét lại vấn đề. Ông đã nói với các thành viên nội các rằng họ “không nên tham gia vào cuộc tranh luận công khai” vì chính phủ vẫn giữ thái độ trung lập về dự luật này.
Dẫu vậy, một số bộ trưởng cấp cao vẫn bày tỏ quan điểm của mình, trong đó Bộ trưởng Y tế Wes Streeting và Bộ trưởng Tư pháp Shabana Mahmood đều phản đối. Mahmood, chính trị gia Hồi giáo cấp cao nhất đất nước, viết trong một lá thư gửi tới cử tri rằng “nhà nước không bao giờ nên cung cấp cái chết như một dịch vụ”, nhưng lưu ý rằng chính đức tin đã ảnh hưởng đến lập trường của bà.
Trong khi đó, cựu thủ tướng David Cameron, người từng phản đối dự luật năm 2015, tiết lộ ông đã thay đổi quan điểm. “Như những người vận động đã lập luận một cách thuyết phục, đề xuất này không nhằm mục đích chấm dứt sự sống. Nó nhằm mục đích rút ngắn cái chết”, ông cho hay.
Tuy nhiên, các cựu thủ tướng khác, như Liz Truss, Boris Johnson, Theresa May và Gordon Brown đều bày tỏ sự phản đối dự luật.
Anh Trần
Tôi ở không xa anh, cùng chung một quận, thế mà những việc anh làm…
Điều gì đã đưa ông đến lời cáo buộc này, đối với một nước “đã…
Bộ Ngoại giao Lithuania ban hành lệnh trục xuất 3 nhân viên của Văn phòng…
Vua Trùng Quang sai Nguyễn Biểu đến gặp Trương Phụ xin cầu phong, nhưng mục…
Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đã được tái bổ nhiệm nhiệm kỳ thứ hai…
Mới đây, video ghi lại khoảnh khắc một em bé bị điếc bẩm sinh lần…