Chủ nhật ngày 23/7 là ngày bỏ phiếu cho cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia, dự kiến Thủ tướng Hun Sen (70 tuổi), người đã thống trị chính trường Campuchia trong 38 năm, chắc chắn sẽ tại vị.
Các cử tri ở Phnom Penh nói với BBC rằng họ mong đợi Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) của ông Hun Sen sẽ giành lại toàn bộ 125 ghế trong Quốc hội. Sau khi đảng đối lập đầy thách thức duy nhất bị loại vào tháng 5, ông Hun Sen không phải đối mặt với thách thức thực sự nào.
Mặc dù cử tri không có quyền lựa chọn thực sự, nhưng họ cần phải bỏ phiếu. Vì Chính phủ Hun Sen quy định, mọi nỗ lực tẩy chay bầu cử hoặc phá hủy phiếu bầu đều có thể vi phạm luật hình sự.
Thời gian bỏ phiếu từ 7h sáng đến 3h chiều theo giờ địa phương. Khoảng 9,7 triệu cử tri đủ điều kiện có thể đã bỏ phiếu tại khoảng 24.000 điểm bỏ phiếu trên cả nước, tương đương gần 82% cử tri của Campuchia.
Truyền thông Campuchia cho biết, ở khu vực bỏ phiếu thủ đô Phnom Penh, Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền đã giành trên 90% phiếu bầu.
Kết quả bầu cử chính thức sẽ được công bố trong thời gian 30 ngày sau bầu cử, dự kiến chính phủ mới sẽ được thành lập vào ngày 29/8/2023.
Các nhà phân tích chính trị nói rằng sự cai trị của ông Hun Sen ngày càng trở nên độc đoán. Đầu năm nay, nhân vật đối lập hàng đầu Kem Sokha đã bị kết án 27 năm tù vì cáo buộc phản quốc, hãng tin chính “Voice of Democracy” (Tiếng nói Dân chủ) cũng bị đóng cửa.
Những người chỉ trích nhận định đây là một cuộc bỏ phiếu giả tạo. Hồi đầu tuần trước, một cử tri ở Phnom Penh nói với BBC rằng đây là một cuộc bầu cử gian lận, vì không có phe đối lập thực sự mạnh mẽ. Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, cũng bày tỏ quan ngại về tính công bằng của cuộc bầu cử này.
Đảng Nhân dân cầm quyền nhấn mạnh có 17 đảng nhỏ khác cũng tham gia bầu cử, và Campuchia vẫn là một quốc gia dân chủ đa đảng và thịnh vượng. Nhưng những người chỉ trích chỉ ra rằng các đảng nhỏ không thể mở rộng quy mô, và có rất ít tác động đến kết quả của cuộc bầu cử.
Các nhà lập pháp đối lập đã báo cáo những cuộc tấn công bạo lực trong năm nay. Trong khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho biết trước cuộc bầu cử, chính phủ đã tăng cường đe dọa và bắt giữ tùy tiện các thành viên đối lập.
Vào tháng 5, chính phủ đã cấm Đảng Ánh nến, đảng đối lập chính tại đất nước này, tranh cử vì thiếu một số tài liệu vốn không được yêu cầu trong cuộc bầu cử năm ngoái. Đảng Ánh nến đã giành được 22% phiếu bầu trong các cuộc bầu cử vào năm ngoái. Các nhà phân tích cho rằng ông Hun Sen coi họ là một mối đe dọa tiềm tàng.
Bản thân ông Hun Sen cũng bỏ phiếu tại thủ đô vào sáng sớm Chủ nhật (23/7). Trong khi đang tái tranh cử, ông cho biết đây có thể là lần cuối cùng. Năm 2021, ông cho biết sẽ giao quyền điều hành cho con trai cả Hun Manet.
Thứ Năm tuần trước (20/7), ông Hun Sen gợi ý rằng con trai ông “có thể” sẽ làm thủ tướng trong 3 – 4 tuần nữa. Hun Manet hiện là tư lệnh quân đội Campuchia, muốn làm thủ tướng thì trước hết phải có tư cách đại biểu Quốc hội, nên lần này ông bỏ phiếu cho khu vực bầu cử ở Phnom Penh.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào thời điểm kinh tế ở Campuchia đang bất ổn. Người dân địa phương nói rằng giá nhiên liệu tăng cao, chậm lương và nợ nần chồng chất đã khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.
Campuchia đã trải qua 6 cuộc bầu cử quốc gia kể từ khi Liên Hợp Quốc khôi phục tổng tuyển cử vào năm 1993, và lần nào đảng của ông Hun Sen cũng giành chiến thắng.
Trong 4 thập kỷ, ông Hun Sen củng cố quyền lực bằng cách kiểm soát quân đội, cảnh sát và các lợi ích tiền tệ. Các nhà quan sát cho rằng ông ta loại bỏ các đối thủ bằng cách kết nạp, bỏ tù hoặc đày ải họ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…