Thế Giới

Bước ngoặt thế kỷ của Argentina: Tân Tổng thống thúc đẩy phá bỏ chủ nghĩa xã hội

Argentina từng là một trong mười nền kinh tế hàng đầu thế giới thời Thế chiến thứ nhất và Thế chiến thứ hai, sự giàu có của họ đúng như ý nghĩa trong tiếng Tây Ban Nha về từ “Argentina”“vùng đất bạc”. Sau Thế chiến thứ hai, “vùng đất bạc” Argentina bị “ám đen” vì theo chủ nghĩa xã hội, từ cảnh giàu có rơi vào cảnh nghèo đói kéo dài. Hiện nay, Argentina đang đón bước chuyển mang tính thế kỷ khi chính phủ mới muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa xã hội, mặc dù bước rẽ này phải đối mặt với nhiều thách thức.

Ông Javier Milei vẫy tay chào người ủng hộ tại một sự kiện được tổ chức tại Buenos Aires, Argentina sau khi cuộc bầu cử tổng thống Argentina khép lại vào ngày 19 tháng 11 năm 2023. (Nguồn ảnh: Marcos Brindicci/Getty Images)

Ngày 19/11/2023 bên ngoài trụ sở ở Buenos Aires của Liên minh Tự do, người dân Argentina đã ăn mừng việc bầu Javier Milei làm tổng thống mới (Luis Robayo/AFP)

Tổng thống đắc cử Javier Milei của Argentina sẽ chính thức nhậm chức ngày 10/12 với nhiệm kỳ 4 năm. Trước cuộc bầu cử, nhà kinh tế học tự do này đã cầm cưa máy thề sẽ cắt giảm chi tiêu khổng lồ của nhà nước đã kéo dài trong nhiều thập kỷ, bãi bỏ ngân hàng trung ương và thực hiện các chính sách như chuyển sang đồng USD để “chấm dứt thời Argentina suy bại”, ông cũng thề sẽ ngừng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Milei hôm 24/11 cho biết, ông đã thảo luận với Chủ tịch Kristalina Georgieva của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) các vấn đề như điều chỉnh chính sách tài khóa và kế hoạch tiền tệ của Argentina. Ông cho biết IMF bày tỏ ủng hộ và hợp tác với các giải pháp cơ cấu mà Argentina cần.

Bà Giorgioeva tiết lộ họ đã thảo luận về “những thách thức lớn” của nền kinh tế Argentina và hành động “quyết đoán” cần thiết. Bà cũng nói rằng “IMF hỗ trợ những nỗ lực không ngừng của Argentina nhằm giảm lạm phát, cải thiện tài chính công và tăng cường vai trò lãnh đạo của khu vực tư nhân”.

Rẽ mạnh sang cánh hữu – hồi kết cho chủ nghĩa xã hội tại Argentina

Khi nhắc đến Argentina, người hâm mộ bóng đá thường nghĩ tới ngôi sao Messi đầu tiên, trong khi các nhà kinh tế nghĩ đến lạm phát: Lạm phát đã trở nên bình thường ở Argentina, tỷ lệ lạm phát hiện nay lên tới gần mức đáng kinh ngạc là 150%, khiến hơn 40% dân số sống trong cảnh nghèo đói. Tình trạng kinh tế suy thoái của Argentina hiện thể hiện rõ qua dự trữ ngoại hối âm 10 tỷ USD, nền kinh tế phụ thuộc vào chương trình cho vay cứu trợ 44 tỷ USD của IMF.

Từ góc nhìn độc đáo qua lăng kính kinh tế, nhà kinh tế Simon Kuznets (giải Nobel kinh tế năm 1971) đã phân loại các nước trên thế giới thành 4 loại: các nước phát triển, các nước đang phát triển, Nhật Bản và Argentina. Hai dạng đầu tiên đã trở thành kiến ​​thức phổ thông, trong khi hai dạng sau là ví dụ chuẩn mực về hai hệ thống chính trị dẫn đến hai kết quả phát triển kinh tế.

Sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản vốn thiếu tài nguyên và năng lượng đã chấp nhận chủ nghĩa hợp hiến dân chủ về tự do và nhân quyền do Mỹ chủ trương, nhanh chóng trỗi dậy từ đống tro tàn, được xếp vào nhóm các nước phát triển hàng đầu và trở thành kỳ tích tăng trưởng kinh tế; trong khi nước Argentina may mắn có nhiều nguồn lực kinh tế, nhưng đã thúc đẩy một loại “phép màu” kiểu khác: nhanh chóng từ vị trí 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới rơi vào tình trạng nghèo đói.

Năm 1946, Juan Perón lên nắm quyền ở Argentina và thực hiện nền kinh tế kế hoạch do nhà nước lãnh đạo, sau này được gọi là “Chủ nghĩa Perón”. Ông gọi việc xuất khẩu nông sản có sự tham gia của vốn nước ngoài là “nền kinh tế vô nhân đạo, theo đuổi lợi ích cá nhân”, và Argentina phải từ biệt nền kinh tế như vậy. Do đó nhà nước đi đầu trong việc “phân bổ tài sản một cách bình đẳng cho 14 triệu người dân Argentina”, hệ quả dần dần quốc hữu hóa cơ sở hạ tầng kinh tế và các ngành công nghiệp cơ bản do vốn nước ngoài sở hữu.

Chẳng bao lâu sau, các chính sách kinh tế bất chấp hiệu quả hoạt động đã khiến tăng trưởng kinh tế Argentina trì trệ, thâm hụt tài chính của chính phủ ngày càng gia tăng, cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối và sự sụp đổ của đồng tiền Argentina – đồng peso.

Năm 1955, Peron buộc phải từ chức trong một cuộc đảo chính quân sự và phải sống lưu vong ở Tây Ban Nha. Trong những thập kỷ tiếp theo, Argentina đã dao động giữa “chủ nghĩa Peron”“chủ nghĩa chống Peron”, các xu thế chính quyền luân phiên thay thế nhau.

Để đối phó với tình hình hiện tại, Milei, vốn theo đuổi chủ nghĩa tự do kinh tế và chủ nghĩa bảo thủ tài chính, đã ủng hộ một hệ thống chính phủ nhỏ. Ông chỉ trích chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội là những hệ thống gây ra nghèo đói, chủ trương rằng chính phủ chỉ nên tập trung vào công lý và an ninh. Thậm chí ông còn cực đoan đến mức cho rằng nhà nước là một tổ chức tội phạm, dùng vũ lực thu thuế của mọi người dân để nuôi bộ máy, muốn trả lại số tiền bị tầng lớp chính trị đánh cắp.

Tiến vào trạng thái chưa có tiền lệ: Bãi bỏ ngân hàng trung ương và USD hóa nền kinh tế

Tỷ lệ lạm phát của Argentina gần đây đã quay trở lại trên 100%, đồng thời đồng USD tiếp tục tăng lãi suất và đồng peso tiếp tục mất giá, đẩy nhanh tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Mặc dù ngân hàng trung ương Argentina đã tăng đáng kể lãi suất, nhưng điều này không ngăn được giá cả tăng cao, người dân ngày càng bất mãn.

Trong bối cảnh đó, ông Milei đã vận động tranh cử với lời hứa xóa bỏ ngân hàng trung ương, gọi chúng là “thứ rác rưởi tồi tệ nhất hành tinh”, ông cũng kêu gọi USD hóa nền kinh tế Argentina. Nhiều chính sách “cấp tiến” khác nhau của ông đã được người dân Argentina ủng hộ và Milei được bầu làm tổng thống. Ngày 24/11 văn phòng của Milei tuyên bố trên nền tảng X rằng kế hoạch đóng cửa Ngân hàng Trung ương Argentina là “không thể thương lượng”. Điều này có nghĩa là lần đầu tiên Argentina rơi vào một tình trạng chưa có tiền lệ, sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn như tính khả thi và khả năng hoạt động.

Tsuyoshi Ueno thuộc Viện nghiên cứu Quỹ Đời sống Nhật Bản (Japan Life Foundation) cho rằng lợi thế của việc nhập khẩu đồng USD là không còn gặp rắc rối trước biến động tỷ giá, “nhưng điều này có nghĩa là từ bỏ chính sách tiền tệ trong nước và hoàn toàn đi theo quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ”. Khi nền kinh tế trong nước yếu kém, do các vấn đề như không thể hạ lãi suất… “thì cũng khá nghiêm trọng”.

Chuyên gia Ueno cho rằng rủi ro lớn nhất của việc bãi bỏ ngân hàng trung ương là “nếu không có ngân hàng trung ương là ‘bên cho vay cuối cùng’ thì sẽ không thể giải cứu các ngân hàng tư nhân trong nước đang gặp khó khăn do không đủ vốn, điều này có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính và suy thoái kinh tế.”

Ngoài ra, đảng của ông Milei chiếm thiểu số trong Quốc hội, các chính sách được đề xuất cần có sự hợp tác với các đảng khác, giống như chính sách cực đoan USD hóa và bãi bỏ ngân hàng trung ương có thể phải đối mặt với những thách thức lớn.

Không hợp tác với ĐCSTQ và rút khỏi BRICS

Ngoài ra, cộng đồng quốc tế còn đặc biệt quan tâm một động thái quan trọng khác của Milei sau khi được bầu làm tổng thống Argentina. Milei từng thẳng thắn tuyên bố rằng sẽ không hợp tác với ĐCSTQ và sẽ hoàn toàn “tách rời” khỏi chế độ Cộng sản Trung Quốc, đồng thời tìm cách tăng cường quan hệ với Mỹ. Milei từng mô tả ĐCSTQ là “sát thủ” và nói rằng người dân Trung Quốc “không được tự do”. Tổng thống Argentina đương nhiệm Alberto Fernández, người sắp mãn nhiệm, đã theo đuổi các chính sách thân cộng sản và gọi ĐCSTQ là “người bạn đích thực”.

Người được Milei đề cử cho chức Ngoại trưởng, bà Diana Mondino nói về các vấn đề thương mại giữa Trung Quốc và Algeria rằng bà sẽ ngừng tương tác với Bắc Kinh, bao gồm cả thương mại song phương “không rõ ràng” giữa hai nước. Bà Mondino ám chỉ khả năng “tách rời” khỏi Trung Quốc – đối tác thương mại lớn thứ hai của Argentina.

Ngoài ra, tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức ở Nam Phi vào tháng 8 năm nay, Argentina đã được mời ngày 1/1/2024 tham gia cùng các nước thành viên BRICS do Trung Quốc và Nga dẫn đầu chống lại G7 Âu Mỹ. Chính phủ Argentina hiện tại rất muốn tham gia BRICS và Thỏa thuận Vành đai và Con đường, nhưng tân Tổng thống Milei đã nhiều lần phản đối việc Argentina trở thành thành viên BRICS. Ông đã nói rõ: “Các đồng minh địa chính trị của chúng tôi là Mỹ và Israel, chúng tôi sẽ không liên minh với bất kỳ quốc gia cộng sản nào”. Tuyên bố này có nghĩa là Argentina sẽ từ chối trở thành thành viên BRICS đối đầu với G7 châu Âu và Mỹ.

Động thái “tách rời” hoàn toàn khỏi ĐCSTQ của Argentina đã khiến ĐCSTQ lo ngại, những nhận xét của Milei về việc tách khỏi Trung Quốc đã bị các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ chặn hoàn toàn.

Nhà tư vấn đầu tư Mike Sun ở Bắc Mỹ nói với Epoch Times: “Argentina đã thực hiện một bước quan trọng bằng cách cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ, thay vào là chọn phương Tây và Mỹ, xu hướng phát triển tổng thể đó đáng ghi nhận. Lạm phát cao, nền kinh tế đang suy thoái, lòng dân thay đổi đã chào đón nhân vật chính trị táo bạo như Milei bước lên sân khấu chính trị. Ông ấy lên tiếng và được hầu hết mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ thích thú, phản ánh lựa chọn cấp bách của xã hội Argentina. Các chính sách kinh tế do Milei chủ trương là đầy thách thức”.

Trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Argentina là nền kinh tế lớn thứ 8 trên thế giới và những thành tựu của nước này đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Sau Thế chiến thứ hai, Argentina rẽ sang cánh tả theo đuổi chủ nghĩa xã hội, nhanh chóng từ nước giàu thành nước nghèo đói. Ngày nay, Argentina một lần nữa thực hiện bước ngoặt lịch sử từ bỏ chủ nghĩa xã hội để trở lại nền kinh tế thị trường truyền thống, động thái này đã thu hút sự chú ý của thế giới, đặc biệt là nhiều nước Nam Mỹ từng có trải nghiệm tương tự Argentina.

Có chuyên gia nhận định, với tư cách là một nhà kinh tế, tân Tổng thống Milei của Argentina không thể không nhận thức được những rủi ro và trở ngại mà cải cách phải đối mặt. Nhưng những thảm họa mà cái gọi là mô hình kinh tế của chủ nghĩa cộng sản đã mang đến cho người dân và đất nước là điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người, đó là những trải nghiệm đẫm máu đối với những ai từng trải qua. Bất kể đau đớn như thế nào, việc cắt đứt với chủ nghĩa cộng sản và ĐCSTQ chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho đất nước và người dân Argentina.

Triệu Sam

Published by
Triệu Sam

Recent Posts

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

5 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

7 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

15 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

25 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

35 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

42 phút ago