Theo dữ liệu gần đây của một công ty giám sát chuỗi cung ứng có trụ sở tại Hồng Kông, các nhà sản xuất Mỹ đã bắt đầu chuyển nguồn lực ra khỏi Trung Quốc, chủ yếu tới Việt Nam, Myanmar, Philippines, và Bangladesh.
Động thái di dời sản xuất khỏi Trung Quốc đã diễn ra do sự không chắc chắn mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung năm 2019 gây ra. Sau đó, virus corona Vũ Hán đã làm tăng tốc xu hướng này và đã khuyến khích thêm nhiều công ty giảm sự phụ thuộc quá mức của họ vào nhà cung cấp duy nhất – Trung Quốc.
Theo báo cáo của Qima, công ty giám sát chuỗi cung ứng và kiểm soát chất lượng có trụ sở tại Hồng Kông, nhiều nhà sản xuất đang di chuyển tới Đông Nam Á và Nam Á. Báo cáo của Qima dựa trên dữ liệu được thu thập từ hàng chục nghìn cuộc kiểm tra chuỗi cung ứng được thực hiện trên toàn cầu cho các nhãn hàng tiêu dùng và bán lẻ. Các công ty sử dụng các báo cáo giám sát này để đưa ra quyết định về việc liệu họ có chuyển sang một nhà cung cấp mới hay không.
Trong hai tháng đầu năm nay, nhu cầu về các cuộc điều tra giám sát và kiểm toán ở Đông Nam Á của các đơn vị mua hàng tại Bắc Mỹ đã tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó các nước như Việt Nam, Myanmar và Philippines là được hưởng lợi, theo báo cáo của công ty Qima.
Trong khi đó, nhu cầu điều tra giám sát chuỗi cung ứng tại Nam Á đã tăng 52% so với năm ngoái. Bangladesh trở thành một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt cho các nhãn hàng dệt và may mặc.
Ngoài ra, theo một cuộc khảo sát do Qima thực hiện với hơn 200 công ty vào cuối tháng Hai, 87% doanh nghiệp được hỏi tin rằng đại dịch COVID-19 sẽ kích hoạt những thay đổi đáng kể trong việc quản lý chuỗi cung ứng trong thời gian tới.
Hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát cho biết để giảm thiểu nguy cơ thiếu nguồn cung do số nhà máy đóng cửa tăng lên, họ đã bắt đầu chuyển sang các nhà cung cấp ở các khu vực chưa bị ảnh hưởng bởi virus corona.
Tuy nhiên, xu hướng này đã bị gián đoạn trong vài tháng gần đây khi đại dịch COVID-19 đã lây lan tới nhiều khu vực khác trên thế giới. Tương lai của ngành sản xuất Châu Á ngoài Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào khả năng các nước trong khu vực sống sót ra sao sau cuộc khủng hoảng sức khỏe này.
Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nhà cung cấp toàn cầu rất quan trọng. Theo Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc chiếm gần 20% thương mại toàn cầu trong ngành sản xuất các sản phẩm tầm trung, tăng từ 4% vào năm 2002.
Phần lớn các công ty Mỹ đã đầu tư mạnh mẽ vào các cơ sở và nguồn nhân lực tại Trung Quốc để được quyền tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới này, và họ cũng đã chấp nhận từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ tại đây, coi đó là giấy thông hành để họ được vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19, kết hợp với tâm lý chống chế độ cộng sản Trung Quốc gia tăng trong vài tháng qua đã buộc nhiều tập đoàn nước ngoài phải nghĩ lại về mối quan hệ của họ với Trung Quốc.
Trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình, Apple năm ngoái đã yêu cầu các nhà cung cấp của họ phải xem xét chuyển một số dây chuyền sản xuất nhất định từ Trung Quốc tới Đông Nam Á. Công ty này cũng đã bắt đầu quá trình chuyển sản xuất nhãn hàng AirPods – tai nghe không dây nổi tiếng nhất của hãng, từ Trung Quốc tới Việt Nam.
Trong năm 2019, tối thiểu 50 công ty đa quốc gia, trong đó có các công ty Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan đã thông báo kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan của Mỹ áp lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Xuân Thành (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…