Các nước ĐNA chọn mở cửa trở lại, cân bằng giữa COVID-19 và kinh tế

Ngay cả khi phải vật lộn với một trong những đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trên thế giới, các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA) đang dần nhận ra rằng họ không còn đủ khả năng về kinh tế để phòng chống và loại bỏ dịch bệnh nữa.

(Ảnh minh họa: Par Cat Box/Shutterstock)

Tại các nhà máy ở Malaysia, trong các tiệm cắt tóc ở Manila (Philippines) hay các tòa tháp văn phòng của Singapore, các cơ quan quản lý đang thúc đẩy kế hoạch mở cửa trở lại, tìm cách cân bằng giữa việc ngăn chặn virus và giữ cho người dân cũng như dòng tiền lưu thông.

Điều đó dẫn đến một loạt các thử nghiệm như quân đội giao thực phẩm, công nhân bị cách ly, phong tỏa và chỉ người tiêm vắc-xin COVID-19 mới được đến nhà hàng hay văn phòng.

Trái ngược với châu Âu và Mỹ, những quốc gia đã bắt đầu mở cửa trở lại, tỷ lệ tiêm chủng thấp khiến khu vực ĐNA trở thành một trong những khu vực dễ bị nhiễm bệnh nhất trên thế giới với sự hoành hành của biến thể Delta.

Krystal Tan, nhà kinh tế của Tập đoàn Ngân hàng Úc & New Zealand cho biết: “Đó là sự cân bằng khó khăn giữa mạng sống và kế sinh nhai”, đồng thời lưu ý rằng ngay cả Singapore cũng phải chật vật trước tình trạng tăng đột biến số ca nhiễm bệnh mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng hàng đầu thế giới. Việc các nhà máy ở ĐNA ngừng hoạt động đã gây ra nhiều trục trặc ở chuỗi cung ứng, trong đó các nhà sản xuất ô tô như Toyota phải cắt giảm sản xuất, còn hãng bán lẻ quần áo Abercrombie & Fitch cảnh báo rằng tình hình đang “vượt quá tầm kiểm soát”.

Tỷ lệ tử vong hàng ngày ở nhiều quốc gia ĐNA đã vượt qua mức trung bình toàn cầu, đẩy khu vực xuống vị trí cuối cùng Bảng xếp hạng khả năng phục hồi đại dịch của trang Bloomberg.

Tuy nhiên, các quan chức ngày càng tỏ ra lo lắng về mặt kinh tế nếu các biện pháp hạn chế COVID-19 kéo dài quá lâu. Malaysia đã cắt giảm một nửa dự báo tăng trưởng năm 2021 xuống còn 3-4% khi số ca mắc mới hàng ngày đạt mức kỷ lục. Hy vọng của Thái Lan về sự hồi sinh quan trọng của ngành du lịch đang biến mất một cách nhanh chóng.

Sự kiên nhẫn của người dân cũng đang giảm dần trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh họ đã phải vật lộn với virus lâu hơn hầu hết những nơi khác trên thế giới. Tại Malaysia, cơn giận dữ của xã hội đã dẫn đến nhiều thay đổi sau khi các đợt phong tỏa kéo dài gây ra tình trạng mất việc làm, nhưng vẫn không giảm được số ca nhiễm.

Ở Singapore và Philippines, các doanh nghiệp ngày càng tỏ thái độ bất bình trước những khó khăn trong việc lập kế hoạch dài hạn do thiếu sự chắc chắn xung quanh các chính sách của chính phủ.

Vậy nên, ngày càng có nhiều sự thay đổi ở ĐNA để dần tiến đến việc chấp nhận COVID-19, trong đó những quốc gia như Malaysia, Indonesia và Thái Lan đang bắt chước chiến lược học cách “sống chung với virus” của Singapore.

Thay vì giãn cách toàn quốc hoặc phong tỏa theo khu vực, Philippines đang tìm cách áp dụng các biện pháp hạn chế di chuyển ở những khu dân cư cụ thể, đường phố hoặc nhà riêng. Chỉ những người có thẻ tiêm chủng mới có thể vào các trung tâm mua sắm ở Jakarta (Indonesia) hoặc đến các rạp chiếu phim ở Malaysia. Các nhà hàng tại Singapore được yêu cầu kiểm tra tình trạng tiêm chủng của khách hàng.

Theo SCMP,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Trí tuệ cổ nhân: Đời trước hành thiện, đời sau hiển vinh

Trong suy nghĩ của cổ nhân, vòng xoay nhân quả, thiện ác hữu báo là…

2 phút ago

Những ý tưởng “mới” về vấn đề Ukraine được thảo luận trong cuộc đối thoại Lavrov-Rubio

Phát biểu sau đối thoại với người đồng cấp Nga, ông Rubio đã mô tả…

7 phút ago

ASML hủy bỏ mục tiêu về DEI tại Mỹ để tuân thủ luật pháp

ASML tuyên bố sẽ hủy bỏ các mục tiêu về "đa dạng và hòa nhập"…

10 phút ago

Báo cáo mới tiết lộ mặt tối của AI: Nói dối, đe dọa con người, không nhận lỗi

Một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ mặt tối tiềm ẩn đáng sợ của…

17 phút ago

Thủ tướng Nhật Bản Ishiba gặp khó trong các cuộc đàm phán thương mại với Tổng thống Trump

Thủ tướng Ishiba đang phải đối mặt với một số chỉ trích ở trong nước…

20 phút ago

TQ: Làn sóng nợ nần lan rộng, như quả bom có thể phát nổ bất cứ lúc nào

Năm 2025, “làn sóng nợ nần” đã trở thành một chủ đề nặng nề không…

28 phút ago