Trong trường hợp xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể dùng “cánh quân thứ 5” ẩn nấp ở Đài Loan để phá hủy hoặc làm tê liệt cơ sở hạ tầng quan trọng. Một nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Tiến bộ là ông Thẩm Bá Dương (Puma Shen) cho rằng nhiều hoạt động “vùng xám” của ĐCSTQ không liên quan gì đến hoạt động quân sự, An ninh Quốc gia nên Đài Loan khó phát hiện và ngăn chặn, cần có trung tâm tác chiến đánh giá để hành động kiểm soát các “nhóm có nguy cơ cao” trong nước.
Trong bối cảnh hoạt động giao lưu tiếp xúc giữa Đài Loan và Đại Lục cởi mở, không khó để gián điệp ĐCSTQ ẩn náu ở Đài Loan, mặc dù các đơn vị an ninh quốc gia Đài Loan chưa công khai số lượng thực tế “đội quân thứ 5” này của ĐCSTQ, nhưng Cục trưởng An ninh quốc gia Thái Đắc Thắng (Tsai De-sheng) thời chính quyền Mã Anh Cửu từng cho hay “khắp mọi nơi đều có rất nhiều người ở không nên ở, hơn 4000 người có hành tung mờ ám”.
Trong một cuộc phỏng vấn, Viện trưởng Thẩm Minh Thất (Ming-Shih Shen) Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia – Học viện Quốc phòng Đài Loan đã chỉ ra rằng, “đội quân thứ 5” ám chỉ những người xâm nhập và ẩn nấp bên trong Đài Loan để điều phối các hoạt động quân sự với ĐCSTQ bên ngoài khi xung đột xảy ra.
Ông phân tích rằng nhiều người đến Đài Loan không rõ hành tung, có thể họ đang phát triển tổ chức và hoạt động bí mật. Phong cách tấn công của “đội quân thứ 5” rất đa dạng, một số có thể áp dụng cách truyền thống như tấn công các cơ quan chính phủ và cơ sở hạ tầng quan trọng bằng súng đạn; số khác sử dụng các cuộc tấn công mạng để làm tê liệt hoạt động hàng ngày của xã hội Đài Loan, chẳng hạn như tấn công Tập đoàn Dầu khí Quốc gia gây ra sự cố mất điện trên quy mô lớn…
Ngoài ra còn có dạng “hợp pháp”, ví dụ dùng người thành lập tổ chức có tư cách pháp nhân hợp pháp tham gia bầu cử để gây ảnh hưởng đến chính trị, những người này khi vào thời chiến có thể chuyển hóa vai trò để trực tiếp tấn công chính phủ hoặc lợi dụng các phương tiện truyền thông để tiến hành chiến tranh nhận thức.
Ủy ban Vấn đề Đại lục của Đài Loan gần đây đã công bố sửa đổi quy định quan hệ dân sự hai bờ eo biển, theo đó tăng mức phạt đối với những người Trung Quốc ở lại quá hạn. Những người Đài Loan có ý định che giấu hoặc xúi giục công dân Trung Quốc ở quá hạn thị thực để tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp có thể bị phạt tới 300.000 Đài tệ. Ủy ban này cho hay các hình phạt theo luật nhập cư hiện hành là quá thấp, phải tăng mức phạt để hạn chế việc ở lại quá hạn.
Ông Thẩm Bá Dương, một nhà lập pháp của Đảng Tiến bộ Dân chủ và là Viện trưởng Học viện Kuma đã kêu gọi Chính phủ Đài Loan thành lập một trung tâm chiến đấu để đối phó với ĐCSTQ.
Nhà lập pháp Thẩm Bá Dương của Đảng Tiến bộ Dân chủ cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, nhiều hoạt động trong vùng xám của ĐCSTQ không liên quan gì đến hoạt động quân sự, Cục An ninh Đài Loan rất khó phát hiện và ngăn chặn người dân trong nước; Ủy ban Vấn đề Đại lục chỉ là cơ quan chịu trách nhiệm về các chính sách xuyên eo biển và không có quyền điều tra thực tế. Vì vậy, Đài Loan cần có một trung tâm tác chiến để đối phó với ĐCSTQ, đánh giá các hoạt động gián điệp chính trị và kinh tế của họ, đồng thời kiểm soát “các nhóm có nguy cơ cao” trong nước.
Ông Thẩm Bá Dương là Tiến sĩ về Tội phạm học và Xã hội học Pháp lý, phó giáo sư tại Viện Tội phạm học tại Đại học Quốc gia Đài Bắc, đồng thời là Viện trưởng Học viện Kuma. Với chuyên môn nghiên cứu về tội phạm và chính sách, ông đặt câu hỏi: Trước các mối đe dọa từ ĐCSTQ, liệu cơ sở hạ tầng quan trọng và vũ khí liên quan của Đài Loan có đủ để chống lại máy bay không người lái của đối thủ hay không? Ông cho rằng Đài Loan phải hoàn thiện hơn nữa các vấn đề như phương tiện gây nhiễu súng, thiết bị giám sát…
Ông đưa ra ví dụ hacker tấn công, chỉ ra rằng việc tấn công trực tuyến qua hệ thống mạng thường rất nhanh trong khi kẻ tấn công hầu như không phải trả giá, còn bên phòng thủ thường phải trả giá đắt. Thế nhưng chỉ chuyện cáp ngầm Matsu có nên được đưa vào cơ sở hạ tầng quan trọng hay không thì một số cơ quan hữu trách của Đài Loan cũng đang tranh luận, theo ông thì cáp ngầm này nên được đưa vào cơ sở hạ tầng quan trọng.
Ông cho rằng người của “cánh quân thứ 5” có thể mạo danh thành người chống ĐCSTQ, vấn đề quan trọng là làm thế nào để xác định nhóm người này và phải làm gì nếu phát hiện họ. Việc phòng ngừa lực lượng này là rất quan trọng nhưng Chính phủ Đài Loan chưa làm tốt.
Ngoài ra, việc ĐCSTQ lôi kéo thế giới ngầm của Đài Loan ngày càng nghiêm trọng! Cách đây 4 – 5 năm vẫn ổn, nhưng bây giờ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Thế giới ngầm Đài Loan ngày nay giàu có hơn trước, không chỉ có các ngành công nghiệp ở Trung Quốc mà thậm chí còn giúp ĐCSTQ rửa tiền và vận hành tiền ảo. Chúng cũng hợp tác với các cơ sở tín ngưỡng địa phương, nguy cơ các cơ sở tín ngưỡng rơi vào kiểm soát của thế giới ngầm là rất cao. Khi vào thời chiến, chúng có thể gây bất ổn xã hội Đài Loan. Trong các phong trào xã hội gần đây xuất hiện dấu hiệu xã hội đen muốn gây hỗn loạn.
Ông Thẩm chia sẻ rằng “đội quân thứ 5” này có thể được Lực lượng Phòng vệ Nội địa nhận diện trong thể hiện thái độ về cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine. Lực lượng Phòng vệ Nội địa Đài Loan tương tự như lực lượng dân quân, do Bộ Quốc phòng quy hoạch, sau đó giao cho chính quyền các địa phương. Lực lượng này được chia thành các nhóm, một số chịu trách nhiệm đối phó với “đội quân thứ 5” của ĐCSTQ, một số chịu trách nhiệm ngăn chặn các cuộc tấn công của hacker, và một số vận hành máy bay không người lái, tấn công chống thiết giáp và bắn tỉa…
Một vấn đề khác mà ông lưu ý: ĐCSTQ có thể uy hiếp các doanh nhân Đài Loan hoặc những người có vợ con ở Trung Quốc, yêu cầu họ thực hiện một số nhiệm vụ ở Đài Loan trong thời chiến. Ngoài ra, nhiều trưởng thôn được mời sang Trung Quốc du lịch, họ là một bộ phận quan trọng của hệ thống phòng thủ dân sự nhưng lại thường xuyên tiếp xúc với Trung Quốc, rất nguy hiểm. Một số nhà lập pháp cũng thuộc “nhóm có nguy cơ cao”, ví dụ dự thảo sửa đổi Quy định quan hệ xuyên eo biển để kiểm soát ĐCSTQ vốn liên tục bị Quốc dân đảng và Đảng Nhân dân ngăn cản trong ủy ban thủ tục.
Chuyên gia an ninh Đài Loan này cho rằng có hàng trăm nghìn người thuộc “nhóm nguy cơ cao”, phải quản lý tốt vấn đề này và cho họ biết rằng có một số việc họ không thể làm. Câu hỏi bây giờ là đơn vị nào ở Đài Loan chịu trách nhiệm đặc biệt trong việc canh phòng những người này cũng như vấn đề xác định ai là người cộng tác của ĐCSTQ tại các địa phương? Bộ Quốc phòng Đài Loan cần đảm bảo có cơ chế kiểm soát rủi ro trong, nếu chưa có thì nên thiết lập càng sớm càng tốt.
Ông nhấn mạnh kẻ thù của Đài Loan rõ ràng là ĐCSTQ nên Đài Loan phải có trung tâm tác chiến để đối phó, đơn vị chịu trách nhiệm này phải thường xuyên có đánh giá về các hoạt động xâm nhập, gián điệp kinh tế, chính trị của ĐCSTQ, nếu không Đài Loan khó bảo toàn, đây là nguy cơ an ninh quốc gia hệ trọng.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…