Trong những năm gần đây, tình trạng thiếu chip do đại dịch virus corona mới và chiến tranh Nga – Ukraine đã thu hút sự chú ý toàn cầu đối với chuỗi cung ứng chất bán dẫn, đặc biệt là chất bán dẫn được sản xuất tại Đài Loan. Các chuyên gia bán dẫn của Mỹ chỉ ra rằng các sản phẩm công nghệ của Mỹ, Trung Quốc và các nước khác đều phải dựa vào nguồn cung cấp chip của Đài Loan, vì vậy hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan có tầm quan trọng rất lớn đối với thế giới.
Đài Loan là một trung tâm sản xuất chất bán dẫn quan trọng, theo thống kê của Bộ Kinh tế Đài Loan, sản xuất chất bán dẫn của Đài Loan chiếm hơn 60% thị trường toàn cầu vào năm 2021; về mặt cung cấp chip tiên tiến 7 nanomet cần thiết cho trí thông minh nhân tạo và 5G, và chiếm hơn 70% nguồn cung của thế giới.
Tuy nhiên gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn xung quanh Đài Loan. Nhiều người lo ngại rằng một khi xung đột nổ ra ở eo biển Đài Loan, Đài Loan sẽ không thể xuất khẩu chip và gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, phát biểu tại hội thảo về chuỗi cung ứng chất bán dẫn do Hiệp hội Kinh doanh Mỹ – Đài Loan (USTBC) tổ chức, ông Jimmy Goodrich, phó chủ tịch chính sách toàn cầu của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ, cho biết do Đài Loan đóng vai trò quan trọng trong công nghệ và sản xuất chip toàn cầu, nên Đài Loan chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu trong các lĩnh vực liên quan.
Ông Goodrich nói: “Hãy tưởng tượng một thế giới không có Đài Loan hoặc không có đường thông đến Đài Loan. Điều đó thực sự đáng kinh ngạc đối với ngành công nghiệp chip toàn cầu, đối với ngành công nghiệp điện tử toàn cầu. Tình trạng thiếu chip trong năm qua, cùng với cuộc xâm lược Ukraine và các lệnh trừng phạt sau đó được Mỹ áp đặt đối với Nga, đã khiến mọi người thấy ý nghĩa của việc không có nguồn cung chip.”
Ông nói rằng một khi hiểu được tầm quan trọng của Đài Loan trong ngành công nghiệp chip toàn cầu, người ta phải đi đến kết luận rằng hòa bình và ổn định là rất quan trọng đối với mọi người trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc.
Ông Goodrich nói: “Điều đó rất quan trọng đối với chúng ta và Trung Quốc. Nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc vào chất bán dẫn, giống như của chúng ta. Và chất bán dẫn có trọng lượng rất lớn trong nền kinh tế của họ. Nền kinh tế của họ được xây dựng dựa trên sản xuất chế tạo. Tất cả những hoạt động sản xuất đó đều phụ thuộc vào chip, giống như chúng ta, vì vậy tất cả chúng ta đều có sự phụ thuộc lẫn nhau như nhau đối với ngành công nghiệp bán dẫn, bất kỳ sự gián đoạn nào cũng sẽ gây tổn hại cho những người liên quan đến nó.”
Cuộc thảo luận là một phần của dự án nghiên cứu có tiêu đề “Mỹ, Đài Loan và Chất bán dẫn: Quan hệ đối tác chuỗi cung ứng chính” của Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ – Đài Loan và Viện nghiên cứu Dự án 2049. Báo cáo ban đầu của nghiên cứu đã được xuất bản vào tháng 6 năm ngoái, và phiên bản cuối cùng dự kiến sẽ được phát hành vào giữa tháng 6 năm nay.
Trong báo cáo, ông Riley Walters, phó giám đốc Nhật Bản tại Viện Hudson, người đã viết về tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng, cho biết Đài Loan là nguồn nhập khẩu chất bán dẫn lớn thứ hai của Mỹ. Chip xuất khẩu từ Đài Loan ra thế giới được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm điện tử khác và sau đó bán lại cho người tiêu dùng Mỹ. Do đó, rất khó để ước tính thị phần thực tế của chip Đài Loan trong thương mại song phương giữa Mỹ và Đài Loan.
Ông Walters cho biết, trong số các ngành công nghiệp khác nhau ở Mỹ, ngành điện tử, truyền thông, ô tô và quốc phòng sử dụng nhiều chip nhất và bốn ngành này chiếm 8% GDP của Mỹ. Ngoài ra, các ngành như chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu và nông nghiệp chủ yếu dựa vào các sản phẩm chip của Đài Loan. Nếu chất bán dẫn của Đài Loan đến Mỹ bị gián đoạn, thì sẽ ảnh hưởng lớn đến GDP của Mỹ từ 1% đến 10%. Đối với các yếu tố có thể dẫn đến sự gián đoạn của chip hoặc chất bán dẫn, ông Walters phân tích có khoảng 3 loại yếu tố chính: thiên tai, đại dịch và chiến tranh.
Để giải quyết tình trạng Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào các ngành công nghiệp bán dẫn nước ngoài như Đài Loan và Hàn Quốc, Tổng thống Biden đã ký “Đạo luật Khoa học và Chip” được Quốc hội thông qua vào tháng 8 năm ngoái. Theo đó, Mỹ dự định đầu tư gần 53 tỷ đô la để thúc đẩy công bán dẫn trở lại Mỹ để thành lập nhà máy, một phần kinh phí sẽ được đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ chip. TSMC, nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất của Đài Loan, đã công bố vào đầu năm 2020 dưới thời chính quyền Trump rằng họ sẽ đầu tư 12 tỷ USD vào việc sản xuất chip 5nm ở tiểu bang Arizona. Năm ngoái, công ty này đã tăng số tiền đầu tư lên 40 tỷ đô la Mỹ.
Phòng Thương mại Mỹ – Đài Loan và Viện Nghiên cứu Dự án 2049 cho biết trong một báo cáo sơ bộ vào năm ngoái trước khi thông qua “Đạo luật Khoa học và Chip”, rằng Mỹ đã phải đối mặt với sự gián đoạn chuỗi cung ứng do các vấn đề như xung đột thương mại Mỹ – Trung, đại dịch virus corona mới và sự thiếu hụt chip ô tô. Sự thiếu hụt này làm lộ ra sự mong manh của Mỹ về phương diện chuỗi cung ứng. Do đó Mỹ cần khuyến khích đầu tư địa phương, phân cấp sản xuất và thúc đẩy khả năng phục hồi của các chuỗi cung ứng chính để giảm sự phụ thuộc vào chip.
Báo cáo đề cập rằng ngành công nghiệp bán dẫn cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ. Trong khi đó, Đài Loan là đối tác quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Mỹ. Do đó, Hoa Kỳ cũng phải duy trì mối quan hệ bền chặt với Đài Loan để đảm bảo khả năng phục hồi của hệ sinh thái bán dẫn.
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…