Nhận định của chuyên gia: Không nên tin Triều Tiên từ bỏ hạt nhân

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in cho biết, Bắc Triều Tiên tỏ thái độ muốn hoàn toàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chính quyền Bắc Triều Tiên từ trước tới nay không hề đáng tin, đồng thời đưa những ví dụ trước đây Bắc Triều Tiên đã từng lừa gạt cộng đồng quốc tế để minh chứng cho quan điểm của mình.

Ông Kim Jong-un (Ảnh KCNA)

Hàn Quốc: Kim Jong-un muốn hoàn toàn phi hạt nhân hóa

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jea-in sẽ gặp mặt lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27/4, đây là Hội nghị cấp cao lần thứ 3 và mang tính lịch sử giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên.

Trước lúc diễn ra Hội nghị cấp cao Hàn – Triều, ông Moon Jea-in phát biểu tại Văn phòng Tổng thống cho biết: “Hiện tại Bắc Triều Tiên đang biểu hiện mong muốn ‘hoàn toàn’ phi hạt nhân hóa, hơn nữa không đề xuất điều kiện dỡ bỏ căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc hoặc điều kiện khác mà phía Mỹ không thể nào chấp nhận”.

Đây là lần đầu tiên ông Moon Jea-in công khai nói rõ về mong muốn hoàn toàn phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên. Trước đó, ông Chung Eui-yong – Trưởng Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc cũng cho biết, ông Kim Jong-un dự định “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên.

Ông Moon Jea-in cho hay, không khó để có thể đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, và ký kết một bộ phận điều ước hòa bình bán đảo Triều Tiên, để đổi lấy bình thường hóa quan hệ Mỹ – Triều Tiên và viện trợ kinh tế đối với Bắc Triều Tiên.

Chuyên gia: Chính quyền Bắc Triều Tiên không đáng tin, đã nhiều lần lừa cộng đồng quốc tế

Tuy nhiên các chuyên gia, nhà bình luận chính trị tỏ ra nghi ngờ về vấn đề Triều Tiên muốn hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Ngày 20/4, Học giả kinh tế và chính trị, Tiến sĩ Xã hội học thuộc Đại học Princeton Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong) có chia sẻ với Đài phát thanh Hoa Kỳ (VOA) rằng, Hàn Quốc đang mong đợi ký kết hiệp định hòa bình với Bắc Triều Tiên, đây là mộng tưởng của phe cánh tả trong chính phủ Hàn Quốc, và nó dường như cũng không thể thực hiện được. Bán đảo Triều Tiên dưới sự thống trị hiện hay của gia tộc họ Kim, tuyệt đối vĩnh viễn không có được hòa bình.

Ông nói, dù ông Kim Jong-un tuyên bố muốn từ bỏ vũ khí hạt nhân, đây là lần thứ 2 Bắc Triều Tiên dùng mánh lới này. Ông Kim Jong-un không gì ngoài mục đích kết thúc trừng phạt của bên ngoài đối với Bắc Triều Tiên, mưu cầu sự sinh tồn cho chính quyền mà lựa chọn thủ đoạn có tính sách lược. Ông Kim Jong-un có thể tuyên bố rút lui khỏi đàm phán về xóa bỏ vũ khí hạt nhấn sau khi đả được mục đích lần thứ 2 hoặc lần thứ n.

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không (Chen Pokong) nói, thế giới cần cảnh giác với ông Kim Jong-un, bởi vì ông Kim Jong-un tuyên bố muốn hoàn toàn phi hạt nhân hóa và ký kết hiệp định hòa bình với Hàn Quốc, có lẽ đây là một âm mưu.

Ông nói, ông Kim Jong-un từng đơn phương xóa bỏ hiệp định đình chiến trên bán đảo Triều Tiên, đơn phương cắt đứt đường dây nóng quân sự với Hàn Quốc, phong tỏa khu công nghiệp chung giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Còn bố của ông Kim Jong-un là ông Kim Il-sung cũng từng ngang nhiên rút lui khỏi “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

Ông Trần Phá Không cho hay, là một nhà độc tài buồn vui thất thường, họ có thể ký kết hiệp định, cũng có thể xóa bỏ hiệp định. Tất cả thỏa thuận, hiệp định, hiệp ước đối với họ mà nói, chỉ là một tờ giấy, có thể vứt đi bất cứ lúc nào. Một khi tham vọng và dọa dẫm của họ không được thỏa mãn, có lẽ họ sẽ thấy không đủ, họ có thể lật mặt bất cứ lúc nào, cũng như xé bỏ thỏa thuận.

Bắc Triều Tiên lợi dụng nước ngoài để phát triển vũ khí hạt nhân

Về phương diện vũ khí hạt nhân, gia tộc họ Kim vẫn luôn có thói quen lừa gạt cộng đồng quốc tế. Từ năm 1991, bố ông Kim Jong-un là ông Kim Il-sung đã chủ động đề xuất phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bởi vì khi đó Hàn Quốc đang chuẩn bị nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân, Mỹ đã bố chí chiến thuật vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc.

Ngày 31/12/1991, Bắc Triều Tiên ký kết “Thỏa thuận về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên”, tháng 1/1992, lại tiếp tục ký “Hiệp định đảm bảo giám sát”, Bắc Triều Tiên chịu sự giám sát của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đồng thời nhiều lần bị cơ quan này kiểm tra.

Trong cuộc đàm phán với Mỹ và Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên bị truyền thông quốc tế gọi là kẻ được lợi: thứ nhất, Bắc Triều Tiên ngăn cản kế hoạch phát triển vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc; thứ 2, quân đội Mỹ rút bố trí vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc.

Sau khi Bắc Triều Tiên ngăn cản thành công kế hoạch hạt nhân của Hàn Quốc, thì lại lặng lẽ phát triển vũ khí hạt nhân.  Ngày 30/5/1994, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đề xuất tiến hành điều tra về công trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đồng thời tiến hành trừng phạt đất nước này. Sau đó, vì để Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, các cuộc hội đàm 3 bên, 4 bên và 6 bên đã diễn ra.

Tuy nhiên, trong thời gian diễn ra hội đàm, ông Kim Il-sung lợi dụng Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản để đổi lấy việc Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy lượng lớn viện trợ nhằm phát triển vũ khí hạt nhân. Tháng 4/2003, Bắc Triều Tiên rút khỏi “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”, đến tháng 10/2006, Bắc Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên, đến đây, hội đàm 6 bên đã thất bại.

Sau đó chính quyền Kim Il-sung đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ 2 vào tháng 5/2009. Tháng 12/2010, Kim Il-sung qua đời, Kim Jong-un lên nắm quyền.

Sau khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, chỉ trong thời gian chưa đến 6 năm ngắn ngủi, đã tiến hành 4 lần thử nghiệm hạt nhân, lần lượt là tháng 2/2013, tháng 1/2016, tháng 9/2016, tháng 9/2017.

Đồng thời, ông Kim Jong-un còn đẩy mạnh phát triển tên lửa liên lục địa mang theo đầu đạn hạt nhân, vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên đã tạo thành uy hiếp an ninh cho Mỹ và đồng minh Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí là cả lãnh thổ Mỹ. Sau đó, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, cộng đồng quốc tế đã tiến hành chế tài chưa từng có đối với kinh tế Bắc Triều Tiên khiến nền kinh tế Bắc Triều Tiên lâm vào khó khăn nghiêm trọng.

Đầu năm nay, do gặp khó khăn về kinh tế, nên Bắc Triều Tiên đã tỏ ý muốn hòa đàm với Hàn Quốc, sau đó Hàn Quốc đã cử đoàn đặc sứ lần lượt tới thăm Bắc Triều Tiên, Mỹ, đồng thời cũng đạt được mục đích là tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hàn – Triều và Mỹ – Triều.

Huệ Anh

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

1 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

9 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

10 giờ ago