Chuyên gia: Trump viết lại chiến lược đối phó với ĐCSTQ, Biden khó lòng đảo ngược

Trong 4 năm qua, chính quyền Trump đã phá vỡ các thông lệ của Chính phủ Hoa Kỳ trước đây, đối đầu với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chống lại các hành động ác ý của chủ nghĩa toàn trị công nghệ đang trong nỗ lực định hình lại mô hình thế giới mới.

Ông J. Michael Waller, nhà phân tích chính sách chiến lược cấp cao tại Trung tâm Chính sách An ninh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, nói với The Epoch Times rằng thành tựu lớn nhất của cựu Tổng thống Trump là ông đã “thay đổi hoàn toàn nước Mỹ và chiến lược giao dịch với chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc”. (Ảnh chụp ngày 28/10/2019 bởi: Shealah Craighead / Nhà Trắng)

Các chuyên gia về Trung Quốc nói rằng, chính quyền Trump đã nhận ra bản chất phổ biến trong cuộc tấn công xâm nhập của chế độ ĐCSTQ và sự xâm nhập này hầu như không bỏ sót bất kỳ phương diện nào trong xã hội Mỹ. Các quan chức chính quyền Trump mô tả mối đe dọa của ĐCSTQ là một cuộc tấn công toàn diện vào sự thịnh vượng kinh tế, an ninh quốc gia và các khái niệm tự do, cũng như nền dân chủ toàn cầu.

Trong cuộc đối đầu này, Hoa Kỳ loại bỏ quan niệm chung mà họ đã áp dụng trong nhiều thập kỷ, về chính sách tiếp cận với Bắc Kinh, rằng tự do hóa kinh tế sẽ mang lại một Trung Quốc dân chủ hơn. Ý tưởng này ngày nay bị nhiều người coi là sai lầm.

Ông J. Michael Waller, nhà phân tích cấp cao về chính sách chiến lược tại Trung tâm Chính sách An ninh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington D.C, nói với The Epoch Times rằng thành tựu lớn nhất của cựu Tổng thống Trump là ông đã “thay đổi hoàn toàn nước Mỹ và sách lược đối phó với ĐCSTQ”.

“TT. Trump đã vạch trần một lời nói dối lớn do ĐCSTQ tuyên truyền. Đó là: ĐCSTQ tuyên bố rằng, điều đó là vì hòa bình, vì sự phát triển và hợp tác chung của toàn thế giới.” Ông nói: “ĐCSTQ đã truyền bá những lời nói dối như vậy trong nhiều năm, dù dưới thời tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dân chủ lên nắm quyền.”

Các quan chức cấp cao của chính quyền Trump, đặc biệt là cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo, lần đầu tiên công khai thừa nhận rằng, ĐCSTQ có bản chất của một “chế độ chủ nghĩa Mác-Lê-nin”. Đồng thời chỉ ra rằng, ĐCSTQ đã định hình chiến lược bá quyền toàn cầu của mình, dựa trên hệ tư tưởng Mác-Lê nin và tìm kiếm bất kỳ thủ đoạn hay phương thức nào, nhằm đạt được mục tiêu của mình. Ông Pompeo cũng chỉ ra rằng, ĐCSTQ khác với người Trung Quốc.

Ông Christopher Wray, Giám đốc FBI, cho biết vào tháng Bảy năm ngoái rằng: “ĐCSTQ đang dốc hết nguồn lực của toàn bộ chính phủ và bất chấp mọi thủ đoạn nhằm cố gắng trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới.”

Dưới sự lãnh đạo của TT. Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi. Ông Michael Waller nói: “ĐCSTQ sẽ không bao giờ trở lại trạng thái ban đầu.”

Ông nói thêm rằng chính quyền Joe Biden hiện đang “bị trói buộc” và không thể áp dụng những cách tiếp cận dễ chịu hơn đối với Bắc Kinh.

Mặc dù cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chiếm ưu thế trên bản tin hàng đầu trong hầu hết nhiệm kỳ tổng thống của TT. Trump, nhưng một loạt các hành động khác đã được đưa ra để đối phó với các mối đe dọa về kinh tế và an ninh quốc gia từ Bắc Kinh. Đầu năm 2020, khi phát hiện ra chế độ ĐCSTQ đang che đậy mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát virus Trung Cộng (virus corona mới) và cho phép virus này lây lan khắp thế giới, chính quyền Trump đã tăng cường nỗ lực chống lại Bắc Kinh. Kết quả là, toàn bộ chính quyền Trump đều hành động chống lại ĐCSTQ.

Theo Axios News, đến cuối năm 2020, Hoa Kỳ đã thực hiện ít nhất 210 hành động chống lại ĐCSTQ trong 10 cơ quan chính phủ.

1. Chống lại các hành vi thương mại không công bằng

Theo Đạo luật Thương mại Hoa Kỳ năm 1974, chính quyền Trump đã tiến hành một cuộc điều tra đối với chính quyền ĐCSTQ và phát hiện ra rằng, chính quyền ĐCSTQ đang thực hiện các hoạt động đánh cắp tài sản trí tuệ dưới danh nghĩa một quốc gia.

Ông Trump đã thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình và tuyên bố vào mùa xuân năm 2018 rằng, thuế quan đã được áp dụng đối với một loạt các mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhằm chống lại các hành vi thương mại không công bằng của ĐCSTQ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu, cho đến khi ký kết hiệp định thương mại theo từng giai đoạn Trung-Mỹ vào tháng 1/2020.

Thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ được ký kết bao gồm, cam kết của Bắc Kinh mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ vào năm 2020 và 2021, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngừng ép buộc chuyển giao công nghệ và cải thiện tính minh bạch của các biện pháp kiểm soát ngoại hối. Nhưng một báo cáo vào tháng 1/2021 cho thấy, Trung Quốc mới chỉ mua 58% lượng hàng hóa như đã hứa.

Chính quyền Trump vẫn giữ nguyên mức thuế đối với lượng hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 360 tỷ USD. Chính sách này đã khiến nhiều nhà sản xuất chuyển dây chuyền sản xuất từ ​​Trung Quốc đại lục sang các nước Đông Nam Á.

Cuộc khủng hoảng dịch bệnh càng làm bộc lộ thêm sự mong manh của chuỗi cung ứng của Trung Quốc, đặc biệt là trong một số ngành công nghiệp chủ chốt, đồng thời cũng thúc đẩy quá trình chuyển giao dây chuyền sản xuất.

2. Bao vây Huawei

Trong năm 2020, theo sáng kiến ​​”Mạng sạch”, chính quyền Trump đã thuyết phục thành công hơn 100 quốc gia loại bỏ gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei khỏi cơ sở hạ tầng 5G của họ. Sáng kiến ​​này dường như không thể tưởng tượng được vào đầu năm 2020, nhưng với sự bùng phát của dịch bệnh, sự che đậy của chính quyền ĐCSTQ về dịch bệnh, cùng những lời vu khống và hành vi đổ vạ sau đó của ĐCSTQ, đã khiến các chính phủ phương Tây phải đánh giá lại mối quan hệ của họ với đảng này.

Sáng kiến ​​”Mạng sạch” được đưa ra vào mùa xuân năm 2020 và đã nhanh chóng khởi sắc. Đến tháng Một năm nay, có khoảng 60 quốc gia hợp tác, đại diện cho hơn 2/3 nền kinh tế thế giới và 200 công ty viễn thông đã gia nhập liên minh này.

Tháng 12 năm ngoái, ông Keith Krach, Thứ trưởng Ngoại giao Kinh tế, Năng lượng và Môi trường, cũng là quan chức dẫn đầu sáng kiến ​​này, nói với The Epoch Times rằng động lực của “Mạng sạch” đã hoàn toàn công phá Huawei và chiến lược thâm nhập 5G của ĐCSTQ.

“Các quốc gia và công ty sợ hãi trước hành vi đe dọa, trả thù và các chiến lang của ĐCSTQ. Về cơ bản, ĐCSTQ là một tập đoàn lưu manh, chuyên đi bắt nạt. Khi bạn đối mặt với kẻ bắt nạt, bạn có thể co lại. Nhưng nếu bạn có một nhóm bạn bè xung quanh, kẻ bắt nạt sẽ sợ hãi,” ông nói.

Các quan chức trong chính quyền Trump nhấn mạnh: Huawei và các công ty công nghệ khác của Trung Quốc, cả về lĩnh vực phần mềm và phần cứng, có thể đều đã bị Bắc Kinh lợi dụng, nhằm thực hiện các hoạt động gián điệp. Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh một đạo luật của ĐCSTQ. Trong đó quy định rằng, các công ty Trung Quốc phải hợp tác với cơ quan tình báo khi cơ quan tình báo Trung Quốc yêu cầu, và tất cả các thực thể ở Trung Quốc đại lục phải chịu trách nhiệm trước ĐCSTQ.

Các quan chức Chính phủ Hoa Kỳ nói rằng, lệnh hành pháp của TT. Trump năm ngoái, cấm các ứng dụng do Trung Quốc tài trợ là TikTok và WeChat, nhằm mục đích ngăn Bắc Kinh thu thập lượng lớn thông tin của người dân Mỹ, có thể được sử dụng làm thông tin tình báo. Dữ liệu này có thể được sử dụng để củng cố công cụ của trí tuệ nhân tạo. Các lệnh này hiện đang vướng vào tòa án. Vẫn phải chờ xem, liệu chính quyền Joe Biden có tiếp tục bảo vệ các lệnh hành pháp này hay không.

Lệnh hành pháp mới nhất của TT. Trump cấm 8 ứng dụng của Trung Quốc vào tháng 1/2021, bao gồm Alipay và WeChat Pay, hiện được giao cho chính phủ Biden. Hiện vẫn phải chờ xem họ sẽ chấp hành như thế nào.

Ông Keith Krach, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, đã đến thăm Đức và gây sức ép buộc Berlin loại Huawei khỏi mạng 5G. (Ảnh: Epoch Times)

3. Đấu tranh chống gián điệp

Theo chính sách “Sáng kiến ​​Trung Quốc”, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã phát động một cuộc tấn công lịch sử đối với hoạt động gián điệp và thâm nhập của ĐCSTQ. Chính sách này được đưa ra vào cuối năm 2018, dẫn đến sự gia tăng mạnh các vụ truy tố đối với hành vi trộm cắp bí mật thương mại mà ĐCSTQ ngấm ngầm chấp thuận. Ông Wray, Giám đốc FBI Hoa Kỳ, năm ngoái cho biết, cứ sau 10 giờ, cơ quan này lại mở một cuộc điều tra liên quan đến gián điệp Trung Quốc, và FBI đã có gần 2.500 cuộc điều tra đang diễn ra.

Các cuộc tấn công này nhằm vào tin tặc, gián điệp Trung Quốc và nhân viên của các công ty Mỹ bị nghi ngờ đánh cắp tài sản trí tuệ vì lợi ích của ĐCSTQ. Cuộc tấn công cũng đã mở rộng đến các học giả và nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ, những người từng là mục tiêu của chính quyền ĐCSTQ trong nhiều năm. Thông qua một chương trình tuyển dụng có tên là Chương trình Ngàn nhân tài, nhằm thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ và bí mật thương mại cho Trung Quốc đại lục.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã bị truy tố, vì che giấu mối liên hệ của họ với các kế hoạch và dự án ở nước ngoài của ĐCSTQ. Đáng chú ý nhất là ông Charles Lieber, cựu Trưởng khoa Hóa học tại Đại học Harvard. Các công tố viên cáo buộc rằng ông Lieber đã nhận 1,5 triệu đô la Mỹ từ ĐCSTQ, để thành lập phòng thí nghiệm của riêng mình ở Trung Quốc, đồng thời cũng tham gia nghiên cứu các lĩnh vực nhạy cảm ở Hoa Kỳ. Kể từ năm 2008, ông đã nhận được hơn 15 triệu đô la Mỹ từ các khoản trợ cấp liên bang.

Theo ông John Demers, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp thuộc Bộ An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, cuộc tấn công năm ngoái đã phá hủy một mạng lưới khổng lồ các nhân viên quân sự bí mật của ĐCSTQ đóng giả là sinh viên Mỹ. 6 nhà nghiên cứu của ĐCSTQ đã bị buộc tội gian lận thị thực. Cuộc điều tra của FBI, cùng với việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston do các hoạt động gián điệp và ảnh hưởng xấu của nó, đã khiến hơn 1.000 nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ phải rời khỏi đây.

4. Tăng cường an ninh quốc gia

Theo hướng dẫn của “Chiến lược An ninh Quốc gia” năm 2017 và “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” năm 2018, chính quyền Trump đã cố gắng tăng cường các liên minh ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nhằm chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng ở nước ngoài của chính quyền ĐCSTQ. Năm 2018, quân đội Mỹ đã đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương, đồng nghĩa với một sự thay đổi chiến lược. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã tăng cường hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, một lực lượng quan trọng chống lại ĐCSTQ. Sự thù địch của chế độ Cộng sản Trung Quốc ở biên giới với Ấn Độ đã làm xấu đi mối quan hệ giữa hai nước.

Chính quyền Trump cũng hồi sinh khuôn khổ không chính thức có tên “Tiểu NATO” giữa Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ, đồng thời trở thành một liên minh của các lực lượng quân sự và ngoại giao trong khu vực.

Trong chính quyền Trump, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan cũng tăng lên đáng kể. Năm ngoái, Hoa Kỳ đã cử 2 quan chức cấp cao đến thăm khu vực dân chủ này. Người đầu tiên là ông Alex Azar, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Ông là quan chức nội các cấp cao nhất của Chính phủ Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan, kể từ khi Hoa Kỳ chuyển quan hệ ngoại giao chính thức từ Đài Loan sang Trung Quốc Đại lục vào năm 1979.

Chính quyền Trump cũng tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan, giúp Đài Loan chống lại mối đe dọa vũ lực của ĐCSTQ.

“Chúng tôi luôn ủng hộ những người bạn của chúng tôi ở Đài Loan,” ông Pompeo nói trên Twitter vào ngày 7/1. “Trong 3 năm qua, chính quyền Trump đã ủy quyền bán vũ khí cho Đài Loan hơn 15 tỷ USD. Trong khi tổng doanh số dưới chính quyền Obama trong 8 năm chỉ là 14 tỷ đô la.”

Đồng thời, Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ đã trở thành một quân chủng mới vào năm 2019. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong việc chống lại tham vọng vũ khí hóa không gian của ĐCSTQ và Nga.

Chính quyền Trump cũng tập trung vào chiến lược “Kết hợp quân-dân” của chính quyền ĐCSTQ. Trong đó hướng dẫn khu vực tư nhân tăng cường đổi mới công nghiệp, sử dụng các kết quả đổi mới hỗ trợ hiện đại hóa quân đội của ĐCSTQ. Nhiều sinh viên Trung Quốc đến từ các học viện và trường đại học, đã tham gia vào chiến lược “Kết hợp quân-dân”. Tất cả họ đều bị cấm xin thị thực vào Hoa Kỳ. Hàng chục công ty Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen thương mại, vì hỗ trợ sự phát triển quân sự của ĐCSTQ.

TT. Trump đã thực hiện một biện pháp mang tính đột phá khi cấm Hoa Kỳ đầu tư vào 45 công ty Trung Quốc có liên quan đến quân đội Trung Quốc. Danh sách các công ty này do Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng) cung cấp. Sắc lệnh hành pháp của TT. Trump đã cố gắng ngăn chặn dòng vốn của Mỹ (bao gồm việc thông qua các quỹ hưu trí công và quỹ hưu trí) chảy đến các công ty giúp ĐCSTQ phát triển quân đội. Bởi hành động của các công ty đó trực tiếp hoặc gián tiếp gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Các chuyên gia an ninh cho rằng đây là vấn đề đã bị bỏ qua trong nhiều năm.

“Hầu hết người Mỹ không biết rằng, tiền của họ gửi vào quỹ hưu trí, quỹ 401K và tài khoản tài chính đang được chuyển qua một số công ty đầu tư tư nhân không rõ ràng, vào quỹ chỉ số và các sản phẩm tài chính khác, cung cấp tài chính cho quân đội, chế độ độc tài và các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ,” ông Krach, cựu Trợ lý Ngoại trưởng, cho biết vào tháng 1/2021.

Lệnh cấm đầu tư này đã khiến nhiều công ty tài chính cung cấp chỉ số đầu tư tài chính đã loại bỏ một số công ty Trung Quốc ra khỏi chỉ số đầu tư thị trường mới nổi của họ. Sở giao dịch chứng khoán New York cũng hủy niêm yết 3 gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc.

5. Hành động về các vấn đề nhân quyền

Sự khác biệt rõ ràng so với các chính quyền trước đó là, chính quyền Trump đã sử dụng các hành động hợp tác, cùng những nhận xét cứng rắn, lên án Bắc Kinh vi phạm nhân quyền. Năm 2020, chính quyền Trump đã trừng phạt 20 quan chức của ĐCSTQ và Hồng Kông, gồm cả bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga), lãnh đạo Hồng Kông và một thành viên của Bộ Chính trị ĐCSTQ. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ĐCSTQ đàn áp tự do ở Hồng Kông và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

“Tôi thực sự đánh giá cao nhiều điều mà chính quyền Trump đã làm. Rõ ràng là họ đã từ bỏ ý tưởng ngây thơ rằng, bạn có thể thuyết phục chế độ độc tài khủng bố người dân này, thông qua các cuộc đàm phán đằng sau cánh cửa đóng kín,” ông Benedict Rogers, nhà hoạt động nhân quyền người Anh, gần đây đã nói với The Epoch Times.

“Trên thực tế, thông điệp bạn cần truyền tải là các biện pháp mang tính trừng phạt, chính là kiểu chế tài do Hoa Kỳ đưa ra,” ông nói.

Tháng 12/2020, ông Pompeo đã chế tài một cảnh sát Trung Quốc, vì liên quan đến “vi phạm nhân quyền nghiêm trọng” đối với các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một nhóm tu luyện tinh thần đã bị ĐCSTQ đàn áp bạo lực hơn 21 năm, đánh dấu lần đầu tiên Hoa Kỳ trừng phạt các quan chức ĐCSTQ đã tham gia vào cuộc đàn áp.

Trong hành động cuối cùng khi còn làm Ngoại trưởng, ông Pompeo tuyên bố, việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của ĐCSTQ là “tội ác diệt chủng”. Động thái này có thể khiến các công ty phải suy nghĩ kỹ trước khi làm ăn với nhà cung cấp bông lớn của thế giới – vùng Tân Cương của ĐCSTQ.

Cathy He đưa tin, Ngô Úy biên dịch, Lâm Nghiên biên tập –  Epoch Times

Xem thêm:

Epoch Times

Published by
Epoch Times

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

2 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

3 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

4 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

5 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

6 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago