Ngày 4/12, CNN độc quyền đưa tin, theo một báo cáo mới của Safeguard Defenders, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng “các thỏa thuận an ninh song phương” đạt được với các nước châu Âu và châu Phi, để thiết lập hơn 100 “trạm cảnh sát” ở nước ngoài trên khắp thế giới, nhằm theo dõi, quấy rối và hồi hương công dân Trung Quốc lưu vong, con số có thể lên tới 250.000 người.
Tháng Chín năm nay, tổ chức nhân quyền Tây Ban Nha Safeguard Defenders tiết lộ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thiết lập 54 trung tâm cảnh sát hải ngoại trên khắp thế giới.
Gần đây, Safeguard Defenders nói với CNN rằng họ đã phát hiện ra thêm 48 trạm cảnh sát khác của Trung Quốc (ĐCSTQ) ở nước ngoài, nâng tổng số lên 102 trạm. Một số quốc gia đã biết về điều này.
Thông qua hợp tác an ninh song phương với các nước châu Âu và châu Phi, Trung Quốc không chỉ thành lập các “trung tâm dịch vụ” (trạm cảnh sát) ở nước ngoài mà còn nhận được sự hợp tác của một số nước sở tại.
Safeguard Defenders chỉ ra rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện có hơn 100 trạm cảnh sát ở nước ngoài trên khắp thế giới, trực thuộc 4 đơn vị pháp lý khác nhau của Cục Công an Trung Quốc, và đang hoạt động tại ít nhất 53 quốc gia trên khắp thế giới.
Bề ngoài là giúp người Trung Quốc thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài, nhưng thực tế họ đang săn lùng và sách nhiễu những người bất đồng chính kiến.
Các cáo buộc mới của Safeguard Defenders gồm các đặc vụ bí mật của các trạm cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) ở nước ngoài đã ép buộc một công dân Trung Quốc ở ngoại ô Paris trở về nước. Trước đó, tại châu Âu, có 2 người Trung Quốc lưu vong khác cũng bị cưỡng chế hồi hương, một ở Serbia và một ở Tây Ban Nha.
Vào tháng trước, khi CNN tiếp cận Bộ Ngoại giao Trung Quốc về những cáo buộc ban đầu của Safeguard Defenders, họ cho biết nhân viên tại các trạm dịch vụ ở nước ngoài đều là tình nguyện viên.
Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của Safeguard Defenders cho biết một mạng lưới cảnh sát mà họ điều tra đã tuyển dụng 135 người cho 21 trạm cảnh sát ban đầu. Safeguard Defenders đã nhận được hợp đồng 3 năm với tư cách là nhân viên của Trạm dịch vụ hải ngoại Trung Quốc ở Stockholm, thủ đô của Thụy Điển.
Tháng 9 năm nay, Safeguard Defenders đã công bố báo cáo “trạm cảnh sát 110 hải ngoại: Cuộc đàn áp tội phạm xuyên quốc gia không được kiểm soát của Trung Quốc”, vạch trần việc ĐCSTQ thành lập rộng rãi các “trạm dịch vụ hải ngoại” (trạm cảnh sát) trên khắp thế giới.
Safeguard Defenders báo cáo rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng “các hiệp định an ninh song phương” đã ký với các nước châu Âu và châu Phi, để thiết lập các “trạm cảnh sát” ở nước ngoài.
Một số quốc gia đã hợp tác với Trung Quốc (ĐCSTQ) bằng cách nhắm mắt làm ngơ và trở thành người bao che cho “kiểu chấp pháp phi pháp” này.
Hoạt động hợp tác chung giữa cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) và Ý, Croatia, Romania, Nam Phi và các quốc gia khác đã trở thành bàn đạp để Trung Quốc (ĐCSTQ) mở rộng hoạt động giám sát công dân trên khắp thế giới.
Từ năm 2015, Ý ký một loạt thỏa thuận an ninh song phương với Trung Quốc (ĐCSTQ). Từ năm 2016 – 2018, cảnh sát Ý và cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhiều lần tiến hành tuần tra chung ở Ý, gồm Rome, Milan và Naples.
Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đạt được các thỏa thuận tuần tra chung với cảnh sát Croatia và Serbia vào năm 2018 và 2019. Đây là một mắt xích chiến lược trong dự án “Vành đai và Con đường” của ông Tập Cận Bình.
Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, vào tháng Bảy năm nay, các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) và cảnh sát Croatia đã cùng nhau tuần tra trên đường phố Zagreb, thủ đô của Croatia.
Theo một báo cáo của Reuters vào năm 2019, các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng tuần tra cùng với các sĩ quan cảnh sát Serbia ở Belgrade, thủ đô của Serbia, để giúp đối phó với dòng khách du lịch Trung Quốc.
Sau khi ĐCSTQ đạt được thỏa thuận tương tự với Nam Phi, họ cũng tuần tra Nam Phi và các nước lân cận.
Khoảng 20 năm trước, ĐCSTQ đã bắt đầu đặt nền móng cho mối quan hệ thân thiết với các cơ quan thực thi pháp luật Nam Phi. Sau đó, một thỏa thuận an ninh được ký kết, ĐCSTQ và Nam Phi đã hợp tác thành lập một mạng lưới có tên chính thức là “Trung tâm Dịch vụ Hoa kiều”.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Cape Town, thủ đô của Nam Phi, cho biết, kế hoạch này đoàn kết người Nam Phi và công dân nước ngoài ở Nam Phi. Họ nhấn mạnh rằng các trung tâm dịch vụ này là đơn vị phi lợi nhuận, không có quyền thực thi.
Ireland đã đóng cửa một trạm cảnh sát Trung Quốc được tìm thấy trên lãnh thổ của mình. Hoa Kỳ, Hà Lan, Tây Ban Nha và Canada đang tiến hành điều tra.
Một số quốc gia tương đối im lặng. Cả Ý và Nam Phi đều không trả lời các câu hỏi của CNN.
Vài ngày trước, một công dân Trung Quốc tố cáo trạm cảnh sát Trung Quốc ở Paris đã ép buộc anh trở về Trung Quốc. Bộ Nội vụ Pháp từ chối bình luận về việc này.
Bà Laura Harth, Giám đốc của Safeguard Defenders, cho biết trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều những người bất đồng chính kiến bị ĐCSTQ sách nhiễu và đe dọa.
“Họ sẽ bắt đầu từ điện thoại. Trước tiên, họ có thể sử dụng những người thân của bạn vẫn đang ở Trung Quốc như một sự uy hiếp, làm mọi cách có thể để lừa bạn về nước. Nếu không hiệu quả, các đặc vụ bí mật sẽ được gửi từ Bắc Kinh để gài bẫy đưa mọi người về nước,” bà nói.
Bà Laura nói với CNN rằng trong tương lai có lẽ sẽ còn phát hiện thêm nhiều trạm cảnh sát ở nước ngoài của Trung Quốc (ĐCSTQ). Hiện đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
“ĐCSTQ không giấu giếm những gì họ đang làm, và đã nói rõ rằng họ sẽ mở rộng việc thực thi. Vì vậy chúng ta nên xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc”, bà bổ sung.
Các quốc gia phải nhận ra rằng đây là việc duy trì pháp quyền và nhân quyền ở quốc gia của họ, không chỉ cho người Trung Quốc mà còn cho tất cả mọi người trên thế giới.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…