Thổng thống Pháp Emmanuel Macron dự định sẽ sớm bổ nhiệm phu nhân Brigitte giữ một vị trí chính thức trong chính phủ. Điều này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhân dân Pháp, thậm chí đã có đơn thỉnh nguyên trực tuyến kêu gọi người đứng đầu nước Pháp phải từ bỏ ý định chưa từng có tiền lệ này.
Ban đầu người Pháp cảm thấy bị thu hút khi có một đệ nhất phu nhân đặc biệt như bà Brigitte Macron. Vị phu nhân của ông Macron 64 tuổi, là cựu giáo viên trung học và hơn tổng thống mới của nước Pháp 23 tuổi.
Tổng thống Macron và phu nhân tiếp đón Tổng thống Trump và phu nhân trong ngày Quốc khách Pháp 14/7.
Tuy nhiên, hiện nay liệu người dân Pháp có thực sự muốn bà Brigitte sẽ có vai trò chính thức, một chức danh rõ ràng trong chính phủ của ông Macron với văn phòng làm việc và ngân sách riêng, tất cả lấy từ tiền nộp thuế của người dân? Có lẽ không nhiều người nhất trí điều này.
Tờ Washington Post (Mỹ) hôm thứ Hai đưa tin rằng đã có hơn 200.000 người ký vào một đơn thỉnh nguyện trực tuyến phản đối việc bà Brigitte Macron được bổ nhiệm một vị trí chính thức – một mong muốn mà ông Macron đã nhiều lần công khai bày tỏ. Đơn thỉnh nguyện này là “làn gió xấu” mới nhất thổi lên hình ảnh của tổng thống. Tỉ lệ ủng hộ ông Macron đang tiếp tục giảm mạnh sau khi ông thực thi các biện pháp cắt giảm ngân sách chi tiêu công.
Bất chấp việc đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử hồi tháng 5, trong các cuộc khảo sát dư luận gần đây, chỉ có 36% người dân Pháp ủng hộ tổng thống của họ.
Đơn thỉnh nguyện do nhà văn, nghệ sĩ, nhà hoạt động chính trị Thierry Paul Valette soạn thảo, có đoạn viết: “Không có lý do gì để phu nhân của người đứng đầu nhà nước lại hưởng thu nhập từ ngân sách công”.
Bà Valette nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối tất cả những hành vi phân biệt giới tính chống lại bà Brigitte Macron và chúng tôi không tìm cách để chất vấn năng lực của bà. Nhưng trong thời điểm của đạo đức hóa đời sống công chúng Pháp…chúng tôi không thể tán thành việc tạo ra một vị trí đặc biệt cho vị phu nhân của Tổng thống Macron”.
Trong ngày thứ Hai (7/8), bà Valette đã được báo đài liên hệ để trả lời thêm về đơn thỉnh nguyện do bà khởi xướng, nhưng nhà hoạt động này đã từ chối bình luận chi tiết về vấn đề này.
Trước khi trở thành tổng thống trẻ nhất nước Pháp, ông Emmanuel Macron trong suốt chiến dịch tranh cử của mình đã thường xuyên nói rằng ông muốn vợ mình có một vị trí chính thức, được xác định khi là đệ nhất phu nhân, cùng với “một vai trò hoàn toàn công khai”.
“Tôi muốn có một vai trò xác định cho cô ấy, và tôi sẽ yêu cầu một đề xuất trình bày về cách tiến hành vấn đề đó”, ông Macron nói rõ trong chiến dịch tranh cử.
Sau đó, ông Macron đã sắp xếp để vợ của mình có riêng các nhân viên an ninh, văn phòng làm việc và một nhóm nhỏ nhân viên, tất cả các chi phí cho đội ngũ này đang được lấy từ ngân sách chi tiêu chung của Điện Elysee.
Trong khi đó, nếu tạo ra bất kỳ một vị trí chính thức nào cho bà Brigitte Macron, sẽ đòi hỏi cần phải có sự bổ sung một khoản ngân sách riêng lấy từ ngân khố quốc gia.
Ông Macron dự định sẽ chính thức đưa ra đề xuất bổ nhiệm vợ mình trong vài tháng tới.
Cuộc tranh cãi đã nổ ra trong vấn đề bà Brigitte bởi vì chính ông Macron đã và đang “đạo đức hóa đời sống công”, và coi đó là một ưu tiên tập trung của chính phủ non trẻ của mình.
Ngay trong phương châm chiến dịch tranh cử, ông Macron cũng đã tuyên bố rằng: “Ngày nay, nguy cơ chính yếu ảnh hưởng đến nền dân chủ là nhiều chính trị gia trường kỳ vi phạm về lòng trung thành, có hành vi không xứng đáng với vị trí là người đại diện của nhân dân”. Chính vì một vụ bê bối chi tiêu công đã làm tiêu tan sự nghiệp chính trị của ông François Fillon, một trong những đối thủ tranh cử tổng thống với ông Macron. Ông Fillon một người theo cánh hữu đã bị cáo buộc bòn rút gần 900.000 EURO ngân sách công bằng cách trả lương cho vợ và các con của ông theo các đầu công việc mà họ không làm.
Ngoài ra, một vấn đề khác cũng phản ánh tính cách độc đoán của ông Macron. Từ khi nhậm chức, Tổng thống Pháp đã bị một số nhà phê bình chỉ trích rằng ông đang có khuynh hướng trị quốc bằng phương thức quân chủ. Ông Macron hiếm khi nói chuyện với giới báo chí và thích đưa ra các bài phát biểu tại cung điện Versailles – một biểu tượng của nền quân chủ Pháp. Tổng thống cũng cho thấy không sẵn sàng đón nhận những lời phê bình. Khi trao đổi với quân đội hồi tháng 7, trong bối cảnh hỗn loạn về các tranh cãi liên quan đến cắt giảm chi tiêu quốc phòng, ông Macron đã nói: “Tôi là sếp của các vị…Tôi không cần áp lực và bình luận”.
Xuân Thành
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…