Ở Trung Quốc, các phương tiện truyền thông được kiểm duyệt chặt chẽ và các bài báo được xuất bản phải làm nổi bật đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tin tức giả đều quá phổ biến. Nhưng gần đây chế độ Bắc Kinh đã mở rộng các kỹ thuật biến chất vượt ra khỏi biên giới của nó, và Đài Loan và Mỹ Latinh hiện đang bị bao vây bởi tin tức do ĐCSTQ thao túng nhằm thúc đẩy ý đồ chính trị của họ.
Trong bài diễn thuyết ủng hộ cho chiến dịch của một thành viên đảng cầm quyền đang tranh cử chức thị trưởng thành phố Đài Nam, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã chỉ ra vấn đề nghiêm trọng của tin tức giả từ Trung Quốc lan truyền rộng rãi ở Đài Loan thông qua phương tiện truyền thông xã hội, theo một bài báo ngày 16 tháng 9 của tờ Thời báo Tự do (Đài Loan).
Bà Thái lưu ý rằng ĐCSTQ đã lợi dụng thực tế rằng Đài Loan là một quốc gia dân chủ mà chính phủ không thể kiểm soát các phương tiện truyền thông và là nơi tự do ngôn luận được tôn trọng. Chế độ Bắc Kinh đang xuất bản tin tức giả mạo liên quan đến Đài Loan để chia rẽ xã hội Đài Loan và kích động các cuộc xung đột, bà Thái nói thêm.
Xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục bắt nguồn từ mong muốn gia tăng của Bắc Kinh để hạn chế vai trò của Đài Loan trên trường quốc tế. Từ khi Quốc Dân Đảng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại trong cuộc nội chiến Trung Quốc và phải rút lui về Đài Loan, hòn đảo này đã chuyển sang một nền dân chủ chính thức với đầy đủ hiến pháp, chính phủ và quân đội. Tuy nhiên, Trung Quốc Đại Lục, dưới sự cai trị độc đoán, một đảng, coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn phải được đoàn tụ với đất liền một ngày nào đó – và họ sẽ sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu của mình, nếu cần thiết.
Gần đây, có hai sự cố nổi bật về tin tức giả mạo liên quan đến quân đội Đài Loan. Vào tháng 5 năm 2017, trong cuộc tập trận quân sự kéo dài 5 ngày của Đài Loan được gọi là Han Kuang, Bộ Quốc phòng Đài Loan thông báo rằng họ đã cản trở nỗ lực của Trung Quốc nhằm lan tràn thông tin tiêu cực và hiểu lầm trên các diễn đàn trực tuyến của Đài Loan về cuộc tập trận này, theo Thời báo Đài Bắc. Các tin tức tiêu cực có mục đích là để giảm nhuệ khí trong dân chúng Đài Loan.
Sau đó, vào tháng 12 năm 2017, báo chí Trung Quốc đã công bố rộng rãi các bức ảnh được phát hành bởi lực lượng không quân Trung Quốc trên tài khoản Weibo của cơ quan này (giống như mạng xã hội Twitter), tuyên bố rằng những hình ảnh này cho thấy máy bay chiến đấu của Trung Quốc đang tiếp cận Núi Yushan, đỉnh cao nhất của hòn đảo, ở miền trung Đài Loan. Các báo cáo này đã bị các quan chức quân đội Đài Loan và các chuyên gia quân sự địa phương phủ nhận. Các chuyên gia quân sự này cho rằng các máy bay phản lực Trung Quốc đang bay ngoài Khu vực nhận diện phòng không của Đài Loan và còn cách quá xa để có thể gắn với hình ảnh núi Yushan.
Chỉ vài ngày trước đây, một bi kịch xảy ra có thể là một hậu quả vô tình xuất phát từ tin giả của Trung Quốc. Su Chi-cheng, giám đốc văn phòng đại diện Đài Loan tại Osaka, Nhật Bản, được xác nhận tự tử vào ngày 4 tháng 9. Ông để lại một bức thư tự tử, trong đó ông đã nói về áp lực chưa từng có mà ông phải chịu trong khi đang thực hiện công việc cứu hộ liên quan đến cơn bão Jebi, đã đổ bộ vào Nhật Bản vào ngày 4 tháng 9 và gây thiệt hại lớn cho miền tây Nhật Bản.
Sau khi một con tàu đâm vào một cây cầu sân bay nối sân bay Kansai với đất liền ở Osaka, du khách bị mắc kẹt ở sân bay trong một đêm. Sau đó, tin tức nổi lên rằng các quan chức ĐCSTQ ở Nhật Bản đã vận chuyển thành công 1.044 du khách Trung Quốc Đại Lục bị mắc kẹt tại sân bay, cũng như một số người Đài Loan, trong khi Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Osaka không có hành động tương tự. Dân chúng Đài Loan đã chỉ trích nặng nề các quan chức chính phủ hòn đảo dân chủ này.
Tuy nhiên, thực tế tin tức về nỗ lực giải cứu của ĐCSTQ hóa ra là giả.
Để chống lại sự phổ biến của tin tức giả mạo tại Đài Loan, Trung tâm FactCheck Đài Loan, một tổ chức phi lợi nhuận, do Tổ chức Quan sát Truyền thông nền tảng Đài Loan thành lập trong tháng 7 năm 2018. Một trong những nhiệm vụ của trung tâm này là xác minh tính xác thực của thông tin công cộng và tin tức.
Rick Chu, một giảng viên báo chí tại Đại học Quốc gia Chengchi, Đài Loan và là cựu biên tập viên của tờ Thời báo Đài Bắc đã kêu gọi chính phủ Đài Loan xây dựng luật tự do ngôn luận để giải quyết vấn đề tin tức giả tại Đài Loan, theo bài báo ngày 17 tháng 9 của tờ Thời báo Tự do. Ông Chu giải thích rằng luật sẽ đưa thuật ngữ “self-media (tự-truyền thông)” vào quy định. Thuật ngữ này dùng để chỉ các tài khoản truyền thông xã hội thường xuất bản nội dung mà không qua quá trình kiểm tra thực tế nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn báo chí truyền thống và được xem là nguồn thông tin sai lạc phổ biến.
Tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi dân chúng Đài Loan không nên chuyển tiếp, chia sẻ bất cứ điều gì từ các nền tảng nhắn tin xã hội như Line hoặc Facebook mà họ thấy có thể gây hiểu nhầm hoặc sai sót. Hơn nữa, bà Thái kêu gọi mọi người dân hãy thông báo cho người khác nếu họ gặp phải tin tức giả mạo.
Truyền thông của ĐCSTQ xâm nhập vào Mỹ La-tinh
Các nước ở Mỹ Latinh cũng đang phải đối mặt với vấn đề tin tức giả từ Trung Quốc.
Global Americans, một tổ chức phi lợi nhuận nhằm cung cấp phân tích dựa trên bằng chứng và ý kiến về các vấn đề ảnh hưởng đến Mỹ Latinh, đã khởi động sáng kiến kéo dài hai tuần trong tháng Sáu để nghiên cứu xu hướng đáng lo ngại trong khu vực: “Thông tin sai lệch giả mạo dưới dạng báo cáo tin tức khách quan, do phương tiện truyền thông nhà nước của Nga và Trung Quốc xuất bản bằng tiếng Tây Ban Nha”.
Tổ chức phi lợi nhuận này đã công bố phát hiện của mình vào ngày 12 tháng 7 năm 2018. Trong số các phân tích của Global Americans có một bài viết của Nhân dân Nhật Báo – tiếng nói của ĐCSTQ, và ba bài viết của Tân Hoa Xã – thông tấn xã của nhà nước Trung Quốc, tất cả đều chứa thông tin sai lệch hoặc gây hiểu nhầm.
Bản báo cáo của Global Americans chỉ ra sự xâm nhập sâu sắc của Tân Hoa Xã vào Mỹ Latinh: “Nó đã thành lập 21 văn phòng tại 19 quốc gia trên khắp Mỹ Latinh và vùng Caribe”.
Ví dụ, trong một bài báo Tân Hoa Xã đăng ngày 17 tháng 6 về Bộ trưởng Kinh tế Cộng hoà Dominica Isidoro Santana đến thăm Trung Quốc, Global Americans đã tìm thấy sự sai lạc của bài viết bởi vì “không có câu chuyện nào khác trong chuyến thăm Trung Quốc của ông đề cập đến sự ủng hộ rõ ràng của ông cho sáng kiến Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc“.
“Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) là sáng kiến đầu tư được Bắc Kinh công bố vào năm 2013, với kế hoạch xây dựng các tuyến thương mại trải dài trên 60 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Mỹ Latinh. Các dự án cơ sở hạ tầng này do Trung Quốc đầu tư tài chính. Sáng kiến này đã bị quốc tế chỉ trích vì ĐCSTQ đang đặt các nước đang phát triển vào “bẫy nợ”.
Global Americans kết luận rằng một bài báo của Tân Hoa Xã được đăng vào ngày 7 tháng 8 về một nhóm học sinh lớp 6 từ trường Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Bắc Kinh thành lập ở Montevideo, Uruguay tới thăm thủ đô Trung Quốc, trong đó “phóng đại vai trò của Trung Quốc như là đối tác giáo dục tốt nhất cho Uruguay và toàn khu vực nói chung”.
Ví dụ, bài báo trích dẫn giám đốc trường Irupé Buzzetti nói rằng “tất cả các nước nên noi theo gương của Trung Quốc”, một bình luận mà không xuất hiện ở bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác, theo Global Americans.
Thông tin sai lạc là một nỗ lực của chế độ Bắc Kinh để củng cố vị thế của mình ở Mỹ Latinh, tổ chức phi lợi nhuận Global Americans đã kết luận.
Theo The Epoch Times,
Minh Khuê dịch
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…