Cân nhắc đến vấn đề an ninh quốc gia, nước Đức đang có kế hoạch nối bước theo các nước khác như Mỹ, cấm cơ sở hạ tầng viễn thông của Đức sử dụng công nghệ và thiết bị của Huawei.
Một quan chức của Đức đã chia sẻ với tờ Wall Street Journal cho biết, Berlin đang cân nhắc đến việc tăng cường yêu cầu bảo mật đối với mạng di động 5G, việc này sẽ khiến cho các nhà khai thác của Đức không thể sử dụng thiết bị của Huawei.
“Chúng tôi đang tiến hành phân tích liên ngành một cách kỹ lượng, bàn bạc làm thế nào để chỉnh sửa các yêu cầu bảo mật, mục đích là ảnh hưởng Huawei (đang vận hành tại Đức)”, vị quan chức này nói: “Nhiều người lo lắng về tính bảo mật của các thành phần cơ sở hạ tầng mạng 5G, trong đó có cảnh báo về “cửa hậu” (back dooor) trong các phần cứng, luồng dữ liệu, v.v, những điều này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, từ thông tin cho đến cả xe tự lái.”
Đức là một trong những thị trường nước ngoài quan trọng của Huawei, trụ sở chính của Huawei châu Âu được đặt tại thành phố Düsseldorf của Đức; nước Đức cũng là nền kinh tế lớn của châu Âu và khu vực Đông Âu. Năm 2017, thu nhập của Huawei tại các khu vực này là 92,6 tỷ Đô la Mỹ, chiếm 27% tổng thu nhập của Huawei.
Nhiều tháng qua, chính phủ Mỹ luôn gây áp lực cho các nước đồng minh, yêu cầu họ phải loại bỏ công nghệ và sản phẩm của Huawei khỏi cơ sở hạ tầng của mình, Washington lo lắng Trung Quốc có thể thông qua Huawei để giám sát thông tin của các nước khác. Tuy nhiên, đến hiện nay, quan chức Đức cho rằng chưa có chứng cứ để củng cố cho lo lắng này.
Tháng trước (tháng 12/2018), Văn phòng An ninh Thông tin liên bang (Federal Office for Information Security) thuộc Cơ quan Quản lý Giám sát An ninh mạng của Đức đã chia sẻ với Wall Street Journal cho biết, có thể văn phòng này đang bàn bạc với nhà cung cấp thiết bị viễn thông quốc tế để xây dựng một phòng thực nghiệm bảo mật, để các chuyên gia của chính phủ có thể thẩm tra tính bảo mật của thiết bị.
Tờ Handelsblatt tại Đức đưa tin hôm 17/1 cho biết, chính phủ Đức hiện đang làm việc để gián tiếp cấm Huawei tham gia vào phần lõi của mạng viễn thông, hành động này có thể sẽ ảnh hưởng đến mạng 3G và 4G trước đây.
Vị quan chức của Đức này cho biết, cải thiện yêu cầu bảo mật là cách hợp pháp duy nhất để loại bỏ Huawei ra khỏi mọi chương trình mời thầu quan trọng tại Đức, đề xuất này là do Cục An ninh mạng Liên bang Đức (Federal Network Agency) và Văn phòng An ninh thông tin Liên bang đưa ra, các bộ ngành liên quan gồm có Bộ Nội vụ, Bộ Vận tải và Bộ Kinh tế.
Khoảng thời gian qua, Cục An ninh mạng Liên bang và Văn phòng An ninh Thông tin Liên bang vẫn luôn hợp tác cùng các nhà cung cấp và nhà khai thác để nghiên cứu yêu cầu bảo mật mới nhất đối với thông tin di động. Theo Handelsblatt đưa tin, những thay đổi này có thể được áp dụng vào kế hoạch cải cách Luật viễn thông của Đức.
Đức có kế hoạch tổ chức đấu giá giấy phép băng tần 5G vào mùa xuân năm nay và nhiều nhà khai thác viễn thông sẽ có được quyền khai thác mạng Internet tốc độ cực cao. Huawei là nhà cung cấp quan trọng của các nhà khai thác Đức. Tháng trước, Deutsche Telekom cho biết họ sẽ xem xét kế hoạch chiến lược mua sắm thiết bị của mình trước những lo ngại về cơ sở hạ tầng của nhà sản xuất của Trung Quốc.
Tuần trước, Ba Lan đã bắt giữ một quản lý cấp cao của Huawei Ba Lan tên Vương Vĩ Tinh và một cựu quan chức tình báo của Ba Lan tên Piotr Durbajlo, hai người này bị cáo buộc hoạt động gián điệp cho Trung Quốc. Sau đó Huawei đã nhanh chóng sa thải Vương Vĩ Tinh và tuyên bố các cáo buộc đối với Vương Vĩ Tinh không liên quan đến Huawei.
Một nguồn tin tiết lộ, trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2017, Piotr Durbajlo giữ nhiều chức vụ quan trọng trong cơ quan chính phủ Ba Lan. Piotr Durbajlo có giấy phép an ninh cấp cao, có quyền được truy cập vào các thông tin và kho dữ liệu nhạy cảm, ví dụ như các thông tin cơ mật nhạy cảm được chia sẻ giữa Ba Lan, Mỹ và các nước đồng minh NATO.
Nguồn tin còn tiết lộ, Vương Vĩ Tinh làm việc tại Huawei, chủ yếu phụ trách bán công nghệ và thiết bị thông tin cho các cơ quan chính phủ Ba Lan.
Hôm thứ Năm (17/1), Đài Phát thanh Ba Lan (RMF FM) dẫn nguồn tin từ Văn phòng Thủ tướng Ba Lan xác nhận, Piotr Durbajlo bị bắt giữ vì liên quan đến hoạt động gián điệp cho Trung Quốc, Piotr Durbajlo cũng từng là Cố vấn An ninh cho cựu Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo.
Hôm 16/1, tờ Wall Street Journal dẫn nguôn tin cho biết, công tố viên Mỹ đang tiến hành điều tra hình sự đối với Huawei, cáo buộc Huawei liên quan đến đánh cắp bí mật thương mại liên quan công nghệ kiểm tra điện thoại thông minh của đối tác là doanh nghiệp Mỹ, trong đó có nhà mạng T-Mobile.
Nguồn tin nói rằng một phần của cuộc điều tra là do vụ kiện dân sự của công ty Mỹ chống lại Huawei, bao gồm cả bồi thẩm đoàn Seattle đã xác định rằng Huawei chịu trách nhiệm về hành vi đánh cắp công nghệ robot tại phòng thí nghiệm của T-Mobile tại thành phố Bellevue, Washington.
Huawei là một doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu cổ phần phức tạp, do ông Nhậm Chính Phi (kỹ sư trong quân đội Trung Quốc) thành lập năm 1984. Ông Nhậm Chính Phi là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc và Đại biểu Đại hội 12 của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Huệ Anh
Xem thêm:
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…