EU xem xét quy định thời hạn 9 tháng đối với hộ chiếu vắc-xin COVID-19

Liên minh Châu Âu (EU) hiện đang xem xét đưa ra thời hạn 9 tháng đối với hộ chiếu vắc-xin COVID-19 kể từ khi tiêm mũi thứ 2 (với liệu trình 2 mũi như Pfizer) hoặc mũi thứ 1 (với liệu trình 1 mũi như Johnson & Johnson). Ý tưởng này được đề xuất trong bối cảnh khả năng miễn dịch do vắc-xin tạo ra giảm dần theo thời gian, vậy nên hộ chiếu vắc-xin COVID-19 cũng chỉ có thời hạn.

(Ảnh minh họa: arda savasciogullari/Shutterstock)

Cụ thể, Ủy ban Châu Âu (EC), cơ quan điều hành của EU, đã đề xuất hôm 25/11 vừa qua rằng các chứng nhận liên quan tới tiêm vắc-xin hoặc xét nghiệm âm tính COVID-19 cần có những điều chỉnh mang tính cập nhật. Các giấy tờ hiện tại cho phép mọi người dễ dàng hơn trong việc đi du lịch, nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ làm bùng phát đại dịch.

Ý tưởng của Ủy ban châu Âu là đưa ra thời hạn 9 tháng cho hộ chiếu vắc-xin, tính từ ngày người mang họ chiếu đã hoàn thành việc tiêm chủng theo quy định. Thời hạn này được đưa ra dựa trên việc khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự lây lan của vắc-xin bị suy giảm theo thời gian.

Dù khuyến nghị trên chưa đề cập tới các mũi tiêm bổ sung, tuy nhiên, ủy ban này cũng cho biết “những người đã tiêm mũi bổ sung có thể kéo dài thời gian miễn dịch hơn so với việc chỉ hoàn thành phác đồ tiêm chủng tiêu chuẩn”.

Vậy nên, thời điểm hết hạn của hộ chiếu vắc-xin của những người đã tiêm mũi bổ sung có thể kéo dài thêm, khi ủy ban này đưa ra quyết định chính thức sau đây vài tuần. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cũng đã đề xuất rằng tất cả người lớn nên tiêm liều vắc-xin bổ sung, ưu tiên những đối tượng 40 tuổi trở lên.

Ủy viên phụ trách tư pháp của EC Didier Reynders cho biết hôm 25/5 vừa qua rằng: “Rõ ràng là đại dịch vẫn chưa kết thúc. Cần phải tính đến việc đưa ra các quy định về du lịch trong tình huống bất ổn như hiện tại”. Trên thực tế, nhiều quốc gia châu Âu đang phải đối mặt với sự bùng phát trở lại của COVID-19. Tỷ lệ tiêm chủng trung bình của EU đang là 67%.

Thông báo của EC được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng số ca tử vong do COVID tại châu Âu có thể vượt quá mốc 2 triệu người vào tháng 3/2022. WHO cũng cho rằng sự gia tăng số trường hợp nhiễm bệnh gần đây là “rất nghiêm trọng”.

Đề xuất trên của EC cần phải được 27 nước thành viên EU phê chuẩn trước khi được thông qua. Cũng theo đề xuất này, trẻ em dưới 6 tuổi nên được miễn mọi hạn chế đi lại. Trẻ từ 6 – 12 tuổi cũng nên được miễn trừ, trừ khi những đối tượng này đến từ một quốc gia có mức độ lây lan rất cao, trong khi trẻ trên 12 tuổi phải tuân theo các quy định giống như người lớn.

Theo CNBC,

Phan Anh

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 phút ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

3 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

4 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

5 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

8 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

8 giờ ago