Facebook đã có gì bất thường vào hôm 6-1?

Ngày 6/1, cũng là ngày xảy ra sự kiện vòng canh gác tại Điện Capitol bị xung phá, trong ngày mà nhiều người tiến vào Quốc hội kháng nghị đó, trung tâm xử lý dữ liệu của Facebook cũng có không ít hiện tượng dị thường xảy ra. Tờ Wall Street Journal đã có một bài báo về việc này, điều này rất thú vị, nên xin được chia sẻ cùng quý vị.

Ông Mark Zuckerberg, CEO của Facebook. (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/Shutterstock)

Bài viết được chuyển thể từ video của kênh YouTube Đông Phương.

Sáng sớm ngày 6/1, số người dùng Facebook tố cáo phát hiện có nội dung bạo lực tăng mạnh gấp 10 lần, số người dùng Facebook tố cáo tin giả lên đến 40.000 người trong 1 giờ, gấp 4 lần so với thời kỳ cao điểm hàng ngày trong tình huống bình thường. Còn Instagram, các bài viết đến từ các quốc gia KHÔNG có tín nhiệm có lượng truy cập tăng vọt, điều này cho thấy có thế lực nước ngoài đang làm mưa làm gió trên nền tảng Facebook. Trong đó có một bài đăng thu hút được nhiều người nhất có tiêu đề: Why business as usual isn’t working

Tất cả mọi thứ không có tác dụng khi làm theo cách cũ. Tầng quản lý của Facebook rất căng thẳng, ngày 6/1 vốn là một ngày nhạy cảm, họ lo lắng những ngôn luận bạo lực trên nền tảng Facebook sẽ xuất hiện trong hiện thực. Ngày hôm đó đã thực sự xảy ra xung đột bạo lực. Sau khi xảy ra xung đột, tầng quản lý càng căng thẳng hơn, tức không thể dung túng bạo lực, cũng không được xâm phạm tự do ngôn luận, tự do chính luận. Quá khứ, Mark Zuckerberg vẫn luôn nhấn mạnh, Facebook chỉ là một nền tảng, không phải là trọng tài về ngôn luận, anh này cũng không muốn làm trái ngược với ông Trump. 

Khi đó, Facebook đã tổ chức khẩn cấp một cuộc họp để bàn bạc đối sách, theo WSJ đưa tin, hôm đó, Tổng giám đốc Công nghệ Mike Schroepfer đăng bài rằng, trước tiên mọi người chớ lo lắng, chúng ta cần đánh giá, tức cần cho phép biểu tình kháng nghị hòa bình, cũng không thể khuyến khích bạo lực. Khi đó có nhân viên trả lời bài đăng rằng, lẽ nào thời gian mà chúng tôi bỏ ra trước đây là không đủ sao? Bài đăng này nhận được vài trăm người bấm “thích”. Đến buổi chiều, Mark Zuckerberg và tầng quản lý đã có hành động, đó là gỡ 2 bài đăng của ông Trump, hơn nữa còn tạm thời nâng cảnh báo nước Mỹ là khu vực nguy hiểm do xung đột chính trị. Theo chính sách của chính Facebook, một khi nâng cấp độ cảnh báo thành khu vực nguy hiểm, thì có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp, và càng có thể tiến thêm một bước xóa các bài đăng trên nền tảng Facebook. Tiếp theo, Facebook tuyên bố chặn tài khoản của Tổng thống Trump trong 24 giờ, nhưng nhân viên trong nội bộ của Facebook liên tiếp gây áp lực, yêu cầu chọn biện pháp mạnh hơn. 

Ngày hôm sau, cũng tức là sáng ngày thứ Năm (ngày 7/1), Mike Schroepfer – Tổng giám đốc công nghệ của Facebook đăng bài nói rằng, mọi người có thể cảm thấy làm vẫn chưa đủ, nhưng chúng tôi đã chọn những biện pháp chưa từng có, sự việc vẫn trong quá trình thay đổi, mỗi ngày chúng ta đều đang tiến theo và thích ứng, bao gồm cả ngày hôm qua. Không lâu sau đó, Mark Zuckerberg nói rằng đã quyết định kéo dài thời gian chặn tài khoản của ông Trump, ít nhất đến ngày nhậm chức tổng thống 20/1.

Trong cùng ngày, Facebook còn xóa một nhóm người dùng #WalkAway ủng hộ ông Trump hoạt động sôi nổi nhất trên nền tảng của họ. Người nắm tình hình tiết lộ rằng, năm ngoái, WalkAway nhiều lần vi phạm chính sách nội dung của Facebook, nhưng Facebook vẫn không hề ra tay. Qua ngày cuối tuần, bắt đầu từ thứ Hai, Facebook tuyên bố cấm tất cả các nội dung đề cập đến đánh cắp bầu cử, đây là khẩu hiệu mà những người ủng hộ ông Trump sử dụng rộng rãi nhất. Facebook còn quyết định, biện pháp khẩn cấp đã chấp hành vào ngày 6/1 sẽ tiếp tục kéo dài đến ngày tổng thống nhậm chức 20/1. Người nắm được tình hình tiết lộ, quyết định này do chính Mark Zuckerberg đưa ra, trong 4 năm qua, về phương diện chấp hành chính sách của Facebook, anh ngày càng tham gia vào nhiều.

Hôm thứ Hai, Reuters tổ chức một hội nghị truyền hình về khoa học công nghệ, bà Sheryl Sandberg – Tổng giám đốc mảng kinh doanh đám mây của Facebook, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên và tiết lộ rằng, trong ngắn hạn sẽ không có kế hoạch mở tài khoản của ông Trump, đồng thời bà còn nhấn mạnh rằng sự kiện xung đột tại Điện Capitol đã được tổ chức kêu gọi trước trên nền tảng mạng xã hội, tuy nhiên không phải là trên nền tảng Facebook, mà là nền tảng khác. Bà không nói ra là nền tảng nào, nhưng tin rằng bà đang ám chỉ là nền tảng Parler.

Do Facebook có quá đông người dùng, các nơi trên thế giới đều có, nên vấn đề tự do ngôn luận là vấn đề nan giải. Tại Myanmar xảy ra thanh lọc sắc tộc là có liên quan đến Facebook, YouTube. Năm 2018, Facebook thừa nhận họ làm chưa đủ, nếu làm sớm hơn và quyết đoán hơn, có lẽ có thể tránh được kết cục của việc thành lọc sắc tộc. Xem ra, nhận định của Mark Zuckerberg là đã vượt ranh giới. Dùng lời của anh ta mà nói, “Tôi tin rằng người dân được hưởng tự do ngôn luận chính trị ở hạn độ lớn nhất. Nhưng bối cảnh hiện tại về cơ bản đã khác, [vì nó] liên quan đến việc dùng nền tảng của chúng tôi để kích động bạo lực, nổi dậy chống lại chính phủ dân cử.”

Có nhân viên và cựu nhân viên của Facebook tiết lộ,  tầng quản lý đưa ra quyết định thế này, là bởi vì hướng chính trị có biến đổi, là ông Biden sắp nhậm chức dẫn đến quyết định như thế. Tuy nhiên, Facebook không thừa nhận cách nói này, Andy Stone – người phát ngôn của công ty nói rằng, là do vẫn còn khả năng xảy ra bạo lực, xuất hiện nhiễu động xã hội, nên công ty mới làm như thế. Căn cứ vào tài liệu nội bộ của Facebook, biện pháp mà Facebook đã áp dụng trong 1 tuần qua, vốn là dự tính dùng cho quốc gia khác, Facebook từng bị chỉ trích được dùng để kích động thanh lọc sắc tộc, kích động bạo loạn chính trị tại quốc gia khác, nhưng giờ lại dùng nó ở Mỹ trước tiên. Những cách làm này bao gồm sửa đổi thuật toán tìm kiếm, một khi phát hiện ngôn luận thù hận, sẽ tăng tốc xóa bài viết, tăng tốc xóa “like” và bình luận. 

Cách làm của Facebook liệu có vi phạm Tu chính án thứ Nhất trong hiến pháp Mỹ, vi phạm tự do ngôn luận của công dân hay không? Điều này vẫn còn nhiều tranh cãi. Trước tiên, Mỹ bảo vệ tự do ngôn luận, đương nhiên không phải tất cả ngôn luận đều được bảo vệ, những ngôn luận sau đây là không được bảo vệ: ngôn luận thù hận, khiêu dâm trẻ em, tạo tin đồn, khuyến khích bạo lực, đe dọa bạo lực.

Tuy nhiên Mỹ bảo vệ tự do ngôn luận, nhắm vào là chính phủ, chính phủ không được can thiệp vào ngôn luận của công dân, trong khi Facebook không phải là chính phủ, mà là doanh nghiệp tư nhân, Tu chính án thứ nhất không quản được. Bất cứ ai, bất cứ tổ chức tư nhân nào, đều có quyền lực từ chối nghe, từ chối lan truyền những ngôn luận mà họ cho là không thỏa đáng, và Facebook cũng như thế. Facebook cần phục tùng chính là hợp đồng người dùng của họ, cũng chính là khi bạn đăng ký thành công tài khoản và trở thành người dùng của Facebook, là đã ký hợp đồng sử dụng. Thông thường mà nói, Facebook rất ít tự động, chủ động giám sát ngôn luận và xóa bài đăng, thường là do áp lực xã hội nên mới làm thế.

Lấy một ví dụ, một bức ảnh nổi tiếng trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam là “Terror of War”. Bức ảnh này khi đó đã giành được giải thưởng báo chí Pulitzer, trở thành biểu tượng của phản chiến tranh. Bức ảnh này thậm chí đã thay đổi chiến lược chiến thuật của quân đội Mỹ. Nhưng vài năm trước, vì nhân vật chính của bức ảnh này là một bé gái được chụp chính diện khi đang trong lúc chạy nạn, và không mặc gì cả, cho nên nó thuộc về ảnh khiếm nhã, chỉ cần đăng lên Facebook là sẽ bị xóa tự động. Kết quả là đã gây ra sự phẫn nộ rất lớn trong xã hội Mỹ, cuối cùng Facebook khuất phục, không tự động xóa nữa, còn sửa đổi điều khoản (hợp đồng) người dùng, sửa đổi nội dung liên quan đến sử dụng hình ảnh lịch sử.

Tuy nhiên, nói từ một góc độ khác, Facebook đã không đơn giản là một công ty tư nhân, nó là một nền tảng cộng đồng (công cộng), rất nhiều người coi Facebook là nền tảng tin tức, coi là nguồn tin tức, do đó cũng không thể vi phạm tự do ngôn luận, đây là điều đã có tiền lệ. Tiền lệ này chính là vụ kiện giữa Trung tâm mua sắm Pruneyard (Pruneyard Shopping Center) và Robins, đây là vụ kiện cách đây 40 năm, cuối cùng kiện tụng lên đến Tối cao Pháp viện. Vụ kiện như sau:

Một hôm học sinh trung học tại địa phương đến trung tâm thương mại Pruneyard để thu thập chữ ký. Kết quả đã bị bảo vệ của trung tâm thương mại đuổi ra, lý do mà trung tâm thương mại đưa ra là, chúng tôi là công ty tư nhân, những học sinh trung học này đến chỗ chúng tôi thu thập chữ ký là thuộc vào xâm phạm tài sản tư nhân. Tuy nhiên, phán quyết của Tối cao Pháp viện là: Trung tâm thương mại là nơi mà người tiêu dùng mua đồ, thuộc về nơi công cộng, không thể dùng lý do tự ý xông vào lãnh địa cá nhân, để ngăn cản tự do ngôn luận của người khác. 

Mặc dù Facebook chỉ là một nền tảng mạng internet, nhưng do có quá nhiều người dùng, nên đã trở thành nguồn tin của rất nhiều người dùng. Liệu có phải cũng nên coi đó là nơi công cộng để đối đãi?

Đông Phương
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả) 

Xem thêm:

Đông Phương

Published by
Đông Phương

Recent Posts

Mỹ và Nhật Bản lập kế hoạch tên lửa phòng khi Đài Loan “có biến”

Quân đội Mỹ sẽ thiết lập các căn cứ tạm thời dọc theo quần đảo…

1 phút ago

Triều Tiên mở rộng nhà máy tên lửa cung cấp vũ khí cho Nga?

Triều Tiên được cho là đang mở rộng một cơ sở sản xuất vũ khí…

8 phút ago

Phỏng vấn Fox News: Thua ở Ukraine, Mỹ leo thang dẫn tới nguy cơ hạt nhân

Rebekah Koffler, nhà phân tích tình báo quân sự chiến lược, cựu quan chức của…

2 giờ ago

Đài Loan phát hiện khí cầu Trung Quốc lần đầu tiên sau sáu tháng

Bộ Quốc phòng Đài Loan vào hôm thứ Hai (25/11) thông báo rằng họ đã…

3 giờ ago

Cao Bằng ghi nhận 1 ca tử vong do bệnh bạch hầu, là bệnh nhi 11 tuổi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng cho biết vừa ghi nhận một…

4 giờ ago

Hải Phòng: Nguyên Chủ tịch phường bị tạm giữ vì sử dụng ma túy

Công an TP. Hải Phòng kiểm tra vũ trường New MDM, phát hiện 26 người…

4 giờ ago