Thế Giới

Giáo hoàng Francis kêu gọi điều tra về cáo buộc “diệt chủng” ở Gaza

“Theo một số chuyên gia, những gì đang xảy ra ở Gaza có các đặc điểm của một cuộc diệt chủng,” Giáo hoàng Vatican viết. “Việc này cần được điều tra một cách cẩn thận để xác định liệu nó khớp hay không với định nghĩa được thiết lập bởi các cơ cấu luật pháp và quốc tế.” Theo báo cáo từ Bộ Y tế của Gaza, kể từ 7/10 năm ngoái đến nay, đã có ít nhất 43.846 người đã chết, trong đó 2/3 là phụ nữ và trẻ em, bởi bom đạn của Israel. Hàng trăm ngàn người bị thương tật, trên 80% người dân phải di rời bởi chiến tranh tiêu diệt Hamas, mà Israel lấy cớ do cuộc tấn công “khủng bố” ngày 7/10/2023 sát hại gần 1.200 người Israel.

Giáo hoàng Francis 10/2013, ảnh minh họa (Nguồn: Giacomo Morini / Shutterstock)

Theo Vatican News trong cuốn sách về Năm Thánh 2025, bắt đầu đưa ra công chúng từ ngày 19/11/2024 tại Ý, có một đoạn mà Giáo hoàng Francis viết về vấn đề đang diễn ra ở Gaza, và kêu gọi hãy có điều tra cẩn thận về vấn đề này, khi một số học giả, chuyên gia, cũng như hầu hết các tổ chức nhân quyền lớn của quốc tế đã bắt đầu nhận định điều Israel đang tiến hành ở Gaza là thuộc loại tội diệt chủng (genocide) hoặc tội thanh trừng sắc tộc (ethnic cleansing).

Theo báo cáo của Al Jazeera, hôm Thứ Năm, Ủy ban Đặc biệt của Liên Hợp Quốc đã đưa ra đánh giá rằng chiến tranh do Israel gây ra ở Gaza là “khớp với các đặc điểm của tội diệt chủng,” và chỉ ra rằng Israel đang “gây ra nạn đói như một biện pháp của chiến tranh.”

Tuy nhiên, cũng có các tiếng nói không đồng ý như vậy. Điển hình là phản đối từ phía Israel, và từ quốc gia đứng sau Israel: Mỹ.

Trong cuốn sách, Giáo hoàng Công giáo Rôma —giáo hội có tới 1,4 triệu thành viên— cũng đề cập đến việc trợ giúp nhân đạo cho những người Palestine. Lưu ý rằng người Palestine có nhiều người là theo Hồi giáo, nhưng mà, giáo lý của Kitô giáo là giảng rằng cần coi tất cả nhân loại đều là con của Chúa, đều là anh chị em.

“Ở Trung Đông, nơi những cánh cửa rộng mở của các quốc gia như Jordan hay Liban tiếp tục là nơi cứu giúp cho hàng triệu người chạy trốn các cuộc xung đột trong khu vực. Trước hết tôi nghĩ đến những người rời bỏ Gaza trong hoàn cảnh nạn đói đã tấn công họ. Anh chị em Palestine gặp khó khăn trong việc đưa lương thực và viện trợ vào lãnh thổ của mình,” Giáo hoàng viết, ám chỉ tới việc Israel tiến hành phong tỏa ngặt nghèo dải Gaza, cản trở các trợ giúp nhân đạo tới những nạn dân ở nơi này.

Cũng theo Al Jazeera, Giáo hoàng Francis đã từng lên tiếng phản đối việc lạm sát dân thường và tấn công vào các cơ sở phi quân sự ở Gaza và Liban, như trường học, bệnh viện, hay nhà thờ. Hồi tháng 7, ông đã gọi đợt không kích vào Liban là “quá đáng về đạo đức.”

Ông cũng phản đối hành động của Hamas, và kêu gọi phải trả tự do cho các con tin mà nhóm phiến quân này bắt giữ từ hồi 7/10/2023.

Nhật Tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

30 phút ago

Ông Trump chọn tỷ phú Howard Lutnick làm Bộ trưởng Thương mại

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chọn ông Howard Lutnick, giám đốc điều hành…

2 giờ ago

Các nhóm nhân quyền phương Tây chỉ trích ông Biden về mìn sát thương ở Ukraine

Các tổ chức nhân quyền phương Tây đã lên án Tổng thống Hoa Kỳ Joe…

3 giờ ago

Tổng thống Nicaragua Ortega tìm cách mở rộng quyền lực của tổng thống

Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đề xuất cải cách hiến pháp nhằm mở rộng…

3 giờ ago

Xây dựng nền tảng từ khi còn trẻ để có tuổi già viên mãn

Lão hóa là một phần không thể tránh khỏi trong quy luật tự nhiên, nhưng…

3 giờ ago

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc từ chối gặp người đồng cấp Hoa Kỳ

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân đã từ chối cuộc gặp với Bộ…

3 giờ ago