Hết thời kinh tế XHCN tại Brazil

Hôm 28/10, cử tri Brazil đi bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử được cho là chia rẽ nhất trong lịch sử nước này nhằm lựa chọn một hướng đi cho tương lai: tiếp tục con đường “nhà nước phúc lợi” của Đảng Công nhân, hay đi theo một người cực hữu thân tư bản tự do.

Kết quả bầu cử đêm qua đã cho thấy rõ, ông Jair Bolsonaro của Đảng Tự Do xã hội đã thắng cử tổng thống với 55,2% phiếu bầu, đặt dấu chấm hết hoàn toàn cho 16 năm thống trị phong trào cánh tả nước này. 

“Chúng ta không thể tiếp tục ve vãn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa cực đoan cánh tả …Chúng ta sẽ thay đổi định mệnh của Brazil”, ông Bolsonaro nói trong đêm thắng cử.

Ông Jair Bolsonaro đọc diễn văn nhậm chức sau khi thắng cử Tổng thống Brazil (Ảnh: youtube)

Tổng thống đắc cử Brazil, một người công khai ngưỡng mộ Donald Trump, tuyên bố bảo vệ “tự do chính trị, tự do tôn giáo” và cam kết tái thiết một Brazil vĩ đại và tự do. Được đặt biệt danh là ông “Trump vùng nhiệt đới”, Bolsonaro tuyên bố sẽ giảm quy mô chính phủ, trả tự do cho thị trường và khối kinh tế tư nhân, xóa sạch tham nhũng và thiết lập lại trật tự trên đường phố Brazil đang đầy tội phạm.

“Tôi đã hứa sẽ giảm số lượng bộ trong nội các, xóa bỏ và tư nhân hóa rất nhiều các công ty quốc doanh đang tồn tại”, Bolzonaro viết trên Twitter.

Giống như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Bolsonaro cũng thông báo ý định rút Brazil khỏi hiệp định khí hậu Paris và công khai ủng hộ việc mở đại sứ quán Brazil tại thủ đô Jerusalem của Israel. Ngoài ra ông cũng kêu gọi bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng của Brazil trước sự mua lại của Trung Quốc.

Tại sao Brazil, từ một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa lại lựa chọn bầu lên một lãnh đạo với tư tưởng đối lập?

Vào năm 2000, kinh tế Brazil phát triển nhanh chóng. Chính phủ tiến hành nhiều cải cách tiền tệ và kinh tế, tư nhân hóa một số công ty nhà nước và mở rộng không gian tự do cho lĩnh vực kinh tế tư nhân. Lạm phát, căn bệnh kinh niên của Brazil đã được giảm thiểu đáng kể. Đầu tư nước ngoài tràn vào Brazil với những hứa hẹn của một nền kinh tế mới nổi.

Nhưng ngày nay, kinh tế nước này đang kiệt quệ, thất nghiệp tràn lan, cướp bóc, giết người khắp nơi. Nợ công lên đến hơn 1,6 nghìn tỷ USD, tương đương hơn 80% GDP. Ngày càng nhiều chính trị gia cao cấp bị điều tra tham nhũng. Điều gì đã tạo ra thay đổi này?

Năm 2002, một chính trị gia xã hội chủ nghĩa tên là Lula da Silva đã hấp dẫn phần lớn dân nghèo tại Brazil với thông điệp “lấy của người giàu chia cho người nghèo” của mình. Là một người theo trường phái XHCN, ông Lula tự tô vẽ là một đại diện cho phong cách XHCN hiện đại và tiến bộ hơn. 

Cựu Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva

Ông ta tuyên bố sẽ hàn gắn một quốc gia đang chia rẽ và đoàn kết mọi người. Mọi người gọi ông với nickname: “Lula bé nhỏ với tình yêu và hòa bình”. Giới tinh hoa, truyền thông và những người nổi tiếng lúc đó hoan nghênh thông điệp tái phân phối của cải từ người giàu sang người nghèo của ông Lula. Nhưng những người giàu có hơn chỉ là chính Lula và tay chân thân tín của ông ta.

Đảng Công nhân tăng chi tiêu chính phủ để mua chuộc sự trung thành của người nghèo, nhưng đi cùng với đó là nợ công và lạm phát. Họ tăng mức lương tối thiểu, tăng phúc lợi xã hội và gọi đó là “công bằng xã hội”, “đầu tư cho tương lai”. Họ mở ra hàng ngàn vị trí công chức trong bộ máy chính phủ và các công ty quốc doanh khổng lồ. Các chính sách này đã có hiệu quả, CNXH luôn luôn có hiệu quả vào ban đầu, cho đến khi chính phủ tiêu hết tiền.

Hậu quả là từ năm 2008 đến 2015, chi chính phủ tăng nhanh hơn gần 4 lần thu thuế. Nền kinh tế tăng trưởng âm 3,8% trong năm 2015, kết quả tồi tệ nhất trong vòng 25 năm. Cùng năm đó, khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho kết quả nền kinh tế của Brazil là một trong những nền kinh tế kém cỏi nhất thế giới. Công bằng xã hội cũng không tăng lên mà xã hội Brazil ngày càng bạo lực, đói nghèo và bất ổn. Brazil đang nằm trong số các quốc gia hàng đầu thế giới về giết người, trộm cắp và đứng chót bảng về giáo dục và y tế. Thiên đường xã hội mà ông Lula hứa hẹn sụp đổ, kéo theo nền kinh tế Brazil cùng với nó.

Năm 2017 Lula bị quan tòa kết tội tham nhũng, rửa tiền, can thiệp bầu cử và ngăn cản công lý. Người kế nhiệm tư tưởng XHCN của ông là Rousseff cũng bị cách chức năm 2016. Khủng hoảng toàn diện về nhiều mặt đã khiến ngày càng nhiều người Brazil lựa chọn nghĩa tư bản và chính phủ giới hạn làm con đường tương lai.

Ông Trump đã gọi điện cho ông Bolsonaro để chúc mừng chiến thắng. Nhiều người dự đoán Mỹ sẽ sớm có một đồng minh thân thiết mới tại chính châu Mỹ và mối quan hệ chính trị chặt chẽ hơn của 2 quốc gia lớn nhất châu lục, và đều được lãnh đạo bởi những người phái bảo thủ thân tư bản tự do hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều thay đổi trong bối cảnh chính trị của khu vực này.

Trọng Đạt

Xem thêm:

Trọng Đạt

Published by
Trọng Đạt

Recent Posts

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

5 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

37 phút ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

2 giờ ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

2 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

3 giờ ago