Hoa Kỳ: Hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng nhái

Khi mùa mua sắm vào dịp Lễ Tạ ơn đang đến gần, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) và Cục Điều tra Bộ An ninh Nội địa (HSI) của Hoa Kỳ đã tổ chức hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng nhái để tránh bị lừa.

Khi mùa mua sắm dịp Lễ Tạ ơn đang đến gần, Trợ lý Giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Salvatore Ingrassia (đầu tiên từ trái sang) và Phó Đặc vụ Điều tra An ninh Nội địa Erik Rosenblatt (thứ hai từ trái sang) nhắc nhở mọi người không mua hàng hiệu giả. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Cuộc họp báo Hướng dẫn người tiêu dùng cách nhận biết hàng nhái đã tổ chức vào ngày 18/11, tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy (JFK) New York.

Nội dung hướng dẫn cho biết, “các tên thương hiệu giả có thể được xác định từ chất liệu, kỹ thuật thủ công, đường may, lỗi chính tả tên thương hiệu, v.v.”, “Những tên thương hiệu giả này chủ yếu đến từ Trung Quốc.” 

Tại khu vực kho hàng của sân bay, các quan chức của CBP và HSI đã trưng bày một loạt các sản phẩm nhái của giày Nike, áo khoác Burberry, áo thi đấu NBA, điện thoại iPhone, tai nghe iPhone, nước hoa Chanel, đồng hồ Rolex, Đồng hồ cao cấp Thụy Sĩ Audemars Piguet, túi Michael Kors, túi Coach, túi Christian Dior, túi Gucci, thắt lưng Versace, mắt kính Cartier, mỹ phẩm hàng hiệu… 

Những loại hàng hóa này được đầu tư in ấn khá bài bản. Những người không thuộc giới sành mua nếu không để ý kỹ thì khó mà phân biệt được đâu là hàng hiệu chính hãng. Tuy nhiên, nhân viên hải quan cho biết việc xác định không khó.

Mỹ phẩm và trang sức nhái hàng hiệu. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)
90% thẻ tên nhái bị hải quan chặn tại Sân bay Quốc tế JFK New York đến từ Trung Quốc . (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)
Giày và mũ nhái hàng hiệu bị hải quan thu giữ tại sân bay quốc tế JFK New York. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Trợ lý Giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) Salvatore Ingrassia cho biết, trong năm tài chính 2020, Hải quan Hoa Kỳ đã chặn được 26.000 lô hàng nhái, nếu là hàng thật, chúng trị giá hơn 1,3 tỷ USD. Hàng nhái không chỉ đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và gây thiệt hại kinh tế cho các thương hiệu hợp pháp mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Chúng đã gây thiệt hại hơn 250.000 việc làm của Hoa Kỳ mỗi năm, đồng thời gây rủi ro về sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng. “Iphone nhái và sạc nhái không đạt tiêu chuẩn ngành có thể gây cháy nổ; mỹ phẩm nhái gây hại cho sức khỏe con người.”

Trợ lý Giám đốc Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) Salvatore Ingrassia cho biết, trong năm tài chính 2020, Hải quan Hoa Kỳ đã chặn được tổng cộng 26.000 chuyến hàng giả với tổng trị giá hơn 1,3 tỷ USD tính trên hàng thật. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Theo các thanh tra hải quan, 90% hàng nhái đến từ Trung Quốc, “hàng từ Hồng Kông cũng là được sản xuất tại Trung Quốc, sau đó quá cảnh qua Hồng Kông”. Trong đợt dịch, do tắc nghẽn cảng biển, nhiều hàng nhái đã được vận chuyển sang Hoa Kỳ. Số lượng hàng nhái bị hải quan sân bay chặn bắt đã tăng lên trong đợt này.

Đồng hồ Rolex nhái và Audemars Piguet nhái do Cơ quan Hải quan sân bay JFK New York phát hiện. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)
Túi hàng hiệu nhái do Cơ quan Hải quan sân bay JFK New York bắt giữ. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Theo ông Salvatore và các nhân viên kiểm tra, trước khi kiện hàng đến Hoa Kỳ, CBP sẽ thu thập thông tin về người gửi, container và chuyến bay, sau khi hàng hóa đến nơi, họ sử dụng máy X-quang để quét hàng hóa và đối chiếu với bản kê khai. Nếu thông tin không phù hợp với nội dung hàng hóa trong vận đơn, nó có thể bị kiểm tra tại chỗ và gửi cho chuyên viên nhập khẩu được đào tạo chuyên nghiệp để kiểm tra thêm. Hải quan cũng sẽ hợp tác với các công ty thương hiệu để nắm được công nghệ nhận dạng. Ví dụ, Nike sẽ giúp hải quan xác định đó liệu có phải là Nike chính hãng hay không thông qua mã nhận dạng và số sê-ri của đôi giày. Đôi khi CBP sẽ cần hợp tác với các chuyên gia của công ty thương hiệu để nhận diện.

Thanh tra hải quan đang mở các thùng hàng để kiểm tra hàng hóa. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)
IPhone nhái và các sản phẩm điện tử giả bị hải quan chặn lại tại sân bay quốc tế JFK New York. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Ngoài ra, Trung Quốc vốn không phải là nơi xuất xứ của những mặt hàng xa xỉ này. Sự xuất hiện một số lượng lớn hàng hóa của các thương hiệu nổi tiếng từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ khơi dậy sự nghi ngờ của các nhân viên hải quan.

Ông Salvatore chỉ vào một chiếc áo khoác Trench-coat có nhãn hiệu Burberry cho biết: “Tiếng Anh trên cúc áo của chiếc áo này bị viết sai chính tả, viết là: Burbelly, có thể phân biệt được ngay đây là hàng nhái.”

Tên thương hiệu giả có thể được tìm thấy từ lỗi chính tả tên thương hiệu. Nút của chiếc áo khoác Trench-coat này ghi là: Burbelly. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Các nhân viên kiểm tra cũng trưng bày nhiều thùng giấy lớn đựng các túi hàng hiệu giả. Bao bì của mỗi chiếc túi Dior nhái được viết bằng chữ Trung Quốc giản thể: “Giá bán thống nhất trên toàn quốc: 20 Nhân dân tệ” (tương đương 66.000 VND). Nhân viên kiểm tra hải quan cũng chỉ vào một chiếc túi hàng hiệu giả và nói: “Bạn có thể nhìn thấy chi tiết bên hông và đường chỉ, bạn cũng có thể cảm nhận được chất liệu bằng cách chạm vào nó”.

Túi Dior nhái có dòng chữ “Giá bán thống nhất trên toàn quốc: 20 Nhân dân tệ” (tương đương 66.000 VND) bằng chữ Trung Quốc giản thể (Lin Dan / The Epoch Times)

Cũng có thể đặt nghi vấn từ điểm đến của hàng hóa, “Nếu địa điểm giao hàng là Khu Phố Tàu hoặc Brooklyn, 90% trong số đó là hàng nhái”.

“Nhãn hiệu nổi tiếng” được bán trực tuyến và trên đường phố về cơ bản là hàng nhái

Ông Erik Rosenblatt, Phó đặc vụ của Cục Điều tra An ninh Nội địa, cho biết “hàng hiệu” có giá rẻ bất thường và được bán bởi các bên thứ ba là hàng nhái. (Nguồn: Lin Dan/ Epoch Times)

Ông Erik Rosenblatt, Phó đặc vụ của Cục Điều tra An ninh Nội địa, cũng cho biết nếu giá cả thấp bất thường và được bán thông qua một bên thứ ba thì rất có thể đây là hàng nhái.

Thanh tra hải quan cũng nhắc nhở rằng nên mua hàng tại các cửa hàng lớn và các cửa hàng chính thức của các nhãn hiệu nổi tiếng để được đảm bảo, nếu phát hiện vấn đề, bạn cũng có thể trả lại. Trên trang web (không có thương hiệu), bao gồm Amazon và các mặt hàng bán trên đường phố về cơ bản có thể kết luận rằng chúng đều là hàng nhái.

Ông Rosenblatt cho biết, việc các tổ chức tội phạm tiếp tục thay đổi chiến thuật và sự thiếu minh bạch trên các trang web bán hàng cũng mang lại sự phức tạp cho cuộc chiến chống hàng giả. 

“Người tiêu dùng trở thành tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại hàng giả ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vui lòng truy cập IPRcenter.gov để biết thông tin trợ giúp xác định những hàng giả này.”

Lâm Đan/ Theo Epoch Times

Xem thêm: 

Lâm Đan

Published by
Lâm Đan

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

5 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

28 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago