Mới đây, Viện Nghiên cứu Quốc sách (Đài Loan) đã tổ chức hội nghị chuyên đề để thảo luận về tình hình an ninh liên quan đến hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Học giả Mã Chấn Khôn (Ma Zhenkun) cho biết mặc dù Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan đã bày tỏ thiện chí không leo thang xung đột quân sự, nhưng “vòng xoáy bất ổn” xung quanh eo biển Đài Loan vẫn dần lên cao, vì vậy cần cảnh giác xung đột không chủ ý; còn ông Quách Dục Nhân, (Yu-Jen Kuo) Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Quốc sách, lo ngại sau khi ĐCSTQ xử lý ổn tình hình Hồng Kông sẽ xử lý Đài Loan…
Theo các cơ quan truyền thông Đài Loan như Thời báo Tự do và Thông tấn xã Trung ương đưa tin, tại Đài Bắc vào sáng ngày 8/3, Viện Nghiên cứu Quốc sách của Đài Loan đã tổ chức hội nghị chuyên đề “Lưỡng hội ĐCSTQ, hai cường quốc, và hai bờ eo biển”. Hội nghị có tham dự của các chuyên gia như Quách Dục Nhân – Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Quốc sách, Tô Tố Vân (Su Tzu-yun) – Viện trưởng Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Đài Loan (INDSR), và Mã Chấn Khôn của Đại học Quốc phòng Đài Loan…
Ông Mã Chấn Khôn chỉ ra rằng từ các tài liệu chính thức của “lưỡng hội” ĐCSTQ cho thấy ĐCSTQ không có ý định thực hiện các hành động quân sự bên ngoài, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức cũng đã định vị Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược mà không phải “thù địch”, trong khi Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan cũng liên tục nhấn mạnh rằng Đài Loan không có ý định thay đổi hiện trạng trên eo biển Đài Loan và hy vọng rằng tất cả các bên có thể hợp tác để duy trì an ninh và trật tự trong khu vực.
Ông Mã Chấn Khôn cho rằng mặc dù Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan không có ý định khiến xung đột leo thang, nhưng các hoạt động quân sự của 3 bên liên quan đến eo biển Đài Loan, Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải cho thấy rõ ràng đang ở trong “vòng xoáy bất ổn”, nghĩa là dù 3 bên không có ý định khiến mâu thuẫn leo thang nhưng thực tế tình hình căng thẳng vẫn không ngừng diễn biến xấu đi mà dường như không thể phanh lại được. Do đó, các bên liên quan phải rất cảnh giác xung đột và leo thang ngoài ý muốn.
Ông Mã cho biết lý do chính khiến căng thẳng xung quanh eo biển Đài Loan gia tăng là kể từ năm ngoái ĐCSTQ đã thường xuyên xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan, cũng như việc mở rộng hành động quân sự trên khắp eo biển.
Ông nhắc nhở khi buộc phải áp dụng hành động chống lại trước quấy rối của quân ĐCSTQ thì quân Đài Loan nên tránh thể hiện khả năng phản công chiến lược, vì Đài Loan chỉ nên thể hiện biện pháp đối phó cần thiết chứ không cho thấy đang chuẩn bị cho chiến tranh leo thang, cần tránh gửi những thông điệp sai lệch sang phía bên kia, khiến “vòng xoáy bất ổn” tiếp tục xấu đi.
Ông Mã đề cập rằng xung đột quân sự xuyên eo biển có thể được chia thành 3 loại: hoạt động vùng xám, xung đột cục bộ, và chiến tranh toàn diện. Đài Loan hiện đang ở trong tình trạng tiềm tàng của “vùng xám” đối với ĐCSTQ, dù không có xung đột quân sự chính thức, nhưng đã có nhiều hành động tiềm ẩn khả năng xung đột quân sự chính thức có thể nổ ra như khiêu khích, đối đầu và xung đột phi quân sự khác.
Vì vậy hai bên eo biển nên tránh để tình trạng này leo thang thành xung đột cục bộ và nên tự biết kềm chế nhằm tránh va chạm không chủ ý giữa máy bay và tàu chiến ở tuyến đầu, có thể cuối cùng sẽ dẫn đến leo thang xung đột.
Còn chuyên gia Tô Tố Vân chỉ ra vấn đề ngân sách quốc phòng của ĐCSTQ đến nay cho thấy, quy mô đã tăng gấp đôi trong nhiệm kỳ của Tập Cận Bình: năm nay khoảng 208 tỷ USD, trong khi ngân sách quốc phòng hồi năm 2012 khi ông Tập Cận Bình mới lên cầm quyền chỉ khoảng 102,5 tỷ USD.
Trong Báo cáo Công tác Chính phủ của Trung Quốc cho thấy ngân sách quốc phòng đã tăng 6,8% so với năm ngoái, ước tính chủ yếu để ổn định mở rộng quân đội, thúc đẩy nền kinh tế thông qua ngành công nghiệp quân sự, và tăng thêm mức đãi ngộ để ổn định lòng quân. ĐCSTQ duy trì phát triển quân đội từng bước nhỏ và nhanh, đồng thời thông qua công nghiệp quân sự để hỗ trợ lưu thông kinh tế nội bộ, thực hiện song hành cường binh đi cùng phú quốc.
Chuyên gia Quách Dục Nhân cho biết năm nay là kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ, và năm sau là Đại hội 20 của họ, nếu không có gì bất ngờ thì vấn đề chính của năm nay và năm sau là duy trì ổn định trong nước, trong khi chính sách đối ngoại có hai trục chính: quan hệ Mỹ – Trung và vạch rõ ranh giới với Mỹ về chính sách Đài Loan.
Sau khi ĐCSTQ xử lý Hồng Kông, mục tiêu tiếp theo sẽ là Đài Loan. Sau khi nền tảng được hoàn thiện vào năm 2021 và 2022, rất có thể từ năm 2023 ĐCSTQ sẽ phát động một loạt các cuộc tấn công áp đảo vào Đài Loan.
Ông Quách Dục Nhân nhắc lại ĐCSTQ đã sửa đổi “Luật Cảnh sát Hàng hải” (Luật Hải Cảnh), mục tiêu để nhắm vào tàu đánh cá của Nhật Bản, cái gọi là bảo vệ hàng hải về cơ bản là một vấn đề giả mạo, sau này tại vùng Biển Hoa Đông sẽ gần như tương đương với hai bên Trung Quốc và Nhật Bản cùng kiểm soát vùng biển xung quanh Điếu Ngư Đài, về cơ bản là Nhật Bản cũng bất lực trước thách thức của ĐCSTQ tại Biển Hoa Đông; bước thứ hai, ĐCSTQ có thể thiết lập thêm một vùng nhận dạng phòng không ở phần phía bắc của Biển Đông; bước thứ ba là cô lập tình trạng an ninh của Đài Loan và dần dần “vô hiệu hóa” đường trung tâm của eo biển Đài Loan, kể từ năm ngoái đã bắt đầu hành động khiêu khích vượt qua đường giữa của eo biển.
Ông Quách gợi ý rằng nếu những tình huống này xảy ra trong 2-3 năm tới thì Nhật Bản và Mỹ nên vứt bỏ ảo tưởng về Trung Quốc. Hiện họ chưa sẵn sàng, nhưng một khi chiến lược của ĐCSTQ phát huy hiệu quả thì có thể đã quá muộn. Mỹ nên đưa Đài Loan vào hệ thống phòng không và chống tên lửa tích hợp, còn Đài Loan có nền tảng rất tốt về phòng không và chống tên lửa nên thực hiện điều đó không quá khó. Về tác chiến chống tàu ngầm, do địa lý của Đài Loan quá đặc biệt, từ Biển Đông đến eo biển Bashi đều nằm trong tầm kiểm soát của Đài Loan, Mỹ và Nhật Bản nên coi trọng đối với khả năng tình hình an ninh sẽ nhanh chóng xấu đi.
Theo phân tích, hạm đội vượt biển “Hải quân nước xanh dương” của ĐCSTQ hiện tại không mạnh, tuy số lượng nhiều nhưng hạn chế về năng lực tác chiến cốt lõi, cho thấy ĐCSTQ sẽ tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng vì mục tiêu thế kỷ vào năm 2027, để mở rộng quân cờ địa lý.
Chuyên gia Tô cho biết, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hàng năm lượng hàng hóa Mỹ đi qua Biển Đông trị giá 5000 tỷ USD, mỗi ngày 2 triệu thùng dầu thô đi vào Biển Đông từ eo biển Malacca; 40% lượng khí đốt tự nhiên của thế giới đi qua Biển Đông; trong đó Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan đều đi qua huyết mạch hàng hải này, cho dù mở cửa biển ở Myanmar cũng chỉ có thể thay thế một phần, một khi chiến tranh nổ ra thì eo biển Malacca và Myanmar sẽ bị phong tỏa, đây là những vấn đề khiến ĐCSTQ cân nhắc về việc tăng ngân sách dài hạn.
“Thúc đẩy cường binh kiêm phú quốc”, ông Tô nói rằng ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng nhẹ từ 6,6% năm ngoái lên 6,8% trong năm nay, đủ để xem là “bước nhỏ chạy nhanh”, đồng thời sử dụng công nghiệp quân sự để thúc đẩy “lưu thông nội bộ”, sách lược là cường binh phú quốc. Kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012 đến nay, ngân sách quân sự của ĐCSTQ đã tăng gấp 2 lần.
Từ thông tin tình báo vệ tinh cho thấy, kể từ năm 2012 đến nay, binh lực ĐCSTQ đã được tăng lên rất nhiều: đóng khoảng 105 tàu khu trục và tàu hộ tống (frigate), 2 hàng không mẫu hạm, 8 tàu tấn công đổ bộ, phát triển nhanh chóng hạm đội vận tải hạng nặng Yun -20 và phi đội trực thăng vận tải Zhi-20, gây dựng hệ thống giao thông chiến lược và khả năng triển khai nhanh chóng. Dù chưa thể ngay lập tức thay đổi được hiện trạng eo biển Đài Loan và Biển Hoa Đông, nhưng có thể hỗ trợ con đường huyết mạch Bắc Kinh ở Biển Đông và triển khai “Vành đai và Con đường”, và để ứng phó với tình huống khẩn cấp của chuỗi đảo thứ nhất.
Chuyên gia Tô Tố Vân cảnh báo: “Túi tiền giúp ổn định vũ khí!”. Với việc tăng chi tiêu quốc phòng tổng thể, tổng chi phí sinh hoạt của quân nhân Trung Quốc cũng tăng theo, nếu quy đổi chi tiêu quốc phòng năm 2020 thì có đến 30% chi cho ổn định nhân sự với 380,4 tỷ Nhân dân tệ, chi phí này đã tăng gấp 1,94 lần so với khi Tập Cận Bình mới nhậm chức là 195,57 tỷ Nhân dân tệ. Tình hình tổng quân số giảm nhưng sinh hoạt phí lại tăng gần gấp đôi, cho thấy Tập Cận Bình đang nỗ lực cải thiện chế độ đãi ngộ quân lính, mục đích hiển nhiên là nhằm ổn định lòng quân và kiểm soát phe quân đội.
Kỷ Hân, Vision Times
Xem thêm:
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…