Ngày 6/10, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) đã bác bỏ một đề xuất tranh luận về các hành vi vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ. Đây là một động thái hiếm hoi có thể báo hiệu ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới đang suy yếu.
Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và Canada đã kêu gọi tiến hành một cuộc tranh luận về việc ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở vùng Tân Cương sau khi một báo cáo của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã ghi nhận các tội ác chống lại loài người có thể xảy ra trong khu vực này.
Báo cáo của LHQ lên án: “Mức độ giam giữ tùy tiện và phân biệt đối xử đối với các thành viên của nhóm người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm người khác chủ yếu là người Hồi giáo … có thể cấu thành tội ác quốc tế, đặc biệt là tội ác chống lại loài người.”
“Các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã được tiến hành tại [Tân Cương] trong bối cảnh Chính quyền [Trung Quốc] thực hiện các chiến lược chống khủng bố và chống ‘chủ nghĩa cực đoan’.”
Bất chấp nhiều quốc gia bày tỏ mối quan tâm về bản báo cáo của LHQ, Hội đồng Nhân quyền LHQ với 47 thành viên đã bỏ phiếu với tỷ lệ 19 phiếu chống, 17 ủng hộ trước đề xuất về một cuộc tranh luận về vấn đề này. 11 quốc gia khác trong hội đồng đã bỏ phiếu trắng. Đây mới chỉ là lần thứ hai trong lịch sử 16 năm của hội đồng nhân quyền mà một đề xuất đã bị từ chối.
ĐCSTQ đã tiến hành những nỗ lực vận động hành lang sâu rộng để thuyết phục các quốc gia trong hội đồng bác bỏ đề xuất tranh luận về vấn đề này trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu. Đặc biệt, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã tổ chức một cuộc triển lãm ảnh có tên gọi “Tân Cương là Vùng đất Tuyệt vời” trong đó có những bức ảnh về các nữ sinh người Hán và người Duy Ngô Nhĩ đang giúp đỡ nhau trong học tập.
Cuộc bỏ phiếu cũng gây ra tình thế chính trị khó xử đối với nhiều quốc gia đang phát triểnlà thành viên trong hội đồng nhân quyền. Họ có thể lo ngại sự trả đũa của Bắc Kinh bởi vì họ đang phụ thuộc vào các dự án kinh tế của ĐCSTQ, chẳng hạn như Sáng kiến Vành đai và Con đường, còn được gọi là “Một Vành đai, Một Con đường”.
Đáng chú ý, ĐCSTQ đã bắt đầu tiến hành những nỗ lực vận động hành lang nhiều tháng trước khi báo cáo của LHQ ghi nhận các tội ác của chính quyền cộng sản Trung Quốc được công bố. Trước đó hồi tháng 6. Bắc Kinh đã gửi một lá thư tới các phái đoàn ngoại giao của các nước tại Geneva để kêu gọi họ bác bỏ bản báo cáo, đồng thời đề nghị họ ký một tài liệu ủng hộ chính quyền Trung Quốc.
Lá thư của Bắc Kinh nhấn mạnh: “Chúng tôi đặc biệt kêu gọi Bà Cao ủy [Nhân quyền] không công bố bản đánh giá như vậy.”
Trong một phản ứng khác mạnh mẽ hơn bằng từ ngữ đối với việc công bố bản báo cáo, ĐCSTQ đã chỉ trích Hội đồng Nhân quyền LHQ đang khuyến khích “các lực lượng chống chống Trung Quốc” truyền bá “thông tin sai lệch và dối trá”. Đáng chú ý, Trung Quốc cũng là một thành viên trong hội đồng này.
Đặc phái viên của Hoa Kỳ tại hội đồng đã cam kết sẽ tiếp tục tìm kiếm công lý cho những người ở Tân Cương có cuộc sống và gia đình bị hủy hoại bởi chính quyền cộng sản Trung Quốc.
Gia Huy (Theo The Epoch Times)
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…