Lầu Năm Góc cần thời gian để gấp rút bố trí lực lượng ở khu vực, kể cả lính Mỹ ở Iraq, Syria,… là một trong những lý do IDF trì hoãn tấn công trên bộ. Quan chức Hamas nói họ “không lường trước” sự tham gia của Mỹ trong khu vực.
Trong phỏng vấn với Ali Barakeh, một lãnh đạo cao cấp của phiến quân Hamas, mà tờ Financial Times (Anh) cho đăng khi IDF tiến hành tấn công trên bộ xâm lược Gaza, ông Barakeh nói rằng sự việc quân Israel IDF trả thù kịch liệt là điều mà Hamas đã tính đến. Tuy nhiên, sự tham gia quân sự của Mỹ vào khu vực là điều mà Hamas “không lường trước” được.
Trước đó, hôm 25/10 tờ Tạp chí Phố Wall (Mỹ) đã đưa tin rằng một trong những lý do IDF trì hoãn thời điểm phát động cuộc tấn công trên bộ là để Mỹ có thời gian bài bố lực lượng của mình trong khu vực, gồm cả lính Mỹ ở Iraq, Syria, Kuwait, Jordan, Ả-rập Xê-út và các Tiểu vương quốc Ả-rập.
IDF đã điều động bộ binh trang bị đầy đủ, xe thiết giáp, xe tăng, cùng các vũ khí khác từ nhiều ngày trước có mặt ở đường biên với Dải Gaza. Nhưng thời điểm đó Mỹ đã lên tiếng kêu gọi Israel phải kiềm chế, phải biết lo lắng đến người dân Palestine, v.v. và IDF đã đồng ý với Mỹ trì hoãn cuộc tấn công trên bộ vào Gaza.
IDF chỉ liên tục công hãm và oanh tạc Gaza kéo dài nhiều ngày chứ không tiến hành tấn công trên bộ. Cách làm này khiến Gaza bị đập thành những đống gạch vụn và số người dân Palestine bị chết vì bom đạn tăng nhanh với đơn vị hàng ngàn người.
Mãi đến ngày 26/10, IDF mới mở cuộc tấn công thăm dò vào Gaza. Bấy giờ, Israel đã dùng xe ủi để phá bỏ đoạn tường bê-tông do chính họ dựng lên và gỡ các đoạn mìn do chính họ gài, để đưa quân tràn qua. Có lẽ là muốn từ điểm bất ngờ mà tiến hành đột kích, nhờ đó mà thăm dò được quân Hamas bố trí như thế nào. Đoạn video tấn công trong đêm đã được Israel công bố rộng rãi, một phần cũng là để quảng bá sự kiện này.
Đến 27/10, Israel đã cắt Internet và điện thoại, chính thức mở cuộc tấn công trên bộ xâm lược Gaza, mặc kệ nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, yêu cầu ngừng bắn và cho phép tiến hành các hoạt động nhân đạo.
Theo Tạp chí Phố Wall, kỳ thực Mỹ đưa ra yêu cầu hãy “trì hoãn” để chờ “đến cuối tuần” là để có thời gian “gấp rút” bố trí các lực lượng của Mỹ ở khu vực, đặc biệt là hơn một chục các hệ thống pháo kích và tên lửa. Mỹ cũng cần bố trí các cơ cấu phòng thủ của mình.
Quan chức Israel đã kể với Tạp chí Phố Wall rằng lúc bấy giờ đang có các lời kêu gọi giải cứu con tin mà Hamas đang bắt giữ, và cũng có các kêu gọi để cho cứu trợ nhân đạo, cho nên Israel đã thuận theo đó mà chế tạo ra lý do khác cho việc họ trì hoãn cuộc tấn công trên bộ này.
Trên thực tế, các nỗ lực giải cứu con tin không có tiến triển gì. Israel chỉ cho vài chục xe tải mang hàng cứu trợ vào Gaza, nhưng cấm tiệt xăng dầu và chất đốt. Một hành động được hiểu là mang tính biểu tượng hơn ý nghĩa thực tiễn, vì nhu cầu cứu trợ là tối thiểu 100 xe mỗi ngày (theo LHQ).
Trong cuộc phỏng vấn với Financial Times, Ali Barakeh, một lãnh đạo cấp cao của Hamas đã nói như sau.
“Về phản ứng của Israel? Đúng, chúng tôi đã lường trước rồi,” ông Barakeh nói từ nơi của ông ở Beirut. “Nhưng bây giờ chúng tôi thấy sự tham gia của Mỹ vào chiến trường này. Đó là điều chúng tôi đã không lường trước được.”
Trước đó Mỹ đã điều 2 tàu sân bay cùng nhóm tác chiến tới khu vực, và 2.000 lính thủy quân Mỹ làm ‘hậu cần’. Mỹ tuyên bố đó là để gìn giữ hòa bình, tránh leo thang chiến tranh ở Trung Đông.
Mỹ đã cho 2 máy bay F-16 tiến hành oanh tạc 2 cơ sở quân sự ở phía Đông Syria, để trả đũa việc dân quân tấn công cơ sở quân sự của Mỹ. 2 cơ sở vũ khí và đạn dược bị tấn công ấy là được Mỹ cho rằng có liên quan tới dân quân, vốn là lực lượng ủy nhiệm của Iran.
Thời gian gần đây, các lực lượng ủy nhiệm của Tehran ở khu vực, gồm cả quân Hezbollah ở Lebanon (Li-Băng), đã đấu súng gần như hàng ngày với quân Israel ở những vùng giao giới.
Iran vẫn có truyền thống ủng hộ Hamas, một tổ chức mà phương Tây gọi là khủng bố. Iran nói họ không liên quan tới sự vụ 7/10 —Hamas bất ngờ tấn công Israel— nhưng Iran gọi đó là “chiến thắng của người Palestine.”
“Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với tấn công trên bộ của IDF,” ông Barakeh nói với phóng viên Financial Times, và kể về hệ thống địa đạo loằng ngoằng ở Gaza được Hamas hoàn thiện và củng cố sau nhiều năm, với lực lượng tối thiểu 40.000 tay súng, cùng kho lương và vật tư đủ dùng cho nhiều tháng.
“Ban đầu, chúng tôi chỉ định bắt 10 đến 20 con tin,” tờ Financial Times trích dẫn bình luận rằng 200 con tin kỳ thực không phải là chủ đích ban đầu của Hamas, bởi vì nuôi nhiều con tin sẽ khiến Hamas phải tốn kém lương thực và vật tư, vốn đã hạn hẹp, và được dành dụm ưu tiên cho chiến tranh.
Qatar, nơi Hamas có trụ sở, đã có nỗ lực đứng gia làm trung gian đàm phán để thả hết các con tin này. Nhưng Israel oanh tạc liên tục không ngừng nghỉ, và Hamas không thể tỏ ra yếu thế nếu thả con tin trong tình trạng như vậy.
Trên thực tế, Hamas đã thả vài con tin người nước ngoài để phát tín hiệu tỏ ý thiện chí vài ngày trước đó.
“Bất kỳ ai thẳng thắn và thật sự lo lắng cho số phận của công dân nước họ, thì đã yêu cầu [Hamas] lập tức thả các con tin vô điều kiện rồi,” ông Barakeh nói với tờ báo, và cho hay Hamas sẵn sàng thả tiếp các con tin nữa để đổi lấy 5 ngày ngừng bắn.
Hamas nói hiện nay họ sẽ không thả các con tin là chiến binh Israel. “Đó là những [con tin] dùng để đổi lấy tù nhân [Palestine đang trong nhà tù Israel],” ông Barakeh nói.
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…