Một số nhà lập pháp dự đoán, sẽ có ít nhất 140 thành viên Đảng Cộng hòa sẽ phản đối cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn trong Phiên họp Quốc hội lần thứ 117 vào ngày 6/1 sắp tới.
Quốc hội sẽ chính thức kiểm phiếu Đại Cử tri đoàn từ mỗi tiểu bang vào ngày 6/1, ba ngày sau khi Quốc hội mới tuyên thệ nhậm chức. Trong bối cảnh một số dân biểu đương nhiệm và dân biểu tân cử của Hạ viện tuyên bố rằng họ sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu của Cử tri đoàn nếu ông Biden giành chiến thắng, một số nhà lập pháp thậm chí còn dự kiến sẽ có “ít nhất 140 thành viên đảng Cộng hòa của Hạ viện” tham gia nỗ lực này.
Phóng viên CNN Jake Tapper hôm 31/12 đăng tweet cho biết: “2 thành viên Đảng Cộng hòa tại Hạ viện nói với tôi, họ cho rằng tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 140 thành viên Đảng Cộng hòa trong Hạ viện ngày 6/1 sẽ phản đối và bỏ phiếu chống lại kết quả của Cử tri đoàn ông Biden được xác nhận giành chiến thắng.”
Tương tự, Dân biểu Cộng hòa Denver Riggleman (tiểu bang Virginia) nói với Forbes rằng số lượng các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cùng thống nhất tham gia nỗ lực này quả thực là một điều “đáng kinh ngạc”.
“140 chắc chắn là có thể… Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu con số còn cao hơn một chút,” ông còn lưu ý rằng “áp lực” đang gia tăng.
Theo Breitbart, tính đến thứ Năm (31/12), có 29 dân biểu Cộng hòa đương nhiệm hoặc tân cử tại Hạ viện đã lên tiếng ủng hộ Tổng thống Donald Trump khi phản đối kết quả. Những người này gồm có: Dân biểu Brian Babin (tiểu bang Texas), Dân biểu Andy Biggs (tiểu bang Arizona), Dân biểu Lauren Boebert (tiểu bang Colorado), Dân biểu Mo Brooks (tiểu bang Alabama), Dân biểu Ted Budd (tiểu bang Bắc Carolina), Dân biểu Jerry Carl (tiểu bang ALabama), Dân biểu Madison Cawthorn (tiểu bang Bắc Carolina), Dân biểu Andrew Clyde (tiểu bang Georgia), Dân biểu Matt Gaetz (tiểu bang Florida), Dân biểu. Louie Gohmert (tiểu bang Texas), Dân biểu Bob Good (tiểu bang Virginia), Dân biểu Lance Gooden (tiểu bang Texas), Dân biểu Paul Gosar (tiểu bang Arizona), Dân biểu Mark Green (tiểu bang Tennessee), Dân biểu đắc cử Yvette Herrell (tiểu bang New Mexico), Dân biểu Jody Hice (tiểu bang Georgia), Dân biểu Ronny Jackson (tiểu bang Texas), Dân biểu Barry Moore (tiểu bang Alabama), Dân biểu Ralph Norman (tiểu bang Nam Carolina), Dân biểu Burgess Owens (Tiểu bang Utah), Dân biểu Scott Perry (tiểu bang Pennsylvania), Dân biểu Marjorie Taylor Greene (tiểu bang Georgia), Dân biểu Jeff Van Drew (tiểu bang New Jersey), Dân biểu Jeff Duncan (tiểu bang Nam Carolina), Dân biểu Randy Weber (tiểu bang Texas), Dân biểu Clay Higgins (tiểu bang Louisiana), Dân biểu Joe Wilson (tiểu bang Nam Carolina), và Dân biểu Diana Harshbarger (tiểu bang Tennessee).
Mới đây, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Missouri Josh Hawley hôm 30/12 thông báo rằng ông sẽ phản đối việc chứng nhận kết quả cuộc bỏ phiếu của Cử tri đoàn vào ngày 6/1.
Ông tuyên bố: “Tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận kết quả cử tri đoàn vào ngày 6/1 mà không nêu ra thực tế là một số bang, đặc biệt là Pennsylvania, đã không tuân theo luật bầu cử của bang mình”.
Ông còn nói: “Và tôi không thể bỏ phiếu để chứng nhận nếu không chỉ ra nỗ lực chưa từng có của các tập đoàn lớn, bao gồm Facebook và Twitter, để can thiệp vào cuộc bầu cử này nhằm ủng hộ Joe Biden.”
“Ít nhất, Quốc hội nên điều tra các cáo buộc gian lận cử tri và áp dụng các biện pháp để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử của chúng ta. Nhưng Quốc hội cho đến nay đã không hành động,” ông khẳng định.
Ông Hawley kết luận: “Vì những lý do này, tôi sẽ tuân theo thông lệ giống như các thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã làm trong nhiều năm qua và sẽ phản đối trong quá trình chứng nhận [Đại cử tri] vào ngày 6/1 để nêu ra những vấn đề quan trọng này”.
Để thách thức bất kỳ phiếu Cử tri đoàn tiểu bang nào trong phiên họp chung của Quốc hội, cần điều kiện ít nhất một Thượng nghị sĩ và một Dân biểu cùng khởi xướng bằng văn bản. Và động thái này của thượng nghị sĩ Hawley sẽ kích hoạt một cuộc tranh luận kéo dài 2 giờ để các thành viên của hai viện thảo luận và biểu quyết đối với ý kiến phản đối. Nếu kết quả cho thấy ý kiến phản đối đạt được đa số phiếu ở cả hai viện, khi đó phiếu bầu Cử tri đoàn của tiểu bang bị thách thức sẽ bị vô hiệu.
Trong một diễn biến khác, Tổng chưởng lý Washington DC, ông Karl Racine đang chuẩn bị cho các cuộc biểu tình, vì những người ủng hộ TT Trump dự kiến sẽ đổ về thành phố vào tuần tới.
Ông Ali Alexander, một nhà tổ chức phong trào “Chấm dứt đánh cắp cuộc bầu cử” đã nói trên chương trình với “Focus Talk” của NTD về cuộc biểu tình sắp tới vào ngày 6/1 ở Washington D.C. và cho biết sẽ có khoảng hơn 1 triệu người tham gia phản đối gian lận bầu cử.
Theo ông Alexander, ít nhất sẽ có ba thượng nghị sĩ đứng ra bảo vệ Tổng thống Donald Trump. Ông cũng đã nói chuyện với hơn 30 thành viên Hạ viện, họ tuyên bố sẽ phản đối kết quả bỏ phiếu Cử tri đoàn vào ngày 6/1 sắp tới.
Minh Ngọc
Xem thêm:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…