Ngày 8/3, Mỹ đã công bố lệnh cấm chưa từng có tiền lệ đối với Nga, đây là đòn trừng phạt sát thủ nhắm vào năng lượng. Do Nga là nước xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ lớn nhất thế giới, động thái này chắc chắn sẽ có tác động lớn đến thế giới.
Nga sản xuất khoảng 7 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 7% nguồn cung toàn cầu. Lệnh cấm của Mỹ sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát và giá dầu tăng cao. JPMorgan dự báo rằng giá dầu có thể đạt kỷ lục 185 USD/thùng vào cuối năm 2022 nếu sự gián đoạn đối với xuất khẩu của Nga tiếp tục trong một thời gian dài.
Lần này Mỹ hành động một mình, và ảnh hưởng của họ đối với Moscow có thể ở mức hạn chế. Mỹ nhập khẩu một phần dầu xuất khẩu của Nga và không mua bất kỳ khí đốt nào từ Nga.
Theo công ty Rystad Energy, Mỹ nhập khẩu khoảng 100.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Nga, chỉ chiếm khoảng 5% lượng dầu thô xuất khẩu của Nga. Năm ngoái, khoảng 8% nhập khẩu dầu và sản phẩm dầu mỏ của Mỹ đến từ Nga.
Mỹ có thể thay thế dầu thô của Nga bằng nhập khẩu dầu thô từ Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đối với Nga mà nói, nước này có thể tìm được người mua nhiên liệu thay thế, có thể là Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Phó chủ tịch cấp cao về phân tích của Rystad Energy, ông Claudio Galimberti, nói với Hãng tin AP rằng điều này “sẽ dẫn đến hiệu suất của thị trường giảm xuống nghiêm trọng”, từ đó làm cho giá cả cao hơn.
Ông Galimberti cho biết, các quốc gia như Iran và Venezuela có thể một lần nữa được coi là nguồn cung cấp dầu mỏ nếu Nga ngừng hoạt động trên thị trường toàn cầu. Đổi lại, những nguồn bổ sung này có thể ổn định giá cả.
Một tháng trước, dầu được bán với giá khoảng 90 USD/thùng. Giờ đây, giá đã tăng trên 120 USD/thùng do nhiều nhà máy lọc dầu né tránh dầu thô của Nga trong bối cảnh lo ngại về các lệnh trừng phạt có thể xảy ra trong tương lai.
Hôm thứ Ba (ngày 8/3), công ty Shell cho biết họ sẽ ngừng mua dầu và khí đốt của Nga, đồng thời đóng cửa các trạm xăng, nhiên liệu máy bay và các hoạt động khác ở Nga.
Các nhà phân tích năng lượng đã cảnh báo rằng dầu thô có thể lên tới 160 USD hoặc thậm chí 200 USD/thùng nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt dầu mỏ hoặc nếu người mua tiếp tục xa lánh dầu thô của Nga.
Giá dầu cao như vậy có thể đẩy giá xăng trung bình của Mỹ lên trên 5 đô la Mỹ mỗi gallon (hiện tại là 4 USD/gallon), tất nhiên đây là điều mà ông Biden muốn tránh.
Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ khẳng định, họ đã cam kết hợp tác với chính quyền Biden và Quốc hội để giảm sự phụ thuộc vào dầu nước ngoài. Trước lệnh cấm, một số nhà máy lọc dầu của Mỹ đã cắt đứt hợp đồng với các công ty Nga. Nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm của Nga đã giảm mạnh.
Ông Frank Macchiarola, Phó chủ tịch cấp cao của Viện Dầu khí Mỹ, nhóm vận động hành lang lớn nhất của ngành dầu khí cho hay: “Ngành công nghiệp của chúng tôi đã thực hiện các bước quan trọng và có ý nghĩa để xóa bỏ mối quan hệ với Nga” và tự nguyện hạn chế nhập khẩu của Nga.
Dữ liệu sơ bộ từ Bộ Năng lượng Mỹ cho thấy, nhập khẩu dầu thô của Nga đã giảm xuống 0 trong tuần cuối cùng của tháng 2/2022.
Lệnh cấm đối với dầu và khí đốt của Nga sẽ gây thiệt hại cho châu Âu. Nga cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của Châu Âu dùng cho sưởi ấm trong gia đình, cho sản xuất điện và công nghiệp, và cung cấp khoảng 1/4 lượng dầu mỏ cho Châu Âu. Các quan chức châu Âu đang tìm kiếm các giải pháp thay thế, nhưng sẽ mất thời gian.
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nhận định, Nga có “toàn quyền” ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu thông qua đường ống Nord Stream 1 để trả đũa việc Đức đình chỉ đường ống Nord Stream 2 chưa đi vào hoạt động.
Dầu mỏ dễ thay thế hơn khí tự nhiên. Các quốc gia khác có thể tăng sản lượng dầu và vận chuyển dầu đến châu Âu. Nhưng phải thay thế rất nhiều dầu, điều này sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa.
Thay thế nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu trong ngắn hạn có thể là điều không thể thực hiện được. Phần lớn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu được chuyển qua đường ống. Vì để thay thế khí đốt tự nhiên của Nga, châu Âu sẽ chủ yếu nhập khẩu khí hóa lỏng. Lục địa châu Âu không có đủ đường ống để vận chuyển khí đốt từ các cơ sở nhập khẩu ven biển đến các nơi khác xa xôi hơn.
Trí Đạt
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…