Thứ Bảy (ngày 4/3), Bloomberg News đưa tin, một nguồn tin cho biết chính quyền Biden sắp hoàn thành một lệnh hành pháp, hạn chế công ty Hoa Kỳ đầu tư vào một số lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc, gồm các công nghệ tiên tiến có thể tăng cường sức mạnh quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và khả năng tình báo.
Theo một báo cáo của quốc hội mà Bloomberg có được, dự án này hiện đang ở giai đoạn hoàn tất. Tổng thống Biden chuẩn bị yêu cầu tài trợ cho lệnh này trong ngân sách ngày 9/3 cho năm tài khóa 2024.
Thứ Sáu ngày 3/3, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trình bày báo cáo trước các nhà lập pháp tại Quốc hội. Báo cáo cho biết, họ đang xem xét việc thiết lập một hệ thống quy định mới, nhằm giải quyết các vấn đề có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia, chủ yếu nhắm vào hoạt động đầu tư của Mỹ về công nghệ tiên tiến ở nước ngoài. Wall Street Journal đã xem một bản sao của báo cáo.
Mặc dù báo cáo không xác định các lĩnh vực công nghệ cụ thể được coi là rủi ro, nhưng cho biết các lĩnh vực có thể tăng cường khả năng quân sự của đối thủ là trọng tâm của quy định này.
Wall Street Journal báo cáo tin này sớm nhất. Báo cáo trích dẫn nguồn tin cho biết, các lĩnh vực dự kiến sẽ bao gồm chất bán dẫn tiên tiến, điện toán lượng tử và một số dạng trí tuệ nhân tạo, đồng thời có thể cấm đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm trong các lĩnh vực liên quan.
Ví dụ, quan chức Hoa Kỳ muốn ngăn các nhà đầu tư Hoa Kỳ cung cấp vốn và chuyên môn cho các công ty Trung Quốc, giúp Bắc Kinh cải thiện tốc độ và độ chính xác của việc ra quyết định quân sự.
Bloomberg báo cáo rằng quy tắc mới sẽ được bổ sung vào bộ công cụ của chính phủ, nhằm giải quyết những lo ngại về sự phát triển công nghệ của Trung Quốc, như kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến, và hướng dẫn mới để sàng lọc đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Khi xây dựng chính sách, các quan chức đã phát hiện ra rằng đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc thường đi kèm với những lợi ích vô hình, như quản lý và chuyên môn kỹ thuật, có thể giúp các công ty Trung Quốc phát triển nhanh chóng, báo cáo cho biết.
Các hạn chế mới được thiết kế để không khuyến khích đầu tư vào các dự án có ứng dụng an ninh quốc gia rõ ràng, bao gồm trí tuệ nhân tạo và công nghệ phá mã.
Đến nay, các công ty Hoa Kỳ chưa bị Chính phủ Hoa Kỳ hạn chế đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Một số công ty Hoa Kỳ đã đầu tư vào các công ty Trung Quốc đang phát triển công nghệ cho các ứng dụng quân sự, như khả năng siêu máy tính tối tân.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, các quy định mới sẽ tập trung vào việc “ngăn chặn việc sử dụng vốn và chuyên môn của Mỹ theo cách đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta, đồng thời không tạo gánh nặng quá mức cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ”.
Báo cáo cũng không nêu rõ quốc gia nào sẽ phải tuân theo quy định mới này. Tuy nhiên, nguồn tin cho biết, họ mong đợi công việc của chính quyền Biden đối với quy tắc mới sẽ thực sự giải quyết chủ yếu cho khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc.
Trong báo cáo, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại cho biết, họ dự kiến sẽ hoàn thiện chính sách trong tương lai gần. Cả hai bộ cho biết, họ dự kiến sẽ tìm kiếm các nguồn lực bổ sung cho quy tắc này trong ngân sách Nhà Trắng được công bố vào tuần tới.
Theo báo cáo, đề xuất ngân sách tổng thống năm 2024 của chính quyền Biden có kế hoạch cung cấp thêm nguồn lực cho các quy định mới, với chi phí hành chính ước tính khoảng 10 triệu USD trong năm tài chính 2023.
Các quy tắc mới cũng sẽ được chưng cầu ý kiến công khai. Bộ Tài chính sẽ thực hiện kế hoạch với sự tham vấn của Bộ Thương mại.
Các quy tắc điều chỉnh đầu tư của Hoa Kỳ ra nước ngoài sẽ là một bước mới, một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của chính quyền Biden, nhằm ngăn chặn Bắc Kinh phát triển những công nghệ có thể gây rủi ro an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ.
Năm ngoái, Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu mới đối với thiết bị sản xuất chip và chất bán dẫn tiên tiến, nhằm làm chậm sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Ngày 16/2, truyền thông Trung Quốc Đại Lục “TMTPOST” đã đăng bài viết chỉ ra, theo dữ liệu của nền tảng truy vấn thông tin doanh nghiệp Trung Quốc “Qichacha” (qcc.com), tổng cộng 5.746 công ty liên quan đến chip ở Trung Quốc đã bị thu hồi hoặc hủy đăng ký giấy phép vào năm ngoái, tăng mạnh 68% từ 3.420 vào năm 2021.
Vào tháng Một, Bloomberg đưa tin rằng Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản và Hà Lan nhằm hạn chế xuất khẩu máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc. Chính phủ Mỹ nói rằng Mỹ và các đồng minh phải ngăn chặn Bắc Kinh mua công nghệ có thể đe dọa an ninh toàn cầu.
Wall Street Journal dẫn lời nguồn tin cho biết, vài tháng nay, chính quyền Biden đã thiết lập một lệnh hành pháp về các quy tắc đầu tư mới. Tuy nhiên, việc thiết lập phạm vi cho các biện pháp kiểm soát tiềm năng mới là một thách thức. Giới chức đang cân nhắc các chi tiết cụ thể về cách các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ tuân thủ các quy tắc mới.
Các quan chức chính quyền Biden đã liên minh với các nền dân chủ tiên tiến trong Nhóm G7, kêu gọi sự ủng hộ cho khái niệm hạn chế đầu tư vào Trung Quốc. G7 sẽ tổ chức một loạt cuộc họp cấp cao vào tháng 5, có thể các quốc gia thành viên sẽ tán thành đề xuất này.
Một quan chức EU cho biết, các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về việc kiềm chế đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài đang diễn ra. Mặc dù quan chức này cho biết, EU kém xa Hoa Kỳ trong việc phát triển các kế hoạch cho các khoản đầu tư như vậy.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…