Mỹ khởi động “Chấm Xanh” để chống “Vành đai đỏ” của Trung Quốc

Trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của dự án tỷ đô “Vành đai-Con đường” của Trung Quốc, Hoa Kỳ vừa vén màn chương trình mang tên “Mạng lưới Chấm Xanh” (Blue Dot Network), nhằm thúc đẩy các quốc gia ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới tham gia vào một mạng lưới phát triển cơ sở hạ tầng bền vững và đảm bảo an ninh quốc gia hơn là rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc.

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 35 tại Thái Lan hôm thứ Ba 5/11, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thông báo về dự án này, được khởi động bởi Liên đoàn Đầu tư Tư nhân Ngoại quốc (OPIC) của Mỹ, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Úc (DFAT).

Tên của dự án này được cho là lấy từ quyển sách Pale Blue Dot (Chấm Xanh nhạt nhòa) của khoa học gia quá cố Carl Sagan và tấm ảnh chụp trái đất như một chấm xanh của tàu Voyager 1 cách xa chúng ta 6,4 tỷ km.

Thông báo trên trang web của OPIC, Blue Dot được tuyên bố có mục tiêu phối hợp các ngành “công và tư nhân để quảng bá các tiêu chuẩn tin cậy, chất lượng cao cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu, trong một khuôn khổ cởi mở và bao quát”.

Mạng lưới Chấm Xanh sẽ đánh giá và xác nhận các dự án hạ tầng được lựa chọn, dựa trên việc thuân thủ theo các nguyên tắc chung được chấp nhận để thúc đẩy công tác phát triển cơ sở hạ tầng bền vững về tài chính, minh bạch và hướng về kinh tế thị trường ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và khắp thế giới”.

Ông Ross cũng phản bác các ý kiến ngờ vực rằng chính quyền Trump đang quay lưng với khu vực Đông Nam Á, điều lại được bàn tán đến nhiều sau khi ông Trump 2 năm liên tiếp không tới dự thượng đỉnh ASEAN, và năm nay chỉ cử cố vấn an ninh Robert O’Brien tới Thái Lan.

“Chúng tôi không có ý định từ bỏ vị thế quân sự và địa chính trị của chúng tôi ở đây”, ông Ross nói với phóng viên.

Ông khẳng định rằng nhiều người đã lý giải sai lệch quyết định rút khỏi TPP của ông Trump năm 2017 thành dấu hiệu của việc thoái lui lợi ích ra khỏi khu vực.

“Chúng tôi mãi mãi ở đây, và sẽ tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào đây, chúng tôi sẽ tiếp tục có thêm các thỏa thuận thương mại song phương và tôi sẽ dành nhiều nhiều thời gian hơn nhiều ở khu vực này”, ông Ross nói.

Mạng lưới Chấm Xanh được xem như câu trả lời của Mỹ đối với chính sách “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh.

Cố vấn an ninh Mỹ O’Brien, người tới thượng đỉnh ASEAN thay mặt ông Trump, nói rằng dự án này sẽ đối đầu với xu hướng mà ông gọi là “chất lượng không tốt” đã, đang khiến các quốc gia rơi vào bẫy nợ. Trước đó, Washington đã nhiều lần chỉ trích thẳng Sáng kiến Vành Đai – Con đường của Trung Quốc xâm hại chủ quyền quốc gia và ổn định tài chính của các quốc gia mà nó đi qua.

Mỹ cũng không phải là quốc gia duy nhất chỉ trích dự án đầu tư nặng ký của Trung Quốc, nhiều nước khác cũng gọi dự án này là ngoại giao bẫy nợ bởi những đòi hỏi nhượng bộ chủ quyền và các lợi ích khác của Bắc Kinh khi mà một nước không thể trả được nợ.

Năm 2017, Sri Lanka đã buộc phải trao quyền kiểm soát cảng Hambantota cho Bắc Kinh để xóa khoản nợ 1 tỷ USD không thể trả được, khi nước này vay tiền Bắc Kinh để xây chính cảng này, một điểm trong dự án Vành đai – Con đường (BRI).

Trong tuần này, ông O’Brien tố cáo Trung Quốc “xâm lược” Biển Đông bằng những tuyên bố chủ quyền vô lý bất chấp phán quyết của tòa án quốc tế.

BRI được công bố lần đầu tiên bởi Tập Cận Bình một thời gian ngắn sau khi ông lên làm Chủ tịch Trung Quốc năm 2013, được xem là một trong những tham vọng đối ngoại và kinh tế lớn nhất của nước này, nhằm xây dựng một vành đai vệ tinh kinh tế xoay quanh Trung Quốc.

Bắc Kinh ngay lập tức đã để mắt đến Mạng Lưới Chấm Xanh của Mỹ. Tờ Thời Báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Anh của chính phủ Trung Quốc đăng một bài viết cảnh báo rằng Mỹ sẽ không thể thành công nếu dùng dự án này để đối chọi với Trung Quốc.

Dự án Chấm Xanh đang ở trong những giai đoạn ban đầu, theo Bộ trưởng Thương Mại Ross, và nó sẽ mở rộng ra những quốc gia sẵn sàng cam kết “phát triển cơ sở hạ tầng bền vững” khác.

Việc khởi động dự án này nằm trong tầm nhìn đối ngoại của chính quyền Trump, tập trung vào một “Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa”, sách lược ngoại giao được ông Trump công bố lần đầu tiên tại thượng đỉnh ASEAN ở Philippines năm 2017.

Tại diễn đàn kinh tế Blue Dot Network vừa tổ chức ở Bangkok, Nhật và Mỹ đã ký một thỏa thuận cam kết điều phối 10 tỷ USD đầu tư của Nhật vào các dự án khí tự nhiên hóa lỏng.

Các kế hoạch khác, bao gồm thỏa thuận hợp tác tới Ngân hàng Phát triển Châu Á để giải ngân 7 tỷ USD cho các dự án phát triển năng lượng ở Châu Á.

Phái đoàn kinh tế do ông Ross dẫn đầu bao gồm các công ty như Boeing, Tesla, Citi và Lookheed Martin, dự kiến sẽ tới Indonesia và Việt Nam sau khi rời Thái Lan.

Đức Trí

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Kremlin nói đáp trả bằng tên lửa siêu thanh để cảnh báo sự “liều lĩnh” của phương Tây

Sau khi hé lộ một số chi tiết và hình ảnh vụ Nga đáp trả…

35 phút ago

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

4 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

5 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

6 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

8 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

9 giờ ago