Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov cảnh báo, kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa của Hoa Kỳ ở châu Âu là mối đe dọa đối với an ninh toàn cầu và có thể mở đường cho sự leo thang trong mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Moscow và NATO.
Hôm thứ Tư (10/7), Mỹ và Đức đã đưa ra một tuyên bố chung rằng Washington “sẽ triển khai từng đợt các năng lực hỏa lực tầm xa của Lực lượng Đặc nhiệm Đa Lĩnh vực của họ tại Đức vào năm 2026, như một phần trong kế hoạch bố trí lâu dài các năng lực này trong tương lai.”
Theo Washington, các hệ thống này sẽ bao gồm tên lửa SM-6 có tầm bắn lên tới 460km và tên lửa Tomahawk có tầm bắn lên tới 2.400km, cũng như các vũ khí siêu thanh đang được phát triển. Thông báo lưu ý, các khí tài quân sự này có “tầm bắn xa hơn đáng kể so với các hỏa lực đặt trên đất liền hiện tại ở châu Âu.”
Trong một bài đăng trên Telegram hôm thứ Năm (11/7), Đại sứ Antonov tố cáo động thái này là “một sai lầm nghiêm trọng của Washington.” Ông cảnh báo: “Những bước đi cực kỳ gây bất ổn như vậy là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược.”
Đại sứ Nga nhấn mạnh rằng việc triển khai tên lửa được lên kế hoạch của Mỹ “làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc đua vũ trang tên lửa.” Đồng thời ông nhận định, động thái này có thể gây ra “sự leo thang không kiểm soát được trong bối cảnh căng thẳng Nga-NATO đang gia tăng một cách nguy hiểm.”
Đại sứ Antonov cho biết, Nga đã luôn tìm cách giảm thiểu những rủi ro do những bất đồng về năng lực tên lửa gây ra. Nhà ngoại giao Nga chỉ trích: “Thay vì mong muốn hòa bình mà Nga đã nhiều lần thể hiện, người Mỹ lại dấn thân vào con nguy hiểm của chủ nghĩa quân phiệt.”
Ông cảnh báo, sự kiên nhẫn của Nga đối với các hành vị xâm phạm an ninh của nước này “không phải là vô hạn”. Đại sứ Antonov giải thích: “Đức không hiểu rằng sự xuất hiện của các khí tài tên lửa Mỹ trên đất Đức cuối cùng sẽ đưa các cơ sở này vào tầm ngắm của Nga hay sao? Đây không phải lời đe dọa binh đao, mà là suy luận đơn giản của một người bình thường.”
Ông tiếp tục lên án Hoa Kỳ vì không nghĩ đến cách giảm thiểu hậu quả từ việc sụp đổ của Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF). Được ký vào năm 1987 khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, hiệp ước này cấm Moscow và Washington sở hữu nhiều loại tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường có tầm bắn từ 500 đến 5.500km.
Hoa Kỳ đã đơn phương rút khỏi hiệp ước này vào năm 2019, với cáo buộc Nga không tuân thủ hiệp ước, một cáo buộc đã bị Moscow phủ nhận. Hồi đầu tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận cấm chế tạo các hệ thống tên lửa tầm xa được ký trước đây nhằm gây áp lực lên Trung Quốc.
Trong lúc đó, Nga thông báo rằng nước này có ý định tiếp tục tuân thủ các điều khoản của hiệp ước INF. Tuy nhiên, Moscow cảnh báo rằng họ có thể đảo ngược chính sách đó nếu Washington bắt đầu triển khai các tên lửa, nằm trong phạm vi bị cấm của hiệp ước này, ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…