Ngày càng nhiều công ty tháo chạy khỏi TQ trong Thương chiến Mỹ-Trung

Sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khiến ngày càng nhiều công ty quốc tế lẫn công ty sản xuất Trung Quốc di dời nhà máy hoặc chuỗi cung ứng sản phẩm ra khỏi Trung Quốc đại lục. 

Gerry Keefe, chủ tịch ngân hàng doanh nghiệp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Citigroup nói rằng căng thẳng thương mại leo thang đã khiến nhiều khách hàng của họ lên kế hoạch tháo chạy khỏi TQ tới các nước khác của Châu Á. Ông Keefe cũng lưu ý rằng việc di chuyển này đã bắt đầu từ nhiều năm trước, do ảnh hưởng của giá nhân công trong nước tăng.

“Nhà máy đang được mở cửa trên khắp Đông Nam Á. Quyết định này rõ ràng đang ở cấp ban quản trị. Đối với rất nhiều công ty, điều này đã nâng lên mức độ quan trọng”, Keefe nói. “Đây là quyết định lớn, chiến lược, dài hạn mà công ty phải cân nhắc”.

Hoa Kỳ đã áp thuế lên 250 tỷ USD hàng TQ nhằm giảm thâm hụt mậu dịch và gây sức ép yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và thương mại không công bằng đối với Mỹ. Bắc Kinh phản ứng lại bằng các khoản thuế của riêng mình đánh lên hàng Mỹ.

Hồi tháng Chín, 2 khảo sát riêng lẻ do Phòng Thương mại Mỹ và Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu cho thấy việc Mỹ đánh thuế TQ sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận thấp hơn đối với các công ty tại TQ đại lục. Rất nhiều công ty đang cân nhắc chuyển sang Đông Nam Á.

Cuối tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình tại hội nghị G20 Argentina, v. Tuần trước, ông Trump loan báo rằng ông đã có “một cuộc điện đàm rất tốt đẹp với ông Tập”, và “tập trung nhiều vào thương mại”. Các tin tức tích cực giúp thị trường chứng khoán thế giới quay đầu trong phiên cuối tuần qua. Tuy nhiên, nguy cơ thương chiến tiếp tục leo thang vẫn rình rập khi Nhà Trắng đe dọa khả năng đánh thuế tất cả hơn 500 tỷ USD hàng TQ nếu cuộc thảo luận giữa hai nhà lãnh đạo không cho ra kết quả tốt đẹp.

Theo một thông cáo của Ủy ban Chứng khoán ngoại hối Mỹ (SEC) hồi tháng 7, nhà máy Trung Quốc sản xuất tất cả mọi thứ, từ xe đạp, lốp ô tô, đồ nhựa và dệt may đang di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi TQ để tránh thuế nhập khẩu vào Mỹ.

Tập đoàn Hl sản xuất linh kiện xe đạp đã tuyên bố rõ với các nhà đầu tư rằng việc tăng thuế là một trong những nguyên nhân họ quyết định dời nhà máy tới Việt Nam.

Nhà máy mới sẽ “giảm và tránh được” tác động của thuế, ban quản lý của Hl viết trong tuyên bố, lưu ý rằng ông Trump đã đánh thuế lên xe đạp điện hồi tháng 8.

Danh sách dài các công ty nước ngoài nối đuôi nhau rời TQ còn có Hasbro – công ty sản xuất đồ chơi, Olympus – hãng sản xuất máy ảnh, hãng giày Deckers và Steve Madden, theo tờ Straits Times của Singapore.

Ngoài ra, chính các công ty nội địa Trung Quốc cũng đang tìm cách rời nhà máy khỏi TQ để gỡ cái mác “made in China” nhằm né thuế Mỹ. Trong danh sách này gồm có công ty sợi và tấm lốp xe Zhejiang Hailide New Material  và công ty lốp Linglong.

Hiện tại tất cả bộ phận sản xuất của chúng tôi đều ở TQ. Để giảm thiểu tốt hơn rủi ro từ các vụ kiện chống bán phá giá và thuế cao, công ty chúng tôi đã có một cuộc điều tra lâu dài và quyết định sẽ mở nhà máy ở Việt Nam”, ban giám đốc của Zhejiang Hailide thông báo với các nhà đầu tư hồi tháng 8.

Đức Trí (T/h)

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

16 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

34 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

40 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

51 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

55 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

55 phút ago