Ông Zelensky: Bắc Kinh “mập mờ nước đôi”, khó nói chuyện với ông Tập Cận Bình

Ngày 23/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, lập trường của Bắc Kinh về hành động xâm lược của Nga ở Ukraine là “mập mờ nước đôi”.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh chụp màn hình video)

Ông Zelensky: Khó nói chuyện với ông Tập Cận Bình

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, ngày 23/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông hy vọng hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông mô tả lập trường của Trung Quốc về việc Nga xâm lược Ukraine là “mập mờ nước đôi”, cho nên có khó khăn khi nói chuyện với ông Tập.

Ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Ouest-France của Pháp rằng: “Tôi hy vọng họ (Trung Quốc) có thể giúp Ukraine.” Nhưng ông cũng cho biết có khó khăn khi ông muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Zelensky cũng nói rằng trước khi Nga tiến hành cuộc chiến xâm lược Ukraine cách đây 7 tháng, đã có “các kênh liên lạc” giữa Kyiv và Bắc Kinh, và hai nước đã có “rất nhiều hợp tác kinh tế và thương mại”.

Ngày 22/9, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc gặp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ.

Ông Kuleba sau đó đã tweet, ông Vương Nghị nói với ông rằng Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và phản đối việc sử dụng vũ lực như một cách để giải quyết sự chia rẽ.

Tân Hoa Xã cho biết, khi ông Vương Nghị gặp Ngoại trưởng Ukraine Kuleba, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước cần được tôn trọng, và Trung Quốc “không bao giờ khoanh tay đứng nhìn” đối với vấn đề Ukraine, và “bốn điều nên làm” là mô tả uy tín nhất của phía Trung Quốc về vấn đề Ukraine. Ông Kuleba nói rằng ông mong đợi Trung Quốc “đóng một vai trò quan trọng”.

Tuần trước, ông Tập Cận Bình đã đi thăm Trung Á lần đầu tiên kể từ sau đại dịch, ông cuộc gặp cấp cao với ông Putin tại Uzbekistan vào ngày 15/9. Nhưng trong báo cáo chính thức của Trung Quốc về cuộc gặp không đề cập đến từ “Ukraine”.

Trong thời gian này, quân đội Ukraine đã tiến hành một cuộc phản công lớn, chiếm lại phần lớn đất đai ở khu vực Kharkov do Nga chiếm đóng.

Về vấn đề này, tài khoản Weibo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – “Ngưu đàn cầm”, đăng bài nói rằng: “Ông Putin hiện cũng đang chịu áp lực rất lớn, và thử thách khốc liệt nhất đang đến. Nói cách khác, Nga đã đến lúc nguy hiểm nhất. Bây giờ không chỉ chiến đấu chống lại Ukraine, mà còn chiến đấu chống lại bộ máy quân sự của toàn bộ phương Tây… Điều khiến mọi người khó hít một hơi khí lạnh đó là phát biểu về vũ khí hạt nhân.”

Nga đột ngột leo thang hoạt động quân sự, có liên quan đến ông Tập Cận Bình?

Vào ngày 21/9, ông Putin tuyên bố tuyển dụng bắt buộc khoảng 300.000 quân dự bị của Nga và đe dọa sẽ “sử dụng mọi phương tiện hiện có” để bảo vệ Nga. Điều này đã gây ra các cuộc biểu tình lớn ở Nga, và hàng ngàn người đàn ông Nga trong độ tuổi quân dịch đã bắt đầu bỏ trốn.

Nga cũng đang tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý ở 4 khu vực là Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporozhye từ ngày 23 đến 27/9. Ngày 21/9, ông Putin tuyên bố Moscow sẽ công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý bất kể kết quả ra sao.

Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc phản công của Ukraine đã dẫn đến một loạt hành động của ông Putin. Nhưng một cựu cố vấn của ông Putin nói rằng có thể chính Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chứ không phải sự phản cộng Ukraine, đã thúc đẩy ông Putin đưa ra quyết định gần đây.

Ông Andrei Illarionov, cựu cố vấn của ông Putin đã nói trong cuộc phỏng vấn với Tiếng nói nước Đức (DW) rằng kế hoạch ban đầu của ông Putin không phải như thế này. Tất cả các quyết định này đã được công bố trong khoảng thời gian 3 ngày từ 19 đến 21/9. Điều gì đã xảy ra trước đó, tức là vào ngày 17 và 18/9?

Ông Putin trở lại Moscow sau hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Thượng Hải vào ngày 16/9. Ông Illarionov cho biết người có ảnh hưởng duy nhất có thể có cuộc trao đổi như vậy với ông Putin là ông Tập Cận Bình. Vì vậy, ông Tập Cận Bình dường như đã nói với ông Putin điều gì đó, buộc ông Putin phải đảo ngược thái độ đối với chiến tranh và thay đổi cơ bản các kế hoạch trước đây của ông về “trưng cầu dân ý”, bắt buộc và đe dọa hạt nhân.

Tuy nhiên, ông Illarionov cho biết ông không biết họ nói gì, nhưng ông nói rằng không loại trừ khả năng ông Tập Cận Bình khuyên các đối tác của mình hoàn thành mọi việc ở Ukraine càng sớm càng tốt, chẳng hạn như trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10.

Nga đã đánh một trận suốt 7 tháng mà không phân thắng bại, điều mà ông Illarionov cho rằng đã khiến ông Tập cảm thấy lúng túng, và cũng khiến ông tỏ ra yếu đuối khi tiến hành việc quan trọng nhất trong đời. Nhưng ông Tập Cận Bình không cho phép mình trông yếu đuối. Ông Illarionov cho rằng sớm muộn gì ông Putin cũng sẽ bị đánh bại. Chỉ là mọi người không biết khi nào và với cái giá nào.

Phương Tây cảnh báo Nga, tư thế của Bắc Kinh được chú ý

Các nhà lãnh đạo phương Tây coi phát biểu của ông Putin hôm 21/9 là một biểu hiện của sự tuyệt vọng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói tại Liên Hợp Quốc hôm 21/9 rằng Nga đã “phản bội một cách đáng xấu hổ Hiến chương Liên Hợp Quốc” trong nỗ lực “hủy hoại quyền tồn tại của người Ukraine”. Ông cũng cảnh báo ông Putin rằng “chiến tranh hạt nhân không thể đánh thắng” và không nên có những ảo tưởng như vậy.

Ông Biden đã ra lệnh cho một nhóm chuyên gia quân sự và dân sự đánh giá nguy cơ chiến tranh hạt nhân và phản ứng có thể của Mỹ.

Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) đưa tin, Thủ tướng Đức Scholz cho rằng việc ông Putin điều động một số quân nhân dự bị tham chiến “hoàn toàn là một động thái tuyệt vọng”. Ông Scholz cho rằng ngay từ đầu ông Putin đã đánh giá sai tình hình, “Nga không thể nào thắng được trong cuộc chiến đẫm máu này.”

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “Thật đáng tiếc khi ông Putin đã kéo đất nước và thanh niên của Nga vào vũng lầy chiến tranh”.

Cuộc trưng cầu dân ý do Nga kiểm soát cũng bị chỉ trích. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres gọi đây là một “cuộc trưng cầu dân ý giả”, “vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế”.

Lập trường của Bắc Kinh đã thu hút sự chú ý sau khi ông Putin công bố lệnh động viên một phần và đưa ra lời đe dọa hạt nhân. Một phân tích của hãng tin AFP chỉ ra rằng việc Bắc Kinh kêu gọi đối thoại và đình chiến, nhấn mạnh sự cần thiết phải “tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước” dường như đã kéo dài một khoảng cách với ông Putin.

Khi được phóng viên AFP hỏi về lập trường của Trung Quốc đối với lệnh điều động từng phần của ông Putin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã nói: “Trung Quốc luôn cho rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước cần được tôn trọng.”

Tờ Wall Street Journal cho biết các chính phủ phương Tây trong những tháng gần đây cho biết họ không phát hiện thấy bất kỳ hành động nào của Nga cho thấy Moscow đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng họ tin rằng những lời đe dọa của ông Putin phải được xem xét một cách nghiêm túc, bởi vì ông Putin không phải là người hay khua môi múa mép.

Published by

Recent Posts

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

35 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

54 phút ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

60 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

1 giờ ago