Chiều ngày 19/1 (giờ nước Anh), khi Hạ viện Anh bỏ phiếu về việc sửa đổi Luật thương mại, Thủ tướng Boris Johnson đã gặp phản đối mạnh mẽ từ trong nội bộ Đảng Bảo thủ, có 33 nghị sĩ của Đảng Bảo thủ đã bỏ phiếu chống lại Chính phủ yêu cầu ngừng các hiệp định thương mại với các nước phạm tội diệt chủng.
Theo giới truyền thông Anh đưa tin, việc sửa đổi Luật thương mại ban đầu được đề xuất tại Hạ viện, nhằm giúp tòa án Anh có quyền xác định hành động của nước nào sẽ bị xem là diệt chủng, qua đó có thể buộc chính phủ rút khỏi một thỏa thuận thương mại nào đó. Nhưng quan điểm của chính phủ Anh là phản đối sửa đổi này.
Các cựu bộ trưởng trong nội các như David Davis và Damian Green nằm trong số 33 người bảo thủ ủng hộ việc sửa đổi. Bản sửa đổi quy định rằng nếu Tòa án Tối cao của Anh kết tội nhà cầm quyền một nước nào đó phạm tội ác diệt chủng, sẽ có quyền tự động thu hồi hiệp định thương mại với nước đó.
Nhưng lập trường của Chính phủ được bảo vệ với số phiếu tại Quốc hội là 319 chống lại 308, khiến sửa đổi không được thông qua tại Hạ viện. Đảng Lao động đối lập và Đảng Dân chủ Tự do cũng ủng hộ việc sửa đổi.
Phe phản đối đã vượt cả hai phe cánh tả và hữu của Hạ viện, nơi Đảng Bảo thủ chiếm đa số, bao gồm cả phe cánh hữu thái độ cứng rắn với Trung Quốc và các thành viên cánh tả trong nội bộ chú trọng vấn đề nhân quyền, là những người lên án thậm tệ cách đối xử của nhà cầm quyền Bắc Kinh với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Dự luật chưa được thông qua tại Hạ viện, giờ sẽ trở lại Thượng viện, nơi sẽ đề xuất một sửa đổi “thỏa hiệp” mới cho phép Quốc hội bỏ phiếu về một thỏa thuận thương mại sau khi Tòa án Tối cao đã ra phán quyết về tộc ác diệt chủng. Hiện tại, phe đối lập do cựu lãnh đạo Đảng Bảo thủ Iain Duncan Smith và cựu Bộ trưởng Nusrat Ghani lãnh đạo cho thấy sẽ ủng hộ sửa đổi “thỏa hiệp” do Thượng viện đề xuất.
Ông Iain Duncan Smith nói rằng quy mô của phe đối lập cho thấy chính phủ không còn có thể phớt lờ những lời kêu gọi của phe đối lập. Ông nói: “Chúng ta phải chấm dứt bỏ qua cho cái gọi là diệt chủng và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc và các nơi khác. Chúng ta sẽ không bán các giá trị của mình để giao dịch với các nước đã diệt chủng.”
Thượng nghị sĩ Liên đảng Lord Alton của Liverpool, người đề xuất sửa đổi “Luật Thương mại” (Trade Bill), cho biết: “Cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để có thể để đảm bảo rằng người Duy Ngô Nhĩ và các nạn nhân khác của tội diệt chủng có con đường để đòi công lý thông qua tòa án của Anh”.
Nhiều người ủng hộ Đảng Bảo thủ đã kêu gọi ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ. Bà Gani cáo buộc rằng Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không thể truy cứu được một nước phạm tội diệt chủng vì tổ chức này đã bị Nga và nhà cầm quyền Trung Quốc “bắt làm con tin”. Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Tobias Ellwood thì nói rằng phương Tây đã phải chịu đựng quá lâu tệ nạn vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tom Tugendhat cũng tuyên bố rằng người Anh có nghĩa vụ chống lại tội ác diệt chủng, vì đó là “tội ác chống lại loài người”. Diễn đàn Hồi giáo (Conservative Muslim Forum) Đảng Bảo thủ và Ủy ban Đại biểu của Người Do Thái (Board of Deputies of British Jews) của Anh cũng ủng hộ kiến nghị sửa đổi của Thượng nghị sĩ Liên đảng Lord Alton.
Vài giờ trước khi chính quyền ông Biden nhậm chức, chính quyền ông Trump tuyên bố rằng nhà cầm quyền Bắc Kinh đã phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ thông qua việc giam giữ hàng loạt, triệt sản và cưỡng bức lao động.
Tuyên bố này khiến Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên chính thức cáo buộc nhà cầm quyền Bắc Kinh về tội diệt chủng. Công ước quốc tế định nghĩa “tội diệt chủng” là “ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần của quốc gia, nhóm dân tộc, chủng tộc hoặc tổ chức tôn giáo”.
Ngoại trưởng Mỹ đã mãn nhiệm Mike Pompeo cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến tội ác cố ý hủy diệt người Duy Ngô Nhĩ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tuyên bố này là đòn cuối cùng của chính quyền ông Trump đối với Bắc Kinh sau 4 năm đầy căng thẳng.
Còn giới chức Trung Quốc cũng rất tức giận khi bị lên án bằng thuật ngữ “tội ác diệt chủng”. Tuần trước ông Phó giám đốc Sở Tuyên truyền của tỉnh Tân Cương là Từ Quý Tường cho biết: “Tuyên bố về ‘cuộc diệt chủng’ ở Tân Cương là hoàn toàn bịa đặt, là âm mưu lớn của thế kỷ”.
Trong khi các đồng minh của Mỹ cũng gặp áp lực phải noi gương. Mới đây Chính phủ Anh đã có biện pháp mới nhằm ngăn chặn các sản phẩm lao động nô lệ trong các trại giam người Duy Ngô Nhĩ xâm nhập vào chuỗi cung ứng của nước Anh.
Y Bình
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…