Thế Giới

Tàu Trung Quốc và Philippines lại đụng độ gần bãi cạn Scarborough

Hôm thứ Tư (4/12), lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) cho biết, cùng ngày một tàu hải cảnh Trung Quốc, được hỗ trợ bởi các tàu hải quân, đã tấn công tàu của Cục Bảo vệ và Nghề cá Philippines gần bãi cạn Scarborough (Masinloc) đang tranh chấp ở Biển Đông và có “hành động xâm lược.

Video do Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines công bố.

Trong một tuyên bố, ông Jay Tarrela, phát ngôn viên của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines ở Biển Đông, cho biết một tàu hải cảnh Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào một tàu cảnh sát biển Philippines và “nhắm thẳng vào ăng-ten dẫn đường của tàu”.

Ông nói rằng các tàu Philippines cũng phải đối mặt với “sự phong tỏa, theo dõi và các hoạt động nguy hiểm” từ các tàu hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc.

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết, vào thời điểm đó, 3 tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển và Sở Ngư nghiệp Philippines đang tuần tra thường lệ ở bãi cạn này. Nhưng một số tàu Hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc đã tiếp cận sau bình minh và thực hiện “các hành động mang tính xâm lược“.

Theo tuyên bố chung của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines và Sở Ngư nghiệp, tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã “cố tình tông vào” tàu Philippines, sau đó tiến hành cuộc tấn công bằng vòi rồng lần thứ hai.

Theo hải cảnh Trung Quốc, 4 tàu của Philippines đã đi vào vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.

Người phát ngôn Liu Dejun của lực lượng hải cảnh Trung Quốc nói, các tàu của Philippines đã “tiếp cận một cách nguy hiểm các tàu tuần tra thực thi pháp luật thông thường” của lực lượng bảo vệ bờ biển, khiến họ phải “kiểm soát” các tàu đối tác của mình.

Bắc Kinh khẳng định đã hành động “tuân thủ luật pháp”, nhưng không nói rõ đã sử dụng biện pháp gì.

Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km.

Reuters đưa tin, trong năm nay, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Đông ngày càng leo thang, đặc biệt là ở Bãi cạn Scarborough, khu vực đánh cá lớn mà Trung Quốc gọi là Bãi cạn Hoàng Nham.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến đường thủy quan trọng cho hoạt động thương mại bằng tàu trị giá hơn 3000 tỷ USD hàng năm. Nước này bác bỏ phán quyết ngày 12-7-2016 của Hội đồng trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Trong đó các phần của vùng biển này cũng được Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Việt Nam cử 2 tàu hộ vệ tên lửa tuần tra cùng Trung Quốc trên Vịnh Bắc Bộ

Từ ngày 10 - 13/4, 2 tàu hộ vệ tên lửa Trần Hưng Đạo và…

47 phút ago

Ông Trump: Các quan chức Hàn Quốc đang trên đường đến Mỹ để đàm phán

Tổng thống Donald Trump đã thông báo vào thứ Ba rằng Hàn Quốc sẽ cử…

1 giờ ago

Doanh nghiệp giữ lại tiền mặt để ứng phó khủng hoảng thuế quan

Hòa Phát bất ngờ thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024, trả…

1 giờ ago

Cây bưởi: ‘Bí quyết vàng’ cho sức khỏe ngày giao mùa

Thời tiết giao mùa là “kẻ thù” của sức khỏe, khi nhiệt độ thay đổi…

2 giờ ago

Kefir: Hỗ trợ miễn dịch, lợi cho tiêu hóa và hơn thế nữa

Kefir- một loại thức uống lên men thơm ngon có lịch sử hơn 2000 năm…

3 giờ ago

Bộ Xây dựng nêu lý do sửa nghị định để khai thác máy bay Trung Quốc tại Việt Nam

Bộ Xây dựng sửa đổi nghị định theo hướng bổ sung máy bay do nhà…

4 giờ ago