Những gì diễn ra trong ngày Thứ Tư (6/1) chính là minh chứng về cách mà các hãng truyền thông lớn cũng như các chính trị gia Đảng Dân chủ đưa tin và bình luận về các hành vi bất ổn dân sự, phụ thuộc vào ai tham gia vào cuộc bạo động này.
Sáu tháng trước, Thời báo New York Times đã bào chữa cho những kẻ bạo loạn cố gắng chiếm tòa án liên bang ở Portland, Oregon.
Tờ báo đưa tin, “cuộc tấn công hàng đêm vào tòa án liên bang là một phần của cuộc phản kháng ôn hòa rộng lớn hơn nhiều… đã bắt đầu tập hợp gần hai tháng trước sau cái chết của George Floyd trong tay cảnh sát Minneapolis.” Bài báo còn viết, “mục đích, cũng như những gì diễn ra ở các thành phố khác, là tập hợp để truy quét cải cách lực lượng cảnh sát và thực thi công bằng chủng tộc”.
Vậy mà, khi đưa tin về cuộc biểu tình hôm thứ Tư (6/1) ở Washington, D.C., cái gọi là “phản kháng ôn hòa” của The Times đột nhiên trở thành một “đám đông hỗn tạp“.
Thay vì dùng từ “tập hợp” như khi viết về phong trào BLM, tờ Times gọi những người biểu tình ủng hộ ông Trump là tham gia vào “cơn thịnh nộ” và “hỗn loạn” do Tổng thống Trump kích động, đã trở thành “một phần di sản của ông ấy”.
Nhà báo German Lopez của tờ VOX đã tuyên bố trong mùa hè năm ngoái rằng mặc dù “bạo loạn có tính chất phá hoại, nguy hiểm và đáng sợ”, nhưng cũng có ích lợi nhất định vì chúng “có thể dẫn đến những cải cách xã hội nghiêm túc”.
Nhưng Lopez đã thay đổi ý hẳn luận điệu này khi đưa tin về cuộc bạo loạn hôm 6/1. Anh ta cho rằng “tất cả những người cố gắng xông vào vào Điện Capitol đều nên bị bắt giữ”.
Thêm một ví dụ khác nữa, tờ CNN đã đưa tin về vụ phá hủy hàng loạt hồi tháng 8/2020 ở Kenosha, tiểu bang Wisconsin là “rực lửa nhưng chủ yếu là yên bình”. Thế nhưng, phóng viên Omar Jimenez của CNN đã mô tả cảnh tượng hôm 6/1 là “biểu hiện của sự tức giận và thất vọng”, với toàn bộ hậu cảnh chìm trong biển lửa.
Tương tự, năm ngoái, trong cuộc biểu tình BLM, người phụ trách CNN, Chris Cuomo, đã bào chữa cho những kẻ bạo loạn. Và lần này, khi lên sóng truyền hình, Cuomo lại mỉa mai: “Làm ơn, chỉ cho tôi ở đâu nói rằng những người biểu tình được cho là lịch sự và ôn hòa.”
Rõ ràng, lập trường của CNN đã thể hiện rõ sự hai mặt, cũng chính là “tiêu chuẩn kép” khi đưa tin về cuộc biểu tình hôm 6/1 tại Tòa nhà Capitol so với cuộc bạo loạn của BLM.
CNN đưa tin: “Mỹ phải đối mặt với nguy hiểm 13 ngày trước sự ra đi của một tổng tư lệnh không có sức mạnh, người đã dẫn dắt đám đông của ông ta vào Điện Capitol của Mỹ như một hành động nổi dậy nhằm phá vỡ truyền thống hơn 220 năm chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.”
Quay ngược lại thời điểm hồi tháng 9/2020, hai cảnh sát Los Angeles đã bị bắn trong một cuộc tấn công phục kích. Lúc đó, Jemele Hill, một cây bút thường viết bài cho The Atlantic, tỏ ra đồng cảm với những kẻ bắn súng. Bà đăng tweet: “606 vụ kiện đã được đệ trình chống lại cảnh sát Los Angeles, với 539 vụ kiện chống lại Văn phòng Cảnh sát trưởng quận Los Angeles. Quận này đã chi 81 triệu đô-la Mỹ để giải quyết hoặc tranh chấp những vụ kiện này.”
Bà tiếp tục bình luận: “Những gì đã xảy ra với những sĩ quan này thật khủng khiếp. Nhưng thật buồn cười khi cảnh sát muốn những người khác phải chịu trách nhiệm mà không phải là chính họ.”
Còn khi bình luận về cuộc biểu tình hôm 6/1, bà Hill đã coi đây là vấn đề về chủng tộc, cho rằng các sĩ quan đã quá dễ dãi với những kẻ bạo loạn. Bà đăng tweet cho biết: “Hãy làm rõ một vài điều: Lý do cảnh sát Capitol chậm trễ phản ứng là vì họ đã cho những người da trắng này được hưởng lợi và coi đó như một trò đùa. Phản ứng của họ không giống nhau vì họ coi người da đen là mối đe dọa cần phải loại bỏ.”
Thế nhưng, người phụ nữ “bị loại bỏ” hôm 6/1, là một nữ cựu chiến binh tay không tấc sắt, bà Ashli Babbitt. Bà đã phục vụ trong lực lượng không quân suốt 14 năm. Và Ashlli Babbitt là một người da trắng, bà còn một người ủng hộ TT Trump, do đó dường như không ai “gào thét” rằng cái chết của bà là do việc sử dụng lực lượng cảnh sát thái quá và quá mức.
Nhà thăm dò ý kiến Matt McDermott năm 2018 lập luận rằng, ông đã thấy một “cảnh tượng đáng kinh ngạc trên Đồi Capital ngay bây giờ, nơi hàng nghìn người biểu tình chống Kavanaugh đã chiếm Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Hart.”
Đến ngày 6/1, ông này đã đổi giọng thành “Chúng ta đang chứng kiến một cuộc tấn công khủng bố trong nước do Đảng Cộng hòa kích động.”
Trong cuộc tranh biện tổng thống đầu tiên, TT Trump đã thách thức ông Joe Biden tố cáo Antifa, tổ chức đứng đằng sau hầu hết các vụ đốt phá, cướp bóc và bạo loạn gây thiệt hại hàng tỷ đô la tài sản. Nhưng ông Biden đã từ chối, tuyên bố rằng Antifa là “một ý tưởng, không phải một tổ chức”.
Vậy mà, khi nhận xét về cuộc biểu tình hôm 6/1, ông Biden lại nói: “Giờ phút này, nền dân chủ của chúng ta đang bị tấn công chưa từng có, không giống như bất cứ điều gì chúng ta đã thấy trong thời hiện đại.” Ông nói thêm: “Đây không phải là bất đồng quan điểm, mà là sự rối loạn. Thật là hỗn loạn. Nó đang ở ranh giới của sự nổi loạn. Và nó phải kết thúc ngay bây giờ.”
Gần đây vào tháng 11, Monica Showalter đã viết trên American Thinker rằng Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer là một trong số các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ không thể tự lên án bạo lực do BLM và Antifa gây ra. Tuy nhiên, ông này đã so sánh cuộc phản đối hôm 6/1 với cuộc tấn công lén lút vào Trân Châu Cảng.
“Franklin Roosevelt đã dành riêng một ngày sống trong ô nhục,” ông nói tại Thượng viện. “Thật không may, giờ đây chúng ta có thể thêm ngày 6/1/2021 vào danh sách rất ngắn những ngày trong lịch sử Hoa Kỳ sẽ sống mãi trong ô nhục.”
So sánh này là vô cùng khập khiễng, và dường như chỉ có thể so sánh như vậy, nếu như cuộc tấn công Trân Châu Cảng năm đó chỉ có phi công Nhật Bản thiệt mạng mà không có người Mỹ nào phải hy sinh.
Nhưng có lẽ câu nói gây nhiều suy nghĩ nhất đến từ nhà phân tích chính trị cấp cao Brit Hume của Fox News. Ông nói: “Đừng ngạc nhiên nếu những ngày tới đây chúng ta biết rằng những kẻ bạo loạn ủng hộ TT Trump đã bị những kẻ cực đoan cánh tả cài người vào.” Ông còn nhấn mạnh: “Lưu ý: đây không phải là để bào chữa cho bất kỳ ai trong số họ.”
Cho dù hiện tại chưa có bằng chứng xác đáng cho thấy BLM hoặc Antifa tích cực hoạt động để kích động tại cuộc biểu tình ủng hộ TT Trump ở Washington, nhưng có vô số bằng chứng về việc các hãng truyền thông có “tiêu chuẩn kép” vô cùng đạo đức giả khi đưa tin về các cuộc biểu tình và bạo loạn trong những trường hợp khác nhau.
Bài bình luận của Michael Dorstewitz (Theo Newmax)
(Minh Ngọc biên dịch)
Xem thêm:
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…