Hôm thứ Ba (30/11), bà Sandra Mason của quốc đảo Barbados vùng Caribe đã được nhậm chức Tổng thống, thay thế vị trí nguyên thủ nước này vốn do Nữ hoàng Anh đảm nhiệm. Sau Brexit, Thủ tướng Boris Johnson của Anh có kế hoạch tăng cường thương mại với các nước thuộc Khối thịnh vượng chung, nhưng bằng chứng cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như đã thâm nhập trước. Phe diều hâu trong chính sách đối ngoại của phương Tây cáo buộc Trung Quốc đang âm thầm tấn công các nước “nhỏ yếu” thuộc Khối thịnh vượng chung, trong khi nhiều thập kỷ qua nước Anh đã “ngủ yên trên tay lái”.
Khối thịnh vượng chung (Commonwealth of Nations) là một tổ chức quốc tế bao gồm 54 nước có chủ quyền, trong đó có 15 nước là Vương quốc thịnh vượng chung (Commonwealth realm) công nhận Nữ hoàng Elizabeth II của Vương quốc Anh là người đứng đầu đất nước, ngoài ra còn có 5 nước là nước theo chế độ quân chủ có vua; còn lại 34 nước là các nước cộng hòa.
Tờ Telegraph của Anh phân tích, việc Barbados chấm dứt sự bảo hộ của Hoàng gia Anh không phải ngẫu nhiên. Vì những năm gần đây, Bắc Kinh đã đầu tư gần 500 triệu bảng Anh vào Barbados, tương đương khoảng 1/10 GDP của nước này. Barbados cũng đã ký một biên bản ghi nhớ với ĐCSTQ để trở thành một phần của sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Theo số liệu của Viện Doanh nghiệp Mỹ (American Enterprise Institute), từ năm 2005 đến nay, ĐCSTQ đã đầu tư hơn 685 tỷ bảng Anh vào 42 nước thành viên Khối thịnh vượng chung, phân tích của Telegraph chỉ ra, trung bình tỷ lệ đầu tư từ ĐCSTQ trong GDP nước tiếp nhận là thành viên Khối thịnh vượng chung lớn gấp 3 lần nước tiếp nhận không phải là thành viên.
Nước nhận tiền mặt lớn nhất của ĐCSTQ ở vùng Caribe là Jamaica, ĐCSTQ đã đầu tư 2,6 tỷ bảng Anh vào Jamaica (GDP của nước này là 16,4 tỷ bảng Anh).
Quân đội và cảnh sát trên khắp vùng Caribe đã được ĐCSTQ cung cấp trang thiết bị, bao gồm cả tàu tuần tra ven biển, đồng thời thành lập mạng lưới các Viện Khổng Tử (bao gồm cả Đại học Tây Ấn ở Barbados) để thúc đẩy chính sách của ĐCSTQ, ngoài ra trong dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), vùng này cũng được viện trợ từ Trung Quốc số lượng lớn kít xét nghiệm COVID-19, khẩu trang và máy thở.
Theo phân tích của Telegraph, mặc dù các nước vùng Caribe không sở hữu khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên mà ĐCSTQ mong muốn, nhưng Bắc Kinh luôn bất an bởi sự thống trị của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, trong khi khu vực này có vị trí địa lý gần Mỹ nên Bắc Kinh rất thèm muốn.
Ngoài âm thầm xâm lược kinh tế vào các nước thuộc Khối thịnh vượng chung, tờ Daily Mail chỉ ra các nhà đầu tư ĐCSTQ cũng chi ít nhất 134 tỷ bảng Anh vào tài sản nội địa của Anh, bao gồm đầu tư vào các trường tư thục, cơ sở hạ tầng (như sân bay, công ty điện lực), và các công ty hàng đầu của Anh nằm trong bảng xếp hạng.
Tờ Telegraph có bình luận, bằng cách đầu tư số tiền khổng lồ vào các nước nghèo như Barbados và Jamaica, một mặt ĐCSTQ kiểm soát các tài sản thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng làm tài sản thế chấp khi các nước này không thể trả được những khoản nợ khổng lồ; mặt khác có thể được cái gọi là “hỗ trợ quốc tế” ở nhiều vấn đề có tính chính sách quốc tế.
Ví dụ, do mất khả năng thanh toán, vào năm 2017, Sri Lanka đã phải cho Trung Quốc thuê lại 15.000 mẫu đất trong và xung quanh Cảng Hambantota chiến lược ở miền nam đất nước với thời hạn thuê là 99 năm. Động thái này đã làm dấy lên làn sóng lên án và phản đối ở Sri Lanka.
Ngoài ra, vào năm ngoái khi ĐCSTQ cố gắng áp đặt Luật An ninh Quốc gia đối với Hồng Kông đã bị nhiều nước dân chủ phương Tây chỉ trích mạnh mẽ, nhưng lại nhận được sự ủng hộ từ một số nước như Vương quốc thịnh vượng chung Papua New Guinea, Antigua and Barbuda, Papua New Guinea nhận được 5,3 tỷ bảng Anh đầu tư của ĐCSTQ (21% GDP) trong khi Antigua and Barbuda nhận được 1 tỷ bảng Anh (60% GDP).
Các nước thành viên Khối thịnh vượng chung khác ủng hộ việc Bắc Kinh trấn áp Hồng Kông bao gồm: Sierra Leone (kể từ năm 2005, đầu tư của Trung Quốc vào nước này chiếm 145% GDP nước này), Pakistan (đầu tư của Trung Quốc chiếm 21% GDP nước này), Sri Lanka (đầu tư của Trung Quốc chiếm 17% GDP nước này), Zambia, Lesotho, Cameroon và Mozambique.
Không chỉ vậy, ĐCSTQ đặc biệt “hào phóng” với những nước cắt đứt quan hệ với Đài Loan và hướng theo Bắc Kinh. Ví dụ vào năm 2005 sau khi Grenada cắt đứt quan hệ với Đài Loan, ĐCSTQ đã cung cấp cho nước này một sân chơi cricket hoàn toàn mới với giá trị 55 triệu USD. Tương tự vào năm 2018, Cộng hòa Dominica sau khi cắt đứt quan hệ với Đài Loan đã nhận được đầu tư và các khoản cho vay từ ĐCSTQ được cho là lên tới 3 tỷ USD.
Nói với Telegraph, Nam tước Helena Kennedy QC là Giám đốc Viện Nhân quyền của Hiệp hội Luật sư Quốc tế và Cố vấn của Nữ hoàng Anh, cho rằng ĐCSTQ đã áp dụng thủ đoạn được gọi là “kết bạn” để tác động đến việc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc.
“Điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng và bắt đầu quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh cũ, như thế rất bất lợi cho sự phát triển của chúng ta”, bà chỉ ra. “Đầu tư của họ thực sự đã bắt đầu thâm nhập vào lĩnh vực (trong địa hạn) của chúng ta. Chúng ta muốn Khối thịnh vượng chung mạnh lên chứ không phải yếu đi”.
Giám đốc điều hành Alan Mendoza của Hiệp hội Henry Jackson (tổ chức tư vấn ở London), nói với Telegraph rằng dường như ĐCSTQ nhận thấy Khối thịnh vượng chung là “yếu kém” và đang nhắm vào Khối thịnh vượng chung.
Ông nói: “Họ muốn phá hủy càng nhiều càng tốt trên phạm vi quốc tế, để có thể tập trung tấn công một nước nào đó hoặc ngăn chặn các nghị quyết chống cộng ở Khối thịnh vượng chung và những nơi khác. Đây là động thái rất xảo quyệt, chúng tôi đã hành động của chậm chạp vì trước đây không thực sự hiểu được độ nguy hại của nó”.
Thứ 4 tuần trước (24/11), Ngoại trưởng Anh Liz Truss đã công bố kế hoạch thành lập một tổ chức mới “Đầu tư Quốc tế Anh” (British International Investment) để thay thế cho “Tập đoàn Phát triển Liên bang Anh” (CDC Group). Bà hy vọng bằng cách khuyến khích khu vực tư nhân và các đồng minh phương Tây đầu tư, cho đến năm 2025 mỗi năm CDC Group sẽ cung cấp được khoản đầu tư lên tới 8 tỷ bảng Anh cho các nước thuộc Khối thịnh vượng chung thay vì 1,5 tỷ bảng Anh mỗi năm như hiện nay.
Dù đề xuất này được nhiều tán dương nhưng các nhà phê bình nói rằng “nước xa không thể làm dịu cơn khát gần”. Didi Kirsten Tatlow, nhà nghiên cứu cấp cao không thường trú của dự án Sinopsis ở Praha, cho biết: “Trong nhiều thập kỷ, chúng tôi đã hoàn toàn ngủ quên trên tay lái.” Dự án Sinopsis nghiên cứu chính sách đối ngoại của ĐCSTQ.
“Về cơ bản, chúng tôi đã hiểu sai ĐCSTQ là gì và họ muốn gì, chúng tôi đã phạm sai lầm… Họ đang sử dụng các nguồn tài chính của họ để thiết lập sự phụ thuộc chiến lược ở bất cứ nơi nào có thể… Họ kiểm soát thế giới xung quanh, qua đó cung cấp cách bảo đảm an toàn cho chủ nghĩa toàn trị, trong khi các nước không thể làm gì được”, ông nói.
Barbados vẫn sẽ là một thành viên của Khối thịnh vượng chung sau khi họ thành nước cộng hòa, nhưng liệu Tổng thống tương lai của Barbados có quyết định rời khỏi Khối thịnh vượng chung và tham gia các liên minh mới khác?
Giám đốc điều hành Mendoza của Hiệp hội Henry Jackson cho rằng Khối thịnh vượng chung phải được củng cố lại. Mendoza đặt câu hỏi: “Khối thịnh vượng chung là một liên minh các nước làm việc cùng nhau, hay chỉ là một tập hợp ngẫu nhiên của các nước không có tương lai?” Mendoza hỏi, “Các thành viên Khối thịnh vượng chung giàu có hơn nên là nhà đầu tư chính vào các nước thành viên nghèo hơn, bây giờ chắc chắn là lúc giải quyết vấn đề này, hay chúng ta biến Khối thịnh vượng chung thành di sản?”
Trong khi các nước Khối thịnh vượng chung phàn nàn rằng họ thực sự sẵn sàng vay từ Vương quốc Anh hoặc các nước phương Tây khác, nhưng ĐCSTQ cung cấp các điều kiện thuận tiện hơn. Biyika Lawrence Songa, một thành viên của Quốc hội Uganda cho biết: “Các nước thuộc Khối thịnh vượng chung bao gồm cả Uganda đang đổ xô đến Trung Quốc (ĐCSTQ) vì rất dễ dàng để có được tiền. Ví dụ, nếu các doanh nhân của chúng tôi muốn đi đến Trung Quốc mua tài liệu thì rất dễ dàng có được thị thực… Ngược lại, các khoản vay ở các nước Âu Mỹ có nhiều điều kiện bổ sung, và thị thực khó xin hơn”.
Ông nói rằng Vương quốc Anh và châu Âu “phải giải quyết những thách thức đã thúc đẩy các nước thuộc Khối thịnh vượng chung chuyển sang ĐCSTQ, lý do vì thiếu các giải pháp thay thế”.
Theo Từ Giản, Epoch Times
Xem thêm:
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…