Thế Giới

Ukraine chính thức ký thỏa thuận an ninh với EU

Ukraine ký thỏa thuận an ninh với EU và hai nước thành viên liên minh là Litva, Estonia với mục đích giúp Kyiv tăng cường khả năng tự vệ.

Tổng thống Ukraine Zelesky. (Ảnh chụp màn hình video)

Cụ thể, thỏa thuận an ninh giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) được Tổng thống Volodymyr Zelensky ký ngày 27/6 với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại hội nghị thượng đỉnh của khối ở Brussels, Bỉ.

Theo thỏa thuận, Ukraine cam kết cải cách an ninh, tình báo và quốc phòng theo lộ trình hướng đến gia nhập EU. Kyiv cần tăng cường minh bạch và giải trình liên quan các khoản hỗ trợ nhận được, cũng như đóng góp cho an ninh của Brussels.

EU cam kết tiếp tục viện trợ quân sự sát thương và phi sát thương, huấn luyện cho Ukraine thông qua Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF), Quỹ Hỗ trợ Ukraine. EPF sẽ có ngân sách 5 tỷ euro (5,3 tỷ USD) cho năm 2024.

“Những cam kết này sẽ giúp Ukraine tự vệ, tránh bất ổn và răn đe các hành động gây hấn trong tương lai”, ông Michel viết mạng xã hội X. Ukraine cùng ngày còn ký các thỏa thuận an ninh tương tự với Litva và Estonia, hai quốc gia thành viên EU.

Ukraine trước đó đã ký thỏa thuận an ninh song phương với hơn 10 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Các thỏa thuận được cho là sẽ giúp Ukraine đảm bảo an ninh, đồng thời mở đường cho Kyiv có thể gia nhập EU và NATO trong tương lai.

Hôm 25/6 vừa qua, EU đã gia hạn quyền của người tị nạn Ukraine được ở lại trong khối này thêm 1 năm nữa, đến tháng 3/2026.

Hiện khoảng 4,2 triệu người Ukraine đăng kí tị nạn ở khắp EU, trong đó Đức, Ba Lan và CH Séc là những quốc gia có số lượng lớn nhất. Ông Nicole de Moor, Quốc vụ khanh phụ trách tị nạn và di cư của Bỉ, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU cho đến hết tháng 6 , khẳng định những người muốn sơ tán khỏi cuộc xung đột tại Ukraine có thể tiếp tục tin tưởng vào tình đoàn kết của EU.

Ban đầu, EU cấp cho người Ukraine quyền được ở lại liên minh gồm 27 quốc gia thành viên này sau khi bùng phát xung đột Nga – Ukraine hồi tháng 2/2022. Sau đó, quyền của người tị nạn Ukraine được gia hạn. Biện pháp này sẽ hết hạn vào ngày 4/3/2025 trước khi được gia hạn thêm ngày 25/6.

Những người được hưởng quyền bảo vệ tạm thời cũng có các quyền giống như của EU, gồm giấy phép cư trú, tiếp cận thị trường lao động và nhà ở, hỗ trợ y tế, phúc lợi xã hội và tiếp cận giáo dục.

Phan Anh

Video: Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho tướng mạo của mình

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

Đức tìm cách bí mật mua vũ khí Mỹ để chuyển cho Ukraine, truyền thông Đức

Bild: Berlin muốn đạt một “thỏa thuận bí mật” mua 2 hệ thống tên lửa…

2 giờ ago

‘Nhịp tim’ bí ẩn của Trái Đất đang chia cắt Châu Phi

Khu vực phía đông của lục địa châu Phi đang bị một vết nứt khổng…

5 giờ ago

Tuyết rơi tháng 7, thảo nguyên rộng lớn phủ trắng xóa sau 1 đêm

Tối ngày 3 tháng 7, tuyết rơi dày đột nhiên rơi trên thảo nguyên Kỳ…

6 giờ ago

Miễn giảm thuế thu nhập 30 năm đối với dự án đầu tư vào Trung tâm tài chính quốc tế

Miễn thuế thu nhập cá nhân cho các lao động có trình độ chuyên môn…

8 giờ ago

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

10 giờ ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

10 giờ ago