Liên quan đến sai phạm tại Dự án Ethanol Phú Thọ, cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng bị đề nghị tuyên phạt từ 12-13 năm tù. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đối diện mức án từ 21-23 năm tù.
Hôm 10/3, sau phần xét hỏi 12 bị cáo liên quan đến dự án Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, đại diện VKSND TP. Hà Nội nêu quan điểm xử lý đối với các bị cáo.
Về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, VKS đề nghị tòa sơ thẩm phạt:
Về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”: Bị cáo Đỗ Văn Hồng – cựu chủ tịch HĐQT PVC Kinh Bắc bị đề nghị phạt 6-7 năm tù, tổng hợp với bản án trước đó đã bị tuyên là 19-20 năm tù.
Riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh – cựu chủ tịch HĐQT công ty PVC, VKS đề nghị tuyên phạt 11-12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, 10-11 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tổng hợp hình phạt 21-23 năm tù.
Theo cáo trạng, năm 2007, ba đơn vị có vốn của PVN thành lập PVB để làm chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ.
Bị cáo Đinh La Thăng biết PVC và Liên danh không đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu TK05 dự án Ethanol Phú Thọ nhưng vẫn chỉ đạo PVB, PVC hoàn tất thủ tục chỉ định thầu và ký Hợp đồng EPC với Liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T trái quy định, dẫn đến dự án phải dừng thi công kể từ ngày 27/3/2013.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng biết rõ liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu TK05 song vẫn ký văn bản gửi PVB, PVN xin được chỉ định thầu; chủ trì cuộc họp HĐQT và Ban Tổng giám đốc PVC đồng ý thực hiện gói thầu này với giá 59,177 triệu USD.
Hành vi của các bị cáo dẫn đến hậu quả dự án phải dừng thi công, gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.
Bị cáo Vũ Thanh Hà cùng các thành viên Tổ chuyên gia giúp việc đấu thầu, tổ chuyên gia giúp việc thẩm định đấu thầu gói thầu TK05 của PVB biết rõ liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu nhưng vẫn cố ý làm trái các quy định, loại bỏ các tiêu chí đánh giá nhà thầu, để hoàn thành quy trình chỉ định thầu cho liên danh này theo chỉ đạo của bị cáo Thăng.
Ngoài ra, cũng theo cáo trạng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh còn có hành vi bàn bạc với bị cáo Đỗ Văn Hồng về việc đầu tư mua 3.400 m2 đất tại thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc) của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Mefrimex bằng tiền tạm ứng cho thực hiện dự án của PVC.
Bị cáo Thanh đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền tại tại PVC cho PVC Kinh Bắc tạm ứng 25 tỷ đồng. Để hợp thức việc cho tạm ứng và sử dụng trái quy định, bị cáo Thanh chỉ đạo chuyển 21 tỷ đồng tiền tạm ứng thành tiền góp vốn điều lệ của PVC tại PVC Kinh bắc, trái điều lệ tổ chức của PVC và Luật Doanh nghiệp, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng.
Phạm Toàn
USCC đã đệ trình báo cáo thường niên năm 2024, đề xuất việc hủy bỏ…
Biển Ngạch là sản vật văn hóa đặc sắc có mặt tại nhiều quốc gia…
Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung 600 IU vitamin…
Lịch sử công viên Tao Đàn đã hàng trăm năm bắt đầu từ lúc người…
Ông Matt Gaetz đã trở thành người đầu tiên rút khỏi danh sách thành viên…
Dao cầm đập nát đau lòng phượng - Ðàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?