Bị cáo Nguyễn Bá Quận cùng các đồng phạm đã can thiệp phần mềm cấp biển số xe, cấp sai 5.056 biển số xe ôtô cho bản thân, người thân và người dân có nhu cầu.
Sau một tuần xét xử và nghị án, chiều ngày 16/10, TAND An Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bá Quận (SN 1962), cựu Trưởng phòng CSGT tỉnh An Giang, mức án 2 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Bị cáo Quận cùng các đồng phạm đã can thiệp phần mềm cấp biển số xe, cấp sai 5.056 biển số xe ôtô cho bản thân, người thân và người dân có nhu cầu.
Cùng tội danh, HĐXX cũng tuyên phạt bị cáo Nguyễn Hữu Ân (SN 1975, cựu Phó Đội trưởng Đội Đăng ký, Quản lý Phương tiện Cơ giới Đường bộ – Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ, Công an tỉnh An Giang) 1 năm 9 tháng tù giam; bị cáo Bùi Quốc Khánh (SN 1990, cựu Đội trưởng Đội Đăng ký, Quản lý Phương tiện Cơ giới Đường bộ – Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ, Công an tỉnh An Giang) 1 năm 6 tháng tù được hưởng án treo (thời gian thử thách 3 năm); bị cáo Võ Chí Linh (SN 1982) và Nguyễn Hoàng Em (SN 1985, cựu cán bộ Phòng Cảnh sát Giao thông Đường bộ, Công an tỉnh An Giang) mỗi bị cáo 1 năm 3 tháng tù được hưởng án treo (thời gian thử thách 2 năm 6 tháng).
Hình phạt bổ sung đối với hai bị cáo Quận, Ân là cấm đảm nhận chức vụ liên quan đến hành vi phạm tội trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù; bị cáo Khánh, Hoàng Em, Linh bị cấm đảm nhận chức vụ liên quan đến hành vi phạm tội trong thời hạn 2 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Các bị cáo Quận, Ân, Khánh mỗi người nộp 50 trệu đồng sung công quỹ nhà nước; các bị cáo Quận, Ân, Hoàng Em, Linh phải liên đới bồi thường 18 triệu đồng cho bị hại.
HĐXX xác định trong 9 năm, từ tháng 8/2012 đến 6/2021, ông Quận và 4 cấp dưới vì động cơ cá nhân đã can thiệp phần mềm, giữ và cấp các biển số đẹp cho gia đình và người quen “nhằm tạo uy tín cho bản thân” khiến nhiều người dân bị thay đổi biển số.
Để giữ lại biển đẹp, nhóm CSGT sẽ tắt màn hình hiển thị kết quả bên ngoài, khi chủ xe bấm biển số. Nếu chủ xe bấm được biển đẹp (nằm trong danh sách cần giữ lại), cán bộ sẽ giả vờ “mạng bị lỗi” rồi yêu cầu bấm lại để lấy biển ngoài danh sách.
Sau đó, cán bộ dùng tài khoản quyền lãnh đạo trên phần mềm (do ông Quận đưa), chuyển biển số đẹp vào “kho” ở trạng thái “chưa hoàn thành”. Khi cần cấp biển số đẹp cho chủ xe nào thì CSGT sẽ can thiệp, lấy từ “kho” ra. Bằng cách này nhóm cán bộ cấp sai hơn 4.175 biển số.
Nhóm CSGT còn lợi dụng chức năng dữ liệu cũ, thay đổi thông tin, lùi thời gian đăng ký (trước năm 2013, không có hồ sơ thực tế); thay đổi thông tin biển số đã cấp cho cơ quan nhà nước (biển đỏ, chữ số màu vàng) thành biển thường (biển trắng) để cấp theo nhu cầu, tổng 881 biển.
Liên quan vụ án, các chủ phương tiện khai đã xin được biển số đẹp nhờ quen biết ông Quận và một số cán bộ, hoặc phải chi 1-50 triệu đồng thông qua “cò làm biển số”. Công an An Giang đã tách hành vi này thành vụ án Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ để điều tra riêng.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…