Categories: Thời sựViệt Nam

Chuẩn bị tư liệu sai trong bài đọc của Thủ tướng Việt Nam, Ban Tuyên giáo xin lỗi

Nói trước đông đảo nhà trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong một buổi Hội nghị, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có ca ngợi 8 nhà văn trong thời “kháng chiến chống Mỹ” đã ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ, nhưng… có đến 4/8 người chỉ mới mất trong thời gian gần đây và 1 người thì vẫn còn sống. Phía Ban Tuyên giáo đã phải gửi lời xin lỗi tới Thủ tướng vì chuẩn bị tư liệu sai cho ông.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Ảnh: VGP)

Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam hôm 2/8 có đăng tải lời xin lỗi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vì cho rằng, “có sai sót trong việc chuẩn bị thông tin, tư liệu về nhân thân một số văn nghệ sĩ để xây dựng dự thảo Bài phát biểu cho Thủ tướng”, tại Hội nghị “Gặp mặt trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ”, hôm 30/7.

Tuy nhiên, Ban Tuyên giáo không chỉ rõ những lỗi sai trong bản tin trên.

Trước đó, bài nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được truyền thông trong nước đăng tải lại có nội dung như sau:

“Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý,… tạo nên ‘Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ’ (Thơ Lê Anh Xuân), tô thắm hình tượng ‘Bộ đội Cụ Hồ’, ‘anh giải phóng quân’”.

Thế nhưng, bài đọc này bị một số Facebooker chỉ ra nhiều điểm sai.

Cụ thể, trong 8 nhà văn mà Thủ tướng nói, thì có tới 5 người có thông tin sai.

Trong đó, có đến 4 người mới mất gần đây, chứ không phải là “hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ”; còn 1 nhà văn thì vẫn còn sống.

Facebook Lại Nguyên Ân cho biết, chỉ có đúng 3 người đã chết tại chiến trường là: Nguyễn Thi (1928-1968), Lê Anh Xuân (1940-1968) và Dương Thị Xuân Quý (1941-1969).

Còn lại 5 trường hợp kể sai là: Anh Đức (Bùi Đức Ái, 1935-2014), Nguyễn Sáng (Nguyễn Quang Sáng, 1932-2014), Phan Tứ (Lê Khâm, 1930-1995), Trần Hiếu Minh (Nguyễn Văn Bổng, 1921-2001).

Còn Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc.

Facebook Chu Mộng Long viết:

“VỠ TRẬN MÔN NGỮ VĂN

Các nhà soạn sách giáo khoa tự tin môn Ngữ văn là môn chính với đủ chức năng: giáo dục lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, tinh thần nhân đạo, nhân văn, yêu cái đẹp…

Hậu quả môn Ngữ văn đã chính thức vỡ trận! Bởi vì nhiều nhà văn không chết trận cũng bị chết trận. Tinh thần cách mạng lên cao đến mức bắn nhầm hơn bỏ sót.

Phan Tứ mất năm 1995, Trần Hiếu Minh mất 2001, Anh Đức mất năm 2014.

Còn Nguyễn Sáng là họa sĩ, mất năm 1988. Nếu là Nguyễn Quang Sáng thì mất năm 2014.

Riêng Nguyễn Trung Thành, tức Nguyên Ngọc, thì còn sống tốt.

Khổ thân các nhà văn. Lâu nay nhà văn hoang tưởng viết văn sẽ thành bất tử, ai cũng biết đến mình. Thôi coi như không chết vinh quang cũng thành chết vinh quang.

Khá khen cái anh thư ký không chịu học văn mà viết diễn văn ngon ơ! Mà ngòi bút của cái anh này cũng ghê. Muốn ai chết trận thì người đó phải chết!”.

Báo chí nhà nước đã phải sửa lại thông tin trong bài.

Trần Tâm

Xem thêm:

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago