Categories: Thời sựViệt Nam

Cơ sở nào găm, tăng giá khẩu trang sẽ bị phạt nặng

Khẩu trang không niêm yết giá hoặc niêm yết nhưng tăng giá bán sẽ bị xử phạt 10-15 triệu đồng.

Du khách tham quan Hội An chụp ảnh kỷ niệm khi nhận khẩu trang miễn phí. (Ảnh: dẫn qua FB Tin Nóng Hội An)

Chiều ngày 31/1, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp đột xuất của Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá các tình hình tác động tới công tác điều hành giá trong tháng đầu năm 2020.

Tại buổi làm việc, Phó thủ tướng đặt vấn đề xem xét xử lý việc găm hàng, tăng đột biến giá khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn,… phòng dịch viêm phổi cấp do nCoV đang diễn ra.

Nhà nước không can thiệp thô bạo vào thị trường nhưng phải bảo đảm hài hoà lợi ích sản xuất, người tiêu dùng và xã hội“, Phó thủ tướng nói.

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu lực lượng quản lý thị trường, thanh tra tài chính tăng cường kiểm tra, xử phạt.

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) Lê Thành Công cho biết nhu cầu dùng khẩu trang đang tăng đột biến. Cả nước có 46 đơn vị sản xuất khẩu trang nhưng nguyên liệu phụ thuộc phía Trung Quốc và bị động kế hoạch sản xuất do sát Tết Nguyên đán. Vừa qua, có đơn vị ở Trung Quốc đề nghị nhập khẩu khẩu trang từ Việt Nam.

Theo ông Công, các đơn vị sản xuất trong nước cũng đang tìm nguyên liệu mới từ châu Âu, các quốc gia khác để nhập khẩu, sản xuất. Về dung dịch sát khuẩn, chủ yếu dùng trong đơn vị y tế qua đấu thầu mua sắm, giờ mỗi gia đình mua thì việc đáp ứng sẽ khó khăn.

Đại diện Bộ Y tế cũng khẳng định: “Không có chuyện bệnh viện bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn ra ngoài vì bản thân các bệnh viện rất lo các nguồn cung ứng nội bộ để phòng chống dịch”.

Cục trưởng Cục Quản lý giá Nguyễn Anh Tuấn cho biết khẩu trang không nằm trong diện bình ổn, quản lý giá nhưng theo Nghị định số 109/2013 ngày 24/9/2013 thì mặt hàng này phải niêm yết giá.

Không niêm yết cũng bị xử phạt và niêm yết mà tăng giá bán thì sẽ phạt nặng hơn từ 10-15 triệu đồng và bồi hoàn tiền cho người tiêu dùng. Nghị định 109 quy định thanh tra tài chính, quản lý thị trường thực hiện kiểm tra, xử phạt”, ông Tuấn nói.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải bổ sung: “Điều 10, Luật Giá cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng thiên tai để kinh doanh hàng hóa trục lợi. Nghị định số 185 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính cũng quy định mức xử lý với hàng (khẩu trang) giả, kém chất lượng. Điều 196 Bộ luật Hình sự quy định việc găm hàng làm khan hiếm hàng hóa khi thiên tai sẽ bị phạt từ 30-300 triệu và phạt tù tới 3 năm”.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định Quản lý thị trường sẽ thực hiện theo các quy định hiện hành khi kiểm tra, xử lý các hành vi này.

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Hà Nội đề xuất chi 66,7 tỷ đồng cho kỷ niệm 80 năm Quốc khánh

TP. Hà Nội trình HĐND phê duyệt 66,7 tỷ đồng cho các hoạt động kỷ…

5 phút ago

Tổng thống Trump: Ukraine cần tên lửa Patriot nếu ông Putin từ chối ngừng bắn

Tổng thống Hoa Kỳ Trump cho biết vào thứ sáu (ngày 4 tháng 7) rằng…

2 giờ ago

Anh nông dân Trần Văn Nghĩa lái drone cứu người được trao bằng khen

Với phản xạ nhanh, can đảm đưa thành công hai cháu bé vào bờ bằng…

3 giờ ago

9 quốc gia trên thế giới đã sở hữu hạt nhân như thế nào?

Cuộc cạnh tranh hạt nhân toàn cầu đang bước vào một kỷ nguyên Chiến tranh…

3 giờ ago

Trung Quốc mở rộng nhanh trên biển Hoàng Hải; Chuyên gia: Nhắm vào chiến sự với Đài Loan

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng hoạt động trên biển Hoàng Hải (Yellow…

3 giờ ago

Reuters: Còn nhiều câu hỏi mở về thuế quan đối với sản phẩm dệt may, da giày từ Việt Nam

Liệu ngành hàng sẽ bị áp thuế suất thông thường (20%) hay thuế suất chuyển…

5 giờ ago