Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Công Thương lập đoàn thanh tra về quản lý, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ đầu 2021 đến tháng 6/2023.
Nội dung này được nêu tại công điện về đảm bảo cung ứng điện được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký, ban hành hôm 6/6.
Bộ Công Thương được giao rà soát, đánh giá kỹ về tình hình cung ứng điện hiện nay, nhất là các yếu tố phát sinh và hướng dẫn EVN xây dựng các kịch bản để ứng phó với những khó khăn về điện, hoàn thành trước 10/6.
Bộ Công Thương phải hoàn thiện chỉ thị của Thủ tướng về tiết kiệm điện 2023 – 2025; chỉ thị về đảm bảo cung ứng, cấp than, khí cho sản xuất điện. Các công việc này cần báo cáo trước ngày 8 và 15/6.
Với các dự án điện gió, điện mặt trời đã thực hiện đầu tư xây dựng nhưng không đáp ứng thời hạn áp dụng cơ chế giá FIT (đã hết hạn), Bộ phải nghiên cứu, hướng dẫn xử lý dứt điểm theo thẩm quyền trong tháng 6/2023.
EVN được giao trực tiếp tháo gỡ khắc phục sự cố các nhà máy điện, nhất là các nhà máy điện tại miền Bắc để đưa vào vận hành trong thời gian sớm nhất; thực hiện biện pháp tăng cường tiết kiệm điện, đặc biệt trong tháng 6/2023.
Các tập đoàn khác gồm Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) được yêu cầu đảm bảo cung cấp đủ than, khí cho các nhà máy điện theo đề nghị của EVN; phối hợp để bảo đảm cung ứng điện, khắc phục sự cố các nhà máy điện thuộc thẩm quyền, sớm đưa vào vận hành trong tháng 6/2023.
https://trithucvn2.net/tin-tuc-vn/ha-noi-nong-ham-hap-nguoi-dan-vat-va-vi-bi-cat-dien-cat-nuoc.html
Trước đó, ĐBQH Lê Thanh Vân đề nghị cần thanh tra đặc biệt, kiểm toán đặc biệt, điều tra đặc biệt đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của EVN trong giai đoạn 10 năm gần đây, đặc biệt là việc thường xuyên báo lỗ, trong khi các công ty thành viên báo lãi…, theo báo VOV.
Ông Vân cho rằng để ngăn tránh cơ chế độc quyền, khả năng lộng hành giá và thao túng thị trường điện, ông đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu để sớm tách EVN ra làm 2 Tổng công ty độc lập, gồm: Tổng công ty truyền tải điện, quản lý hệ thống truyền tải 220 KV trở lên theo đúng Luật Điện lực và 1 Tổng công ty phân phối điện trên cơ sở cổ phần hóa các công ty phân phối trực thuộc Tổng công ty phân phối điện.
Ông cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm quyết định cổ phần hóa các nhà máy điện hiện nay do EVN đang hạch toán phụ thuộc, để lấy tiền đầu tư cho hệ thống đường dây truyền tải, nhằm giảm áp lực về truyền tải.
Ông còn đề nghị Chính phủ “sớm thực hiện lộ trình xã hội hóa đối với ngành điện, để chấm dứt tình trạng độc quyền như hiện nay, bởi độc quyền sẽ dẫn đến nguy cơ lộng hành giá cả và thao túng thị trường điện”.
Tại buổi họp báo của Bộ Công Thương vào chiều ngày 7/6, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), cho hay đến nay chỉ duy nhất hồ thủy điện Hòa Bình còn nước trong hồ và có thể duy trì phát điện đến khoảng ngày 13/6. Theo đó, tổng công suất không huy động được của các nguồn thủy điện miền Bắc sẽ ở mức 5.000 MW và có thể lên đến 7.000 MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết. Như vậy, tính đến ngày 6/6, công suất khả dụng của thủy điện là 3.110 MW, chỉ đạt 23,7% công suất lắp đặt. Về nguồn nhiệt điện, theo ông Hòa, nhiên liệu vận hành đủ nhưng với công suất huy động cao, gây nên sự cố về thiết bị. Nhiều tổ máy sự cố kéo dài, như ngày 1/6, tổng công suất không huy động được từ các nhà máy nhiệt điện than miền Bắc bị sự cố và suy giảm công suất lên đến 1.030 MW. Đến ngày 6/6, nguồn nhiệt điện than miền Bắc chỉ huy động được 11.934MW, chiếm 76,6% công suất lắp đặt. Trong khi đó, khả năng truyền tải từ miền Trung ra miền Bắc luôn ở ngưỡng giới hạn cao từ 2.500 – 2.700MW, tiềm ẩn nguy cơ sự cố. Như vậy, tổng công suất khả dụng của hệ thống điện miền Bắc có thể huy động chỉ đạt mức 17.500-17.900MW. |
Lượng tiêu thụ điện bình quân cả nước đạt gần 820 triệu kWh một ngày trong tháng 5, tăng hơn 20% so với tháng 4. Riêng ngày 19/5 lượng tiêu thụ gần 924 triệu kWh, mức cao nhất từ đầu năm và tăng 10,5% so với cùng kỳ. Công suất tiêu thụ cực đại cũng đạt đỉnh ở 44.600 MW và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Lượng điện tiêu thụ tăng cao nên hệ thống điện miền Bắc phải đối mặt tình trạng không đáp ứng được phụ tải đỉnh với công suất thiếu hụt lớn nhất khoảng 1.600 – 4.900 MW. Theo phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia tháng 6/2023, tính toán cho trường hợp cực đoan, hệ thống điện miền Bắc cập nhật có thể thiếu hụt khoảng 8.000 MW. Trong khi đó, mức giảm cung cấp điện lớn nhất của EVNNPC và Tổng công ty Điện lực Hà Nội chỉ khoảng 4.100 MW. Những ngày qua, nhiều tỉnh miền Bắc bị cắt điện luân phiên, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân. Nhiều doanh nghiệp lao đao, thiệt hại lớn về kinh tế. |
Hoàng Minh
Bộ Quốc phòng Đài Loan vào hôm thứ Hai (25/11) thông báo rằng họ đã…
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng cho biết vừa ghi nhận một…
Công an TP. Hải Phòng kiểm tra vũ trường New MDM, phát hiện 26 người…
TP.HCM quyết định dừng dự án Nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hình thức…
Trong 22 trường hợp viêm phổi nặng được xét nghiệm, sàng lọc tại tỉnh Bình…
Cầu Tứ Liên có chiều dài khoảng 11,5km, tổng mức đầu tư được tạm tính…