Hiện giới hữu trách tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang đang xét nghiệm nguồn nước để tìm nguyên nhân cá chết.
Gần 1.000 tấn cá thuộc ấp Hòn Heo và Hòn Ngang (xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang) chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, khiến người nuôi bị thiệt hại nặng nề, báo Lao động đưa tin.
Báo này tường thuật lại rằng khoảng 20h ngày 7/7, người dân đã phát hiện có “nguồn nước lạ” xuất hiện ở khu vực các lồng bè. Đến khoảng 23h cùng ngày, cá bắt đầu chết từ từ và đến sáng ngày 8/7 thì bắt đầu chết đồng loạt.
Qua thống kê, gần 1.000 tấn cá chết gây thiệt hại gần 50 tỷ đồng.
Người dân đã cố gắng vớt cá nhanh để bán tháo, số vớt không kịp thì bán rẻ như cá phân hoặc bỏ. Một số hộ bị ảnh hưởng ít thì tìm cách di chuyển bè cá đi sang khu vực khác như Hòn Thơm, Hòn Đá Bạc để tránh tạm thời.
Giới hữu trách tại huyện này đã mang “nước lạ” đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân.
Liên quan tới cá chết do ô nhiễm, báo Tài nguyên và Môi trường hôm 8/7 cho biết, người dân xã Đại Tân (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) phản ánh, sau khi nhà máy cồn Đại Tân thuộc công ty Nhiên Liệu Sinh Học Tùng Lâm được cho phép hoạt động trở lại hôm 1/7, thì đến hôm 3/7, người dân phát hiện nhà máy này “xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, khiến cá trong khu vực mương nước dọc quanh nhà máy bị chết hàng loạt, gây mùi hôi thối”.
Báo dẫn lại lời anh Nguyễn Văn Lai (thôn Nam Phước) rằng, nhà máy cồn Đại Tân thường xuyên gây ô nhiễm, gây mùi hôi thối, heo gà, cây trồng đều không phát triển. Sự việc đã tái diễn rất nhiều lần nhưng không được xử lý dứt điểm nên người dân nơi đây rất bức xúc.
“Chúng tôi rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân và con cháu, từ ô nhiễm không khí đến ô nhiễm nước. Hiện tại chúng tôi không dám dùng nước ngầm để sinh hoạt nhưng vẫn sợ gia súc mang bệnh khi uống phải nước thải từ nhà máy đổ ra. Như thế chúng tôi không chỉ bị tổn hại về mặt sức khỏe mà còn bị tổn thất về kinh tế”, anh Lai nói.
Ông Mai Nhơn – Bí thư xã Đại Tân xác nhận vào đêm hôm 3/7, nhà máy đã xả nước ra mương, dọc khu dân cư có tình trạng cá chết hàng loạt.
Trước đó vào hồi tháng 9/2019, nhà máy đã làm tràn dầu Fusel ra môi trường gây mùi hôi thối nồng nặc và cá chết trắng tại hồ, mương.
Do người dân phản đối, chính quyền tỉnh phải cho nhà máy dừng hoạt động để cải thiện đáp ứng đủ các tiêu chí về môi trường.
Đến tháng 2 vừa qua, tỉnh cho phép nhà máy cồn Đại Tân hoạt động trở và nhà máy này lại tiếp tục gây ô nhiễm.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…