Categories: Thời sựViệt Nam

Nguyên ĐBQH đề xuất học sinh nghỉ thứ bảy, giữ nguyên kỳ thi quốc gia

Bà Phan Thị Thu Hà – nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp đề xuất học sinh nên nghỉ học vào thứ bảy và giữ nguyên kỳ thi THPT Quốc gia.

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 có nhiều sai phạm. (Ảnh minh họa/kenhtuyensinh.vn)

Hôm nay (21/7), tại TP.HCM, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị Góp ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi và Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học.

PGS.TS Phan Thanh Bình – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết điểm đặc biệt của Luật Giáo dục sửa đổi là sẽ trình trong ba kỳ họp Quốc hội. Ở kỳ họp vừa qua là lần thứ nhất, Dự thảo Luật này sẽ tiếp tục được thảo luận ở kỳ họp vào tháng 10 tới và sẽ thông qua vào kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 năm sau.

Tại Hội nghị, bà Ngô Thị Minh – Phó chủ nhiệm Ủy ban cho rằng có nhiều vấn đề cần được thảo luận, trong đó có vấn đề “có nên bố trí phải học ngày cuối tuần ở các trường phổ thông hay không, áp lực của các em trong việc học tập này”.

Về vấn đề trên, bà Phan Thị Thu Hà – nguyên đại biểu Quốc hội, nguyên Phó giám đốc Sở GD&ĐT Đồng Tháp đề nghị nên quy định học sinh được nghỉ thứ bảy.

Bậc mầm non và bậc tiểu học đã nghỉ ngày thứ Bảy trong khi đó bậc THCS và THPT vẫn học. Bởi nhiều trường do kế hoạch học tập nhiều nên không dám nghỉ thứ Bảy. Thế nhưng sắp tới, Luật Giáo dục được sửa đổi và áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới, thiết nghĩ nên để học sinh nghỉ vào ngày thứ Bảy” – bà Hà cho hay.

Theo bà Hà, khi trường làm việc vào thứ 7 mà Sở, Phòng Giáo dục lại nghỉ nên có việc gì xảy ra thì không thể giải quyết được chuyện gì. Nên nghỉ để giáo viên có thể hoàn thành công tác sinh hoạt khác.

Ngoài ra, liên quan đến chính sách đối với nhà giáo, bà Hà cho biết đang có sự bất hợp lý giữa cán bộ cấp Sở, Phòng và giáo viên cũng như vấn đề điều động giáo viên tốt về làm ở Phòng, Sở.

Cụ thể, giáo viên có năng lực khi dạy ở trường được hưởng đầy đủ chính sách, đãi ngộ. Thế nhưng khi được điều động về các phòng, các sở bị thiệt thòi nhiều, kể cả phụ cấp thâm niên cũng không có. Do đó, bà Hà đề nghị Luật Giáo dục sửa đổi lần này nên tính toán lại làm sao trong hệ thống pháp luật đồng bộ để tạo điều kiện những người tốt được hưởng chế độ đãi ngộ đầy đủ khi tham gia công tác quản lý.

Cũng tại Hội nghị, liên quan tới việc nên bỏ hay giữ kỳ thi THPT Quốc gia, ĐB Hà cho rằng “Kỳ thi THPT quốc gia là lần đánh giá nghiêm túc, đầy đủ nhất. Theo tôi cứ nên duy trì nhưng phải nên tính toán lại, ai sai chỗ nào thì xử lý chỗ đó, còn quản lý thì cần thực hiện nghiêm túc chặt chẽ”.

Còn PGS.TS Bùi Xuân Hải – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM đặt giả thuyết nếu bỏ kỳ thi THPT quốc gia, trả việc tổ chức thi tuyển sinh cho các trường ĐH, chưa hẳn tình hình khá hơn. “Mấy trăm trường ĐH, trường nào cũng ra đề, tổ chức theo cách riêng có khi tiêu cực còn khủng khiếp hơn” – ông Hải nói.

Trần Tâm

Xem thêm:

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

56 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago